Bị đề nghị chuyển cơ quan cảnh sát điều tra làm rõ sai phạm, một dự án căn hộ tại TP.HCM bất ngờ dừng chuyển nhượng hợp đồng đặt cọc
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Vạn Gia Long vừa ra thông báo số 22/TB – VGL về việc tạm dừng chuyển nhượng hợp đồng đặt cọc giữ chỗ mua bán căn hộ dự án Đức Long Golden Land (Q.7, TP.HCM).
Cụ thể, dự án Đức Long Golden Land (Trung tâm thương mại dịch vụ và căn hộ cao cấp Sunshine Apartment tại P.Tân Thuận Tây, Q.7, TP.HCM) do Công ty Vạn Gia Long làm chủ đầu tư.
Trong hợp đồng đặt cọc giữ chỗ mua bán căn hộ hình thành trong tương lai giữa khách hàng và công ty có điều khoản cho phép chuyển nhượng hợp đồng cho bên thứ ba. Thời gian qua, một số khách hàng cũng đã thực hiện việc chuyển nhượng này theo quy định.
Tuy nhiên, theo chủ đầu tư do cần rà soát lại một số yếu tố pháp lý liên quan đến việc ký kết và chuyển nhượng hợp đồng nên công ty thông báo tạm dừng chuyển nhượng hợp đồng đặt cọc giữ chỗ căn hộ dự án Đức Long Golden Land giữa khách hàng và bên thứ ba, thời gian tạm dừng là 45 ngày kể từ ngày 02/5/2019 – 17/6/2019. Sau thời gian tạm dừng nêu trên, tùy vào kết quả rà soát và tình hình thực tế công ty sẽ có thông báo cụ thể tiếp theo.
Tuy nhiên, dự án đang bị UBND TP.HCM đề nghị chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra làm rõ các dấu hiệu sai phạm của dự án. Đồng thời giao Sở Xây dựng TP.HCM chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát toàn bộ pháp lý dự án. Do vậy, dự án này đã bị “đứng bánh” suốt gần 2 năm qua, mọi việc trên công trường đều không hoạt động!
Khu đất dự án này nằm ngay chân cầu Tân Thuận 2, cửa ngõ kết nối quận 7 và quận 4, đang bị bỏ hoang.
Trước đó cơ quan chức năng đã nhận đơn tố cáo của một số người dân về những khuất tất của dự án. Qua công tác thanh tra, cơ quan chức năng phát hiện nhiều sai phạm tại dự án, như bán hàng chưa đủ điều kiện, liên quan đến đất công… Trong quá trình thi công, chủ đầu tư đã vi phạm tại một phần thửa 59, 60, 82 tờ bản đồ số 15.
Video đang HOT
UBND Quận 7 đã ra quyết định xử phạt 40 triệu đồng, buộc ngừng thi công công trình và Công ty Vạn Gia Long tự phá dỡ phần xây dựng vi phạm. Đến đầu năm 2018, công ty tiếp tục đào đất phần diện tích tại vị trí từ trục D’ 3300 đến ranh lộ giới cầu Tân Thuận 2 (diện tích vi phạm 140m2).
Thanh tra Sở Xây dựng đã lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu ngừng thi công xây dựng công trình; đồng thời ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt 40 triệu đồng.
Được biết, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Vạn Gia Long là thành viên của Đức Long Gia Lai Land – công ty được đầu tư bởi Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HOSE: DLG).
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2018, DLG có khoản phải thu dài hạn khác 300 tỷ đồng đối với Vạn Gia Long. Đây là khoản góp vốn của Đức Long Gia Lai Land cùng Vạn Gia Long để thực hiện dự án Căn hộ cao cấp Sunshine Apartment theo hợp đồng ngày 10/5/2016. Thời gian hợp tác 3 năm và lợi nhuận được phân chia theo tỷ lệ vốn đầu tư của các bên.
Bên cạnh đó, trong khoản mục phải thu ngắn hạn của khách hàng, DLG cũng có khoản phải thu 20,9 tỷ đồng đối với Vạn Gia Long. Đây là khoản phát sinh mới trong năm qua.
Đã gần 2 năm nay dự án bị ngưng thi công.
Tính đến hiện tại, DLG chưa tổ chức ĐHĐCĐ thường niên cho năm tài chính 2019. Đơn vị này đã xin gia hạn và được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai chấp thuận gia hạn chậm nhất trước ngày 30/06/2019 sẽ tổ chức. Theo ghi nhận tại báo cáo thường niên 2018, DLG đặt mục tiêu 4.000 tỷ đồng doanh thu và 250 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cho năm 2019.
Với lĩnh vực BĐS, hiện nay ngoài 3 dự án đã khởi công và bán hàng với 3.250 căn hộ, tổng mức đầu tư là 4.950 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành và bàn giao nhà trong năm 2021-2022, DLG đang hoàn thiện thủ tục 2 dự án khác để khởi công và bán hàng trong năm 2019.
Ngoài ra, với việc đầu tư dự án cơ sở hạ tầng tại TP.HCM theo hình thức BT đổi đất lấy hạ tầng, DLG sẽ sở hữu diện tích khoảng 500 ha đất tại các quận, huyện TP.HCM. Với diện tích này, DLG sẽ đầu tư vào các phân khúc như căn hộ, văn phòng, nhà thu nhập thấp, trung tâm thương mại và khu đô thị trong 5-10 năm tới.
Về bất động sản nghỉ dưỡng, công ty sẽ tập trung đầu tư vào các dự án khách sạn và khu du lịch nghỉ dưỡng ở ven biển thuộc các tỉnh, thành phố thuộc Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa- Vũng Tàu,… và các tỉnh Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đăk Nông) trong vòng 5 năm tới.
Mới đây, doanh nghiệp này đã mới đây đã có cuộc làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và nhiều sơn -ngành trên địa bàn. Mục đích cuộc làm việc này nhằm đưa ra đề xuất đầu tư nhiều dự án quy mô khá lớn vào địa phương.
Theo đó, đại diện DLG đề xuất thực hiện 5 dự án tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, gồm: dự án khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Bình An – Phước Bửu, dự án quần thể du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Lộc An, huyện Xuyên Mộc; dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Suối ớt, huyện Côn Đảo.
Về lĩnh vực công nghiệp, doanh nghiệp này đề xuất đầu tư dự án Khu công nghiệp dầu khí Long Sơn, thành phố Vũng Tàu; dự án Khu công nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hắc Dịch, thị xã Phú Mỹ.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
Kiểm soát chặt tín dụng, chống đầu cơ bất động sản
Đây là một trong những nội dung của Chỉ thị số 11/CT-TTg về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS) phát triển ổn định, lành mạnh vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Theo Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) theo dõi chặt chẽ tình hình, tiếp tục điều hành các giải pháp chính sách tiền tệ linh hoạt, kiểm soát quy mô tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh BĐS. Khuyến khích các tổ chức tín dụng phân bổ vốn đối với dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp, nhà cho thuê.
NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng được NHNN chỉ định lập kế hoạch vốn cấp bù chênh lệch lãi suất, tổng hợp báo cáo cơ quan có thẩm quyền để bố trí vốn ngân sách nhà nước cho phát triển nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở. NHNN tăng cường công tác thanh tra, giám sát đối với hoạt động cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh BĐS; xử lý nghiêm hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.
NHNN chủ động phối hợp với Bộ Tư pháp trong công tác thu hồi nợ xấu của các tổ chức tín dụng, hoàn thiện thể chế, nhất là đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng Nghị quyết 42/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Thủ tướng yêu cầu chống đầu cơ bất động sản.
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan nghiên cứu một số định chế tài chính như quỹ tiết kiệm nhà ở, quỹ đầu tư BĐS, quỹ tín thác BĐS... để huy động vốn cho thị trường BĐS, nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng.
Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất báo cáo Chính phủ về định hướng sửa đổi, bổ sung, ban hành mới quy định pháp luật về khai thác, sử dụng các nguồn lực, nhất là từ đất đai để phát triển thị trường BĐS và chống đầu cơ trong lĩnh vực BĐS, hoàn thành trong quý 3/2019.
Đồng thời, Bộ Tài chính tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện quy định, pháp luật, cơ chế chính sách tài chính liên quan đến thị trường bất động sản; tiếp tục đôn đốc các địa phương phát triển thực hiện Nghị định 167/2017 về việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công. Thực hiện nghiêm hình thức đấu giá nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước khi sắp xếp lại, xử lý tài sản công.
Theo Ninh Phan/Tiền Phong
BĐS Danh Khôi khai trương chi nhánh Cà Mau Vừa qua, công ty Cổ phần BĐS Danh Khôi - doanh nghiệp có gần 15 năm hoạt động trong lĩnh vực bất động sản (BĐS), đã chọn Cà Mau là địa điểm đặt văn phòng đại diện để phát triển hàng loạt dự án trong tương lai tại Cà Mau nói riêng, khu vực đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung. Với...