Bị đánh vỡ sọ chỉ vì đi xe Nhật
Li Jianli nằm liệt giường hàng tuần ở bệnh viện sau khi bị những người đồng bào đánh vỡ sọ trong cuộc biểu tình chống Nhật tháng trước. Lỗi duy nhất của anh, nếu coi đó là lỗi, là lái một chiếc xe Nhật.
Li, 51 tuổi, hầu như không nói được gì, chỉ thều thào “vâng, cảm ơn”, khi được hỏi thăm. Cái đầu bị vỡ của anh chính là biểu tượng, nhưng ở mặt trái, của tư tưởng dân tộc chủ nghĩa quá đà. Xe ô tô của Li bị người biểu tình chống Nhật ở thành phố Tây An, Trung Quốc, tấn công ngay trên một đại lộ.
Vợ anh nhanh chóng xen vào câu chuyện để nói hộ chồng. “Đến tận bây giờ, anh ấy vẫn cứ nghĩ mãi về chuyện hôm ấy, rồi khóc”.
Một chiếc xe hơi do Nhật sản xuất bị đập nát ở thành phố Tây An, nơi diễn ra những cuộc biểu tình chống Nhật dữ dội nhất hồi tháng trước. Ảnh: AP
Các chuyên gia Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo về sự nguy hiểm của chủ nghĩa dân tộc nếu nó không được kiểm soát. “Những cuộc biểu tình này là một mốc quan trọng trong nền chính trị dân chủ ở Trung Quốc”, ông Bai Yansong, bình luận viên nổi tiếng trên truyền hình quốc gia, nói. “Bạn có chính nghĩa không có nghĩa là mọi việc bạn làm đều đúng đắn và hợp pháp”.
“Một số người ngoài kia đang dùng cái vỏ bọc yêu nước, nhưng họ thực chất đã phạm tội”.
Việc một người biểu tình đánh vào đầu Li đã được một camera vô tình ghi lại, trở thành hiện tượng trên Internet. Công an thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, ra lệnh truy lùng hung thủ và nhờ cậy nhân dân giúp đỡ. Tuần trước, họ thông báo đã bắt được người này, và hãng thông tấn Xinhua cho hay y có thể đối mặt với án tử hình nếu bị truy tố.
Video đang HOT
Trong tình hình căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản quanh tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku vẫn còn nóng, thì một biến cố ngoại giao nào đó có thể lập tức châm ngòi những cuộc biểu tình và bạo động khác.
Một dấu hiệu rõ nhất cho thấy tình trạng bài Nhật còn tiếp diễn kể từ các cuộc biểu tình tháng trước nằm ở số liệu bán hàng của các nhãn xe Nhật. Hôm thứ ba, số liệu thống kê cho thấy doanh số bán xe Nhật tại Trung Quốc giảm mạnh. Trên đường cao tốc ra sân bay thành phố Tây An, một biển quảng cáo khổng lồ có dòng chữ: “Điếu Ngư thuộc về Trung Quốc”.
Một siêu thị của người Nhật bị đập phá trong cuộc biểu tình của người Trung Quốc. Ảnh: AFP
Không còn các cuộc biểu tình ở Tây An nữa, dù trước đó các công nhân nói họ phải mất mấy ngày mới dọn sạch vũng máu của anh Li. Đường phố đã trở lại như trước, ngoại trừ một điều là trên các xe ô tô do Nhật sản xuất giờ thường gắn thêm lá cờ Trung Quốc nho nhỏ.
Hôm 15/9, Li và vợ là Wang đang lái chiếc Toyota Corolla màu trắng trở về nhà, sau khi đi xem vật liệu để chuẩn bị xây nhà cho con trai. Không xa cổng thành phía tây là mấy, họ gặp một đoàn người biểu tình đang vẫy quốc kỳ Trung Quốc, hô khẩu hiệu và đập phá các xe ô tô.
Người biểu tình nhanh chóng bao vây chiếc Corolla, dùng gậy, gạch đá và khóa dây đập nát chiếc xe trong khi vợ chồng nhà Li còn chưa kịp thoát ra ngoài. Sau đó họ bước ra và cầu xin nhóm người kia dừng tay. Chuyện gì xảy ra sau đó thật hỗn độn, nhưng theo video đăng tải trên Internet, thì bỗng đâu một người đàn ông nhảy tới chỗ Li và dùng khóa dây đánh mạnh vào phía sau đầu Li. Tiếng va chạm mạnh của kim loại va vào sọ của Li có thể nghe thấy được giữa tiếng đám đông hỗn loạn. Chị Wang hét lên kêu cứu và ngồi bệt xuống đất cố ngăn dòng máu tràn ra từ vết thương ở đầu chồng.
Trong khi đám đông tiếp tục đập chiếc xe hơi, một người thét lên: “Ta cứu người này trước đã chứ? Chúng ta đều là người Trung Quốc. Chả lẽ chúng ta biến anh ta thành người Nhật sao?”.
Vài người giúp chị Wang kéo chồng sang phía bên kia đường và vẫy taxi. Tại bệnh viện, Li được phẫu thuật sọ não.
“Thật là hỗn độn tim tôi lúc đó cứ đập thình thình”, Wang kể. “Sao họ có thể nhẫn tâm đến thế?”, Wang nói.
Tuần trước, Li đã có thể nhúc nhắc chút ít. Tuy nhiên anh còn phải mổ một lần nữa trong sáu tháng tới. Các bác sĩ nói Li có thể không bao giờ hồi phục hoàn toàn như trước. Li là người kiếm tiền chính trong gia đình.
“Chuyện như thế này tôi chỉ thấy trên TV. Ai ngờ nó lại xảy ra với chúng tôi kia chứ”, chị Wang than thở.
Theo VNE
Bia tưởng niệm sứ thần Nhật ở Trung Quốc bị bôi bẩn
Tấm bia tưởng niệm sứ thần Nhật Bản tại thành phố Tây An, Trung Quốc, bị bôi bẩn bằng sơn, có lẽ là để phản đối quyết định quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư của chính phủ Nhật.
Bia tưởng niệm sứ giả Abe no Nakamaro của Nhật tại Tây An bị bôi bẩn từ hôm 5/10. Ảnh: Kyodo
Tấm bia cao khoảng 5 m, nằm trong một công viên của địa phương, tưởng niệm học giả Abe no Nakamaro trong đoàn sứ giả của Nhật tới Trung Quốc từ thời nhà Đường (năm 618-907). Tấm bia được dựng lên năm 1979 nhân dịp ký hiệp ước hữu nghị giữa hai cố đô Tây An và Nara.
Người dân trong thành phố cho biết các vết sơn màu đỏ, đen, vàng trên tấm bia được phát hiện vào cuối tuần trước. Một chữ viết có nghĩa là "phá bỏ" được viết bằng mực đỏ trên phần dịch nghĩa bài thơ của sứ giả. Ngoài ra, bài thơ của nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc Lý Bạch, bạn thân của ông, viết về ông, cũng bị sơn màu đen,Japan Times cho hay
Như nhiều thành phố khác ở Trung Quốc, một số người dân Tây An tổ chức biểu tình chống Nhật, sau khi chính phủ Nhật Bản thông qua kế hoạch mua lại 3 trong 5 hòn đảo không người thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông hồi tháng 9.
Quần đảo do Nhật Bản kiểm soát trên thực tế tuy nhiên Trung Quốc đại lục và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền tại đây. Quần đảo này nằm trong một ngư trường dồi dào hải sản và được cho là có trữ lượng khoáng sản và năng lượng có giá trị.
Một người dân Tây An ngoài 50 tuổi cho biết ông có thể hiểu tại sao tấm bia bị bôi bẩn như vậy, bởi vì "chế đội quân phiệt Nhật Bản đã giết hại nhiều người Trung Quốc" hồi thế kỷ trước và Nhật Bản vẫn "không chịu suy ngẫm lại" về quá khứ quân phiệt của mình. Nhóm người đứng xung quanh ông khi được phỏng vấn lên tiếng ủng hộ quan điểm của ông.
Tuy nhiên, một linh mục người Trung Quốc, 73 tuổi, lại khó chịu vì việc phá hoại này, cho rằng sứ thần Abe no Nakamaro và tấm bia tưởng niệm là biểu tượng của tình hữu nghị giữa Trung Quốc và Nhật Bản. "Việc này có thể do những người trẻ thực hiện, họ không hiểu về lịch sử hai nước", linh mục cho hay.
Một khách du lịch Nhật Bản ngoài 60 tuổi khi đến thăm công viên cho biết ông vẫn coi Tây An là một thành phố an toàn để đến thăm bất chấp những căng thẳng trong quan hệ hai nước vì quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tuy nhiên, ông nói "rất thất vọng vì những hành vi phá hoại như thế này".
Theo VNE
Trung Quốc điều chỉnh chiến lược trước Nhật chứ không lùi bước Khi các cuộc biểu tình chống Nhật có nguy cơ thoát khỏi tầm kiểm soát, Trung Quốc đã siết chặt lại và chuyển sang chiến thuật ngoại giao sắc bén để giảm thiểu thiệt hại cuộc xung đột Senkaku/Điếu Ngư có thể gây ra với nền kinh tế đang chững và cuộc chuyển giao lãnh đạo nhạy cảm. Trong khi quan hệ giữa...