Bị đau dạ dày sau khi tập luyện chớ chủ quan, đây là 3 nguyên nhân bạn ít ngờ tới
Dưới đây là 3 lý do tại sao bạn bị đau dạ dày sau khi tập luyện.
Chứng ợ nóng và trào ngược
Những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản luôn phàn nàn về chứng ợ nóng hoặc đau dạ dày. Điều này xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Một số bài tập có thể làm nặng thêm các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản và gây ra chứng ợ nóng.
Đôi khi, ngay cả những người không bị trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể bị ợ nóng sau khi tập luyện do axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Các bài tập như chạy bộ hoặc thể dục nhịp điệu, lắc chất lỏng trong dạ dày dẫn đến chứng ợ nóng hoặc trào ngược. Ngay cả các bài tập như xoắn hoặc xoay cơ bụng có thể gây ợ nóng.
Sau một buổi tập luyện nghiêm ngặt, cơ thể bị mất nước do gắng sức. Điều này làm chậm tốc độ thức ăn vào cơ thể. Thức ăn di chuyển chậm qua đường tiêu hóa có nghĩa là cơ thể sẽ hấp thụ nhiều nước hơn, dẫn đến việc tiêu hóa thức ăn chậm. Nếu bạn mất nước bạn có thể bị chứng khó tiêu.
Video đang HOT
Tập thể dục ngay sau khi ăn
Tập thể dục sau khi ăn no cũng có thể gây ra các vấn đề liên quan đến dạ dày. Nếu bạn tập thể dục ngay sau khi ăn, cơ thể sẽ bị rối loạn. Nó tập trung vào cơ bắp chứ không phải hệ tiêu hóa, khiến dạ dày cảm thấy nặng nề và đầy hơi. Vì vậy, bạn không nên tập thể dục ngay sau khi ăn và cũng không ăn ngay sau khi tập thể dục. Nếu bạn dễ mắc các bệnh liên quan đến dạ dày bạn hãy ăn 2 tiếng sau khi ăn hoặc tập thể dục.
Ngọc Huyền
Theo Timesofindia/emdep
Những vấn đề thường gặp trong thời kỳ mang thai
Bạn cần nắm rõ những vấn đề thường gặp trong thời kì mang thai để biết khi nào cần đến gặp bác sĩ.
Ợ nóng: Ợ nóng hay trào ngược dạ dày thực quản (GED) thường xảy ra vào giai đoạn đầu của thai kì. Bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống và luyện tập để đối mặt với vấn đề này. Đừng quá lo lắng vì đây là một tình trạng thường gặp và dễ dàng điều trị ở thai phụ.
Cơn gò Braxton Hicks: Nhiều thai phụ gặp phải các cơn gò Braxton Hicks không thường xuyên, tuy nhiên một số người phải chịu đựng cơn gò này cả ngày trong giai đoạn cuối của thai kì. Bác sĩ có thể điều trị tình trạng này bằng cách điều chỉnh tư thế ngủ của thai phụ, đưa ra các lưu ý khi vận động, cũng như sử dụng vật lí trị liệu.
Táo bón: Tiêu hóa bị thay đổi do những co thắt ruột bất thường trong quá trình mang thai. Những co bóp này là cần thiết để cơ thể bạn hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Tác dụng phụ của những co bóp này là khiến phân của bạn rất khô và khó thoát ra ngoài.
Mất nước: Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ cần nhiều nước hơn và bạn cần đảm bảo cơ thể được cấp đủ nước. Mất nước là một tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai vì họ thường không ý thức được sự gia tăng nhu cầu nước của cơ thể.
Đau lưng: Các cơn đau lưng thường phổ biến hơn ở giai đoạn cuối của thai kì, do thai nhi phát triển đến kích cỡ đủ để thay đổi tâm trọng lực của cơ thể người mẹ. Hãy làm theo những hướng dẫn của bác sĩ về tư thế ngủ và những lưu ý khi vận động.
Các chứng tăng nhạy cảm: Các chứng tăng nhạy cảm bao gồm sản giật, tiền sản giật, tăng huyết áp mãn tính và tăng huyết áp thai kì. Tăng huyết áp thai kì chỉ xảy ra trong thời kì mang thai, các chứng còn lại có thể nặng thêm kể cả sau thai kì.
Cúm: Phụ nữ mang thai rất cần được tiêm vaccine phòng cúm vì họ dễ bị cảm cúm hơn và dễ mắc các biến chứng nghiêm trọng do cúm, đặc biệt vào mùa cúm lây lan.
Ra máu: Ra máu âm đạo là một tình trạng nguy hiểm ở phụ nữ mang thai và cần được chăm sóc y tế kịp thời. Chảy nhiều máu đi kèm với co thắt tử cung là một trong những dấu hiệu của sảy thai. Khi thấy dấu hiệu ra máu, hãy gọi cấp cứu ngay./.
CTV Ngọc Diệp
Theo Onlymyhealth/VOV.VN
7 dấu hiệu thầm lặng của cơn đau tim nguy hiểm, nên đi bác sĩ ngay! Bệnh tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới, nhiều hơn cả ung thư. Shutterstock Các triệu chứng đặc trưng như đau ngực hay cảm giác bị đè nặng ở ngực, đổ mồ hôi lạnh, yếu lả người đã được nhiều người biết nhiều. Nhưng có những dấu hiệu tinh tế hơn có thể dễ dàng bị bỏ...