Bị cưỡng chế nợ thuế vẫn có thể sử dụng hóa đơn lẻ
Tổng cục Thuế vừa có văn bản (1695/TCT- QLN) hướng dẫn cục thuế các địa phương nhằm tháo gỡ vướng mắc về vấn đề sử dụng hóa đơn lẻ cho các doanh nghiệp (DN) bị cưỡng chế do nợ thuế.
Cán bộ thuế Chi cục Thuế Hà Đông, Hà Nội hướng dẫn người nộp thuế. ảnh: PV
Trước đó, tháng 10/2015, Bộ Tài chính có công văn về triển khai biện pháp quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế quý IV/2015, có quy định biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng. Đây là biện pháp mạnh nhằm buộc các DN chây ỳ nợ thuế phải trả nợ thuế nếu muốn tiếp tục kinh doanh.
Tuy nhiên, các cơ quan thuế địa phương phản ánh cho thấy đã gặp phải một số vướng mắc khi thực hiện. Tổng cục Thuế đã xin ý kiến Bộ Tài chính và hướng dẫn tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế và phù hợp thực tế. Cụ thể:
Video đang HOT
Trường hợp đang bị áp dụng biện pháp cưỡng chế trên, nếu người nộp thuế có văn bản đề nghị được sử dụng từng hóa đơn bán lẻ cho từng lô hàng, hạng mục công trình hoàn thành để có nguồn trả lương công nhân, trả các khoản chi phí đảm bảo sản xuất kinh doanh được liên tục thì cục thuế địa phương tiếp tục cho phép sử dụng từng hóa đơn lẻ có điều kiện.
Điều kiện là: người nộp thuế có văn bản cam kết thực hiện nộp ngay toàn bộ số thuế phát sinh trên hóa đơn lẻ được sử dụng và nộp một phần tiền thuế nợ ít nhất bằng 15% doanh thu trên hóa đơn được sử dụng.
Một số trường hợp đặc thù, cục trưởng cục thuế xem xét thực tế, cho phép: người nộp thuế đề nghị 1 lần nhưng được sử dụng nhiều hóa đơn lẻ. Trong trường hợp này, cơ quan thuế phải đảm bảo thu được ngay toàn bộ số thuế phát sinh trên hóa đơn lẻ và thu hồi số thuế nợ theo cam kết.
Người nộp thuế vi phạm cam kết, cơ quan thuế sẽ dừng ngay việc sử dụng hóa đơn lẻ.
Theo Thời Báo Tài Chính
HimLam, Bitexco nợ thuế hàng chục tỷ đồng
20 doanh nghiệp bất động sản lớn tại TPHCM trong đó có HimLanm, Bitexco... tiếp tục bị bêu tên vì nợ thuế.
Theo báo cáo Cục thuế TP.HCM, hiện có khoảng 20 đại gia địa ốc đang nợ thuế khoảng 500 tỷ đồng (tính đến 30/6/2015).
Đứng đầu là Công ty CP bất động sản Tiến Phước có trụ sở tại 542 Trần Hưng Đạo với số tiền nợ lên tới 57,4 tỷ đồng. Tiến Phước được biết tới là nhà phát triển BĐS với nhiều dự án lớn. Gần đây nhất, Tiến Phước gây chú ý khi công bố xây dựng tòa tháp Empire City có tòa tháp cao nhất Việt Nam 86 tầng, tổng mức đầu tư dự án 1,2 tỷ USD.
Công ty CP Him Lam tại 234 Ngô Tất Tố đang nợ 34,8 tỷ đồng. Him Lam là một công ty lớn trong lĩnh vực BĐS, tính đến nay Him Lam đã tiến hành đầu tư và xây dựng trên 70 dự án nhà ở, Khu đô thị mới, hầu hết các dự án đều ở vị trí gần trung tâm thành phố. Một đơn vị khác là CTCP. KD Địa Ốc Him Lam cũng bị bêu tên với số tiền trên 24 tỷ đồng.
Các ông lớn BĐS khác cũng đã bị liệt vào danh sách này như Công ty CP Bitexcoland số nợ trên 13 tỷ đồng. Bitexcoland là thành viên trực thuộc Tập đoàn Bitexco, chuyên hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh dịch vụ bất động sản. Tại HN, Công ty TNHH tập đoàn Bitexco cũng đang nợ thuế hơn 22 tỷ đồng.
Công ty TNHH đầu tư địa ốc Thành Phố với số tiền 44,8 tỷ đồng. Công ty này có vốn điều lệ trên 350 tỷ đồng hiện đang có gần 10 dự án tại TP HCM và Hà Nội. Một đại gia khác trong lĩnh vực BĐS tại TP HCM là Vạn Phát Hưng, hiện đang nợ 16,031 tỷ đồng.
Ngoài ra còn kể tới các công ty khác như Công ty TNHH Một Thành Viên Phát Triển GS Sài Gòn nợ 11,3 tỷ đồng, Địa ốc Phú Tân hơn 100,2 tỷ đồng, CTCP Đầu tư và Xây dựng Cotec hơn 12,6 tỷ đồng, Toàn Thịnh Phát hơn 16,7 tỷ đồng.
Khánh An
Theo_VnMedia
Nợ thuế tại TPHCM tăng 1.184 tỉ đồng quý đầu năm Tổng số tiền thuế, tiền phạt còn nợ tại TP HCM lên đến 20.243 tỉ đồng, tăng 6,21%, tương đương 1.184 tỉ đồng so với thời điểm 31/12/2015. Cục Thuế TP.HCM cho biết tổng số tiền thuế, tiền phạt còn nợ tạm kết theo chương trình TMS (phần mềm quản lý thuế tập trung) đến ngày 31/3/2016 là 20.243 tỉ đồng, tăng 6,21%,...