Bị đau họng khi nuốt, tại sao?
Để nuốt, chúng ta sử dụng nhiều cơ và dây thần kinh ở miệng, cổ họng và ống thực phẩm.
Shutterstock
Có đôi khi bạn sẽ trải qua cảm giác đau khi nuốt. Dưới đây là những nguyên nhân và triệu chứng của việc đau khi nuốt và cách giảm đau, theo Medical News Today.
Viêm họng, viêm thanh quản và viêm thực quản là một số nguyên nhân gây đau khi nuốt. Nhiễm trùng cổ họng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau khi nuốt. Viêm họng do vi khuẩn Streptococcus gây ra.
Những người bị viêm họng liên cầu khuẩn cũng có thể có các triệu chứng: sưng hạch, sưng hạch trên một hoặc cả hai bên cổ, đau ở vòm miệng mềm, đốm đỏ trên vòm miệng mềm, sốt, những mảng trắng trên amiđan.
Viêm amiđan
Viêm amiđan là nhiễm trùng và viêm amidan, là hai hạch bạch huyết ở sau cổ họng bị viêm. Viêm amiđan là nguyên nhân phổ biến gây đau khi nuốt.
Viêm amiđan là một bệnh truyền nhiễm. Vi rút hoặc nhiễm khuẩn, kể cả viêm họng, có thể gây viêm amiđan. Nếu đau khi nuốt do viêm amiđan cũng có thể đi kèm: đốm trắng hoặc vàng trên amiđan, hơi thở hôi, quai hàm cứng hoặc cổ cứng, sốt.
Viêm thanh quản
Viêm nắp thanh quản là một bệnh nhiễm trùng cổ họng gây ra viêm nắp thanh quản, ngăn chặn thực phẩm đi xuống khí quản.
Ngoài đau khi nuốt, triệu chứng điển hình của viêm thanh quản bao gồm: khó nuốt, sốt cao, chảy nước dãi.
Nhiễm nấm men
Video đang HOT
Nhiễm trùng nấm men ở miệng, cổ họng hoặc ống thực phẩm cũng có thể dẫn đến khó chịu khi nuốt. Nấm men là một loại nấm có thể phát triển ngoài tầm kiểm soát nếu các điều kiện bên trong cơ thể thay đổi theo cách thúc đẩy sự phát triển của nấm men.
Một loại vi khuẩn gọi là Candida là nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng nấm men. Các triệu chứng khác có thể bao gồm: mất hương vị, những mảng trắng trên lưỡi, đỏ ở các góc của miệng.
Viêm thực quản
Các ống thực phẩm, còn được gọi là thực quản, là đường ống mang thức ăn và chất lỏng từ miệng đến dạ dày. Viêm thực quản là tình trạng viêm thực quản.
Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm thực quản là bệnh trào ngược dạ dày – a xít dạ dày chảy ngược trở lại ống thực phẩm.
Một số loại thuốc và phản ứng dị ứng cũng có thể gây viêm thực quản. Viêm thực quản có thể gây ra các triệu chứng sau cùng với việc nuốt đau: tức ngực, đau bụng, giọng khan, ho, ợ nóng, buồn nôn.
Chấn thương cổ họng
Mặc dù ít phổ biến hơn các nguyên nhân khác, chấn thương ở cổ họng cũng có thể gây đau khi nuốt.
Ăn hoặc uống thứ gì đó quá nóng có thể làm bỏng bên trong cổ họng hoặc thực quản. Tùy thuộc vào vị trí và mức độ thương tích, chỉ có thể bị đau ở một bên cổ họng hoặc sâu hơn trong ống thực phẩm.
Theo thanhnien.vn
Căn bệnh này có thể lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở khiến trẻ sơ sinh tử vong sau khi chào đời
Một bé gái sơ sinh bị lây nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B từ người mẹ trong quá trình sinh nở và tử vong chỉ 5 ngày sau đó. Điều đáng nói là người mẹ không hề biết mình đang bị nhiễm vi khuẩn để phòng tránh cho con.
Bé sơ sinh nhiễm liên cầu khuẩn từ mẹ và tử vong chỉ sau 5 ngày chào đời
Mang nặng 9 tháng chỉ mong tới ngày đón con yêu chào đời. Thế nhưng vợ chồng chị Gabby (Anh) lại đang phải trải qua nỗi đau mất con khi em bé chỉ mới sinh được 5 ngày đã mắc bệnh và qua đời. Bé Amber được các bác sĩ chẩn đoán nhiễm loại vi khuẩn có tên Liên cầu khuẩn nhóm B (Group B streptococcus - GBS) do lây từ mẹ. Chị Gabby cho biết, liên cầu khuẩn nhóm B không nằm trong danh mục kiểm tra cho phụ nữ mang thai của Tổ chức Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), bản thân chị cũng không hề hay biết mình nhiễm vi khuẩn này. Gabby chỉ cảm nhận có một điều gì đó không hoàn toàn bình thường vì bé Amber không di chuyển trong quá trình chuyển dạ.
Bé Gabby mặc dù được điều trị tích cực nhưng đã tử vong chỉ 5 ngày sau khi sinh do nhiễm liên cầu khuẩn từ mẹ.
Sau khi được kích đẻ, Gabby đã sinh bé Amber với cân nặng hơn 4kg. Nhưng ngay sau đó, bé gái được các bác sĩ chẩn đoán nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B và được chuyển sang điều trị tích cực với thuốc ổn định huyết áp. Bé bị co giật và não tổn thương nặng nề. Vợ chồng Gabby đã phải đưa ra quyết định khó khăn và đau đớn nhất trong đời đó là tắt các thiết bị hỗ trợ sự sống để bé được ra đi sau mọi nỗ lực cứu chữa không thành.
Cách đây không lâu, một trường hợp trẻ sơ sinh tử vong do lây nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B từ mẹ tại Australia cũng đã được báo chí đưa tin. Đó là bé Foxx, con trai của cặp vợ chồng trẻ Mikhailla Glossat, 22 tuổi. Trước khi sinh, người mẹ vẫn thường xuyên đi xét nghiệm với vi khuẩn liên cầu nhóm B và kết quả âm tính. Chị sinh thường khá thuận lợi nhưng ít giờ sau khi từ bệnh viện trở về nhà, cậu bé Foxx bắt đầu tỏ ra khó chịu và ho ra chất nhầy dính máu. Sức khỏe của bé xấu đi nhanh chóng. Bé qua đời 3 ngày sau đó với chẩn đoán bị nhiễm liên cầu khuẩn từ mẹ, từ đó dẫn đến bị nhiễm trùng huyết.
Bé Foxx cũng qua đời chỉ sau 3 ngày chào đời do liên cầu khuẩn nhóm B.
Liên cầu khuẩn nhóm B - Loại vi khuẩn nguy hiểm gây tử vong nhanh cho trẻ sơ sinh
Liên cầu khuẩn nhóm B (gọi tắt là GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường sống trong cơ thể người, chúng thường được tìm thấy trong ruột hoặc đường sinh dục dưới của người phụ nữ. Liên cầu khuẩn nhóm B - GBS "sống" hòa bình trong cơ thể người mẹ và hoàn toàn không gây hại hay có bất cứ biểu hiện nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, loại liên cầu khuẩn này có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm phổi, thậm chí gây tử vong cho trẻ sơ sinh nếu bị lây nhiễm từ mẹ trong quá trình sinh nở.
Liên cầu khuẩn nhóm B lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở.
Các dấu hiệu khởi phát sớm sẽ xuất hiện trong vòng một tuần sau khi bé chào đời. Theo Hiệp hội Thai sản Mỹ (American Pregnancy Associatio), các dấu hiệu và biến chứng phổ biến bao gồm:
- Nhiễm trùng huyết.
- Viêm phổi.
- Viêm màng não.
- Các vấn đề về hô hấp.
- Huyết áp và nhịp tim không ổn định.
- Vấn đề về đường tiêu hóa và thận.
Tuy nhiên, với những trẻ khởi phát muộn, các triệu chứng chỉ bắt đầu xuất hiện trong vòng từ một tuần đến vài tháng sau khi sinh, bao gồm:
- Khó thở.
- Sốt.
- Ăn kém.
- Lơ mơ, không tỉnh táo.
- Hay cáu gắt.
- Viêm màng não là triệu chứng phổ biến nhất.
Mẹ cần cần lưu ý làm xét nghiệm từ tuần thai thứ 35 và 37 của thai kỳ để kịp thời phát hiện liên cầu khuẩn nhóm B.
Khi mang thai, nếu mẹ bị nhiễm vi khuẩn GBS có thể truyền sang con trong quá trình sinh nở. Tại Mỹ, cứ 2.000 trẻ sơ sinh thì có 1 trẻ nhiễm GBS. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ sinh ra từ người mẹ dương tính với GBS sẽ bị nhiễm GBS. Để hạn chế thấp nhất nguy cơ lây nhiễm sang con, các mẹ bầu hãy lưu ý thường xuyên kiểm tra, xét nghiệm phần phụ và trực tràng từ tuần thai thứ 35 và 37 của thai kỳ để kịp thời phát hiện liên cầu khuẩn nhóm B. Nếu kết quả dương tính, người mẹ sẽ được khuyến cáo dùng thuốc kháng sinh từ khi bắt đầu chuyển dạ, cứ 4 tiếng uống một lần cho tới khi sinh xong đối với trường hợp sinh thường.
Nếu sinh mổ mà vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, nước ối chưa vỡ thì người mẹ có thể sẽ không cần điều trị kháng sinh trong khi phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu người mẹ đang trong quá trình chuyển dạ, vỡ ối thì dù là sinh mổ vẫn cần phải được điều trị để hạn chế khả năng lây nhiễm liên cầu khuẩn sang em bé.
Nguồn: Parent
Theo Helino
Bé 10 tháng tuổi tử vong chỉ vài giờ sau khi đi những bước đầu tiên do một căn bệnh rất nguy hiểm với trẻ nhỏ Vừa tự hào ngắm con gái 10 tháng tuổi chập chững những bước đi đầu tiên nhưng chỉ vài giờ sau, bà mẹ đã phải vội vã đưa con đi cấp cứu và bé đã không qua khỏi vì căn bệnh viêm màng não mô cầu. Cô bé người Anh Lily sinh vào tháng 1 năm 2017. Cô bé cất những bước đi...