Bị chuột rút khi đang ngủ: ‘Tín hiệu ngầm’ của nhiều bệnh nguy hiểm cần chú ý

Theo dõi VGT trên

Nhiều người cho rằng bị chuột rút khi ngủ là biểu hiện của việc thiếu canxi, tuy nhiên có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này.

Nhiều người từng bị chuột rút đột ngột ở chân khi đang ngủ. Nếu tình trạng này thỉnh thoảng mới diễn ra, chúng ta không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu nó xảy đến thường xuyên thì rất cần lưu tâm.

Chuột rút không phải là tình trạng co rút của các cơ trong cơ thể, mà là những cơn đau dữ dội sau khi cơ co lại nhưng không thể thả lỏng. Về lâm sàng, hiện tượng này được gọi là co cứng cơ, tức là cơ đột ngột co bóp mạnh không kiểm soát được, khi co đến mức nhất định, cơ thể sẽ thấy đau rõ rệt, khi co cơ thì cơ ở vùng bị đau rất cứng.

Nhiều người cho rằng bị chuột rút khi ngủ là biểu hiện của việc thiếu canxi. Tuy nhiên có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này chứ không hẳn là vì thiếu canxi.

Bị chuột rút khi đang ngủ: Tín hiệu ngầm của nhiều bệnh nguy hiểm cần chú ý - Hình 1

(Ảnh minh họa)

Chân bị chuột rút đột ngột khi đang ngủ có phải là do thiếu canxi?

Có hai nguyên nhân dẫn đến co cứng cơ, một là do sinh lý và hai là do bệnh lý.

1. Sinh lý

Nếu là co cứng cơ sinh lý thì không cần quá lo lắng, vì đây là hiện tượng sinh lý bình thường, ví dụ trời lạnh sẽ kích thích sự co bóp của mạch máu, từ đó gây ra hiện tượng chuột rút ở chân.

Khi vận động, axit lactic chuyển hóa tại chỗ cũng có thể tăng lên, gây ra chuột rút. Ví dụ, một số người do làm việc quá sức có thể bị chuột rút ở chân.

2. Bệnh lý

Nếu là co cứng cơ bệnh lý thì sẽ ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Co cứng cơ bệnh lý là do não bị thiếu oxy vì những nguyên nhân như rối loạn phát triển bẩm sinh, quá trình chuyển hóa bất thường, thiếu oxy chu kỳ sinh, hệ thần kinh nhạy cảm.

Chuột rút sinh lý có thể thuyên giảm khi bổ sung canxi, nhưng chuột rút bệnh lý phải tìm nguyên nhân cụ thể, không nên tùy tiện bổ sung canxi vì sẽ không khiến tình trạng thuyên giảm.

Bị chuột rút khi đang ngủ: Tín hiệu ngầm của nhiều bệnh nguy hiểm cần chú ý - Hình 2

Chuột rút có nhiều nguyên nhân khác nhau (Ảnh minh họa)

Ba nguyên nhân bệnh lý khiến chân bị chuột rút

1. Tắc nghẽn động mạch chi dưới

Video đang HOT

Tắc động mạch chi dưới tức là các mạch máu chi dưới bị tắc nghẽn dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ và thiếu oxy ở các chi, để giải tỏa tình trạng này thì các cơ sẽ cố gắng co lại, làm tăng tốc độ lưu thông của mạch máu chi dưới.

Khi cơ thường xuyên bị co lại, có thể dẫn tới bị chuột rút. Những người mắc các bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường,… nếu thường xuyên bị chuột rút thì nên đến bệnh viện kiểm tra mạch máu để tránh gây tổn thương nặng hơn cho cơ thể.

2. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Trong cuộc sống, không ít người mắc phải căn bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ở những mức độ khác nhau. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm như vận động, lái xe, tuổi tác, thường xuyên ngồi trước máy tính…

Nếu các dây thần kinh liên quan ở người bệnh bị kích thích, sẽ gây đau thắt lưng và chi dưới. Nếu dây thần kinh ở chân bị kích thích, sẽ khiến các cơ ở trạng thái căng thẳng, từ đó gây ra chứng chuột rút.

3. Bệnh gan

Y học cổ truyền cho rằng gan là cơ quan kiểm soát gân cốt, gan cũng chịu trách nhiệm tổng hợp một số protein trong cơ thể. Người mắc bệnh gan rất dễ bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tổng hợp protein, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của dây thần kinh vận động.

Gan cũng là cơ quan giải độc trong cơ thể, nếu gan bị bệnh thì cơ thể sẽ tích tụ chất độc, từ đó gây ra hiện tượng chuột rút, vì vậy, chân bị chuột rút đột ngột khi ngủ cũng có thể là biểu hiện của bệnh gan.

Những căn bệnh trên có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng chuột rút ở chân, vì vậy nên lưu tâm và điều trị bệnh kịp thời, việc bổ sung canxi một cách tùy tiện không thể giải quyết được căn nguyên của vấn đề.

Bị chuột rút khi đang ngủ: Tín hiệu ngầm của nhiều bệnh nguy hiểm cần chú ý - Hình 3

(Ảnh minh họa)

Những việc nên làm khi chân bị chuột rút

Khi chân bị chuột rút, có thể áp dụng một số phương pháp sau để giảm bớt cảm giác khó chịu:

1. Xả bằng nước nóng: Khi chân bị chuột rút, hãy cố gắng đi vào nhà vệ sinh, bật vòi nước, điều chỉnh nhiệt độ nước, sau đó xả nước lên vùng bị chuột rút trong khoảng 5 phút. Cách làm này có thể làm dịu cơn đau do chuột rút gây ra.

2. Duỗi thẳng khớp gối, sau đó chủ động nâng mu bàn chân lên: Khi bị chuột rút, không được gập chân, nếu không sẽ rất đau, tốt nhất hãy duỗi thẳng chân hết mức có thể để các ngón chân quay mặt về hướng đầu của bạn trong khoảng 15 giây, có thể làm giảm cơn đau co thắt cấp tính.

Tình trạng chân bị chuột rút chân có liên quan đến thói quen sinh hoạt, vì thế cần tránh những việc làm sau:

- Tránh ngồi lâu một chỗ, nếu không sẽ khiến việc vận chuyển máu của chi dưới gặp khó khăn, từ đó dẫn đến chuột rút do thiếu oxy, thiếu máu cục bộ.

- Khởi động trước khi tập luyện và bổ sung nước sau khi tập xong để tránh mất nước, khiến mất cân bằng điện giải và chuột rút.

- Giữ ấm cơ thể cẩn thận để tránh bị cơn lạnh kích thích làm co mạch, lâu dần gây ra tình trạng chuột rút.

Bệnh nhân suýt tử vong do nhiễm nấm hậu Covid-19: 'Tôi tưởng đau đầu vài hôm khỏi'

Chị T.L, 43 tuổi, ở TP.HCM bị nhiễm Covid-19 từ tháng 11.2021, sau nhiễm 3 ngày thì đau răng đi khám thì bệnh chuyển sang hàm, lên trán, thái dương.

Tưởng đau răng nhưng càng khám càng phát hiện bệnh nguy hiểm

Chị T.L cho biết, sau khi nhiễm Covid-19 khoảng 3 ngày thì thấy đau răng, tuy nhiên đang trong thời gian cách ly nên chị cố gắng đến 10 ngày mới đi khám răng tại một bệnh viện ở TP.HCM. Lúc đó mặt sưng, răng đau, bác sĩ chẩn đoán chị L. bị viêm tủy nên cho uống thuốc điều trị tủy. Chị L. ra vào bệnh viện khám suốt 2 tháng.

Bệnh nhân suýt tử vong do nhiễm nấm hậu Covid-19: Tôi tưởng đau đầu vài hôm khỏi - Hình 1

Bệnh nhân L. đã hồi phục. Ảnh L.C

Sau khi uống thuốc thì răng không còn đau nhưng mặt vẫn sưng, nên chị L. được chuyển qua khoa Tai Mũi Họng khám, bác sĩ chẩn đoán xoang hốc mặt. Tuy nhiên uống thuốc vẫn không khỏi, một tháng sau chị L. mổ xoang.

Sau một tuần mặt vẫn sưng, bác sĩ cho biết xoang chị L. đã khỏi nhưng bị sưng hàm trên nên chuyển sang bệnh viện chuyên Răng Hàm Mặt tiếp tục khám. Tại đây, bác sĩ chụp CT cho thấy chị L. bị áp xe hàm, kê thuốc uống không hết, tình trạng bệnh nặng hơn, lan dần lên thái dương, bệnh nhân được giới thiệu qua Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị.

Chị L. cho biết, tại Bệnh viện Chợ Rẫy, PGS-TS Trần Minh Trường, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, Phó chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Việt Nam, giải thích cho tôi biết đây là căn bệnh lạ, chưa có phác đồ nhưng trước mắt phải mổ, nếu không sẽ tử vong, còn khả năng thành công sau mổ chưa nói trước được, bệnh nhân cần chuẩn bị tinh thần.

"Nghe xong, tôi cũng suy sụp lắm, mà mới 6 tháng bệnh đã "ăn" lên tới tận thái dương vậy rồi, có về cũng chết nên quyết định mổ, trông chờ vào bác sĩ", chị L. nói.

"Khám mới biết mủ lên tới não"

Là một trong 3 bệnh nhân may mắn thoát khỏi tử thần, bà N.T.H (63 tuổi, ở Khánh Hòa) nhớ lại ngày 16.12 năm 2021 (âm lịch), bà choáng váng không thấy đường, ở nhà mướn xe vào bệnh viện ở Nha Trang nhập viện, cấp cứu. Tại đây bà hôn mê 5 ngày, dương tính Covid-19 được chuyển lên Bệnh viện Nhiệt Đới Nha Trang. Sau khoảng hơn một tuần, ngày 27.12 bà xét nghiệm có kết quả âm tính và được xuất viện.

Về nhà nghỉ ngơi, đi lại thì được nhưng hơi yếu. Mấy tháng sau thấy người khỏe đi tái khám thì phát hiện viêm mũi. Đi khám ở một bệnh viện tại Nha Trang, sau đó chuyển Bệnh viện Chợ Rẫy mổ.

"Ban đầu cứ tưởng đau đầu bình thường, 5-10 ngày hết đau nên không biết nó ăn dần trong xương, rốt cuộc khám mới biết mủ lên tới não", bà H kể lại.

Tương tự bệnh nhân P.T.H (62 tuổi, ở Tây Ninh) cho biết bà bị mắc Covid-19 vào tháng 12.2021. Tháng 2.2022, bà bị đau đầu, sưng mặt trái và được phẫu thuật xoang tại bệnh viện ở Củ Chi.

"Đầu tiên nó đau cái đầu bên này, đau kinh khủng, qua bệnh viện tư ở Củ Chi mổ, đâu khoảng tháng mấy nó đau bên này nữa, bác sĩ chuyển sang Chợ Rẫy điều trị, tiếp tục phẫu thuật. Bên kia lúc phẫu thuật có nhổ 7 cái răng, bên này thêm 3-4 cái nữa, gần hết hàm", bà H. nói.

Thoát chết nhờ phẫu thuật sớm

Ngày 11.7, BS Trần Anh Bích, Phó khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết 2 tháng gần đây, Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận 11 ca viêm xoang - viêm hoại tử xương vùng hàm mặt và xương sọ mặt do nấm Candida, Aspergilus và vi trùng. Các bệnh nhân có triệu chứng gần giống nhau như đau đầu, nghẹt mũi, sưng mặt, mắt, có tiền căn nhiễm Covid-19. Bệnh diễn tiến nặng, chụp CT scan, MRI có tổn thương lan rộng xoang sọ hàm mặt. Trong đó có 2 ca tử vong, 3 ca thành công đã được xuất viện.

PGS-TS Trần Minh Trường cho biết, phim chụp các bệnh nhân rất xấu, có mủ ở màng não, hoại tử tủy xương, tình trạng viêm nhiễm nặng, tiên lượng tử vong giống 2 bệnh nhân trước đó nếu kéo dài thêm vài tuần nữa.

"Mặc dù tại thời điểm phẫu thuật, sức khỏe các bệnh nhân vẫn bình thường, tuy nhiên nếu kéo dài thêm, không mở bỏ các phần xương sọ hoại tử, tình trạng mủ, viêm nhiễm tiến triển, có thể là làm thủng não, gây tử vong", bác sĩ Trường chia sẻ.

Qua hội chẩn và phối hợp nhiều chuyên khoa từ Tai Mũi Họng, Ngoại Thần kinh, khoa Nhiễm, Hồi Sức... các bác sĩ quyết định phẫu thuật sớm cho 3 bệnh nhân.

Bệnh nhân suýt tử vong do nhiễm nấm hậu Covid-19: Tôi tưởng đau đầu vài hôm khỏi - Hình 2

Ba bệnh nhân hiện sức khỏe đã ổn định. Ảnh LÊ CẦM

Cả ba bệnh nhân đều đã được phẫu thuật làm sạch xoang hàm, loại bỏ các phần xương bị hoại tử, làm sạch các phần viêm, điều trị kháng sinh đồ và cấy nấm. Hiện sức khỏe 3 bệnh nhân đã ổn định.

Bệnh hiếm gặp, chưa có phác đồ điều trị

TS-BS Nguyễn Ngọc Khang, Phó khoa Ngoại Thần kinh, cho biết do bệnh còn mới nên khi nhập viện các bác sĩ chưa chẩn đoán được. Tuy nhiên bệnh nhân điều trị xuất viện về quay lại nặng hơn, nhận thấy bất thường bệnh viện quyết định hội chẩn nhiều khoa, nhiều lần mới đưa ra thống nhất mổ sớm để giải quyết viêm nhiễm cho bệnh nhân.

"Cũng có nhiều vấn đề trăn trở đặt ra, nếu xương sọ mổ cắt hết đi thì tạo lại xương sọ hay để một thời gian rồi mới tạo sọ cho bệnh nhân. Lấy xương sọ trước thì lấy cái gì đỡ não cho bệnh nhân nhưng để thì viêm màng não bệnh nhân chết sớm", bác sĩ Khang chia sẻ.

Tuy nhiên sau những lúng túng, băn khoăn, ê kíp giải quyết từng ca thấy khả quan. Tình trạng viêm dừng hẳn sau khi lấy ổ viêm, bệnh nhân được dùng kháng sinh để tiếp tục điều trị.

Bệnh có thể có mối liên hệ với Covid-19

BS Phạm Thanh Việt, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, triệu chứng của các bệnh nhân trên chưa khẳng định nguyên nhân do Covid-19 hay không. Tuy nhiên trước đây bệnh hiếm gặp nhưng sau đợt dịch Covid-19 có đến 80 bài báo cáo trên thế giới mô tả căn bệnh này, số ca nhập viện tại Bệnh viên Chợ Rẫy cũng tăng.

BS Trường cho biết, đặc điểm chung của các bệnh nhân là trong giai đoạn nhiễm Covid-19, bị đau ở vùng đầu, mắt, răng. Bệnh tiến triển kéo dài âm ỉ, không giảm, được chẩn đoán viêm xoang.

Bệnh có biểu hiện lâm sàng như mắt sưng viêm mí mắt, sưng vùng sọ trán, hoại tử xương hàm, răng, xương khẩu cái dẫn đến khó nhai. Kết quả phim chụp cho thấy hoại tử nặng hốc mũi lan nhiều nền sọ.

"Có nhiều bệnh nhân nhìn răng và xương sọ bên ngoài rất đẹp nhưng nội soi vào bên trong thấy các xương bị chết từ trong tủy xương, xuất hiện nhiều ổ viêm nấm trong tủy nên theo lâm sàng, bác sĩ nghĩ nhiều đến khả năng tắc mạch máu nuôi sau nhiễm Covid-19, nhất là thể Detla", PGS Trường cho biết.

TS-BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, các bệnh nhân bị hoại tử xương, tức xương chết dù vẫn sinh hoạt bình thường.

"Có nhiều nguyên nhân nhưng chính là do tắc mạch giảm máu nuôi tại chỗ là hay gặp nhất", bác sĩ lý giải.

https://vtc.vn/bi-chuot-rut-khi-dang-ngu-tin-hieu-ngam-cua-nhieu-benh-nguy-hiem-can-chu-y-ar684691.html
Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tiếng ồn trắng có thật sự giúp bạn ngủ ngon hơn?Tiếng ồn trắng có thật sự giúp bạn ngủ ngon hơn?
hôm qua
4 người gắn vòng ở vùng kín để tăng khoái cảm, phải dùng máy khoan cấp cứu4 người gắn vòng ở vùng kín để tăng khoái cảm, phải dùng máy khoan cấp cứu
hôm qua
Ai không nên uống nghệ với mật ong?Ai không nên uống nghệ với mật ong?
hôm qua
Ăn lá hẹ thường xuyên có lợi ích gì?Ăn lá hẹ thường xuyên có lợi ích gì?
hôm qua
Người phụ nữ bất ngờ phát hiện ung thư gan dù không uống rượu, không viêm ganNgười phụ nữ bất ngờ phát hiện ung thư gan dù không uống rượu, không viêm gan
12 giờ trước
Số ca bệnh tay chân miệng ở TP.HCM tiếp tục tăngSố ca bệnh tay chân miệng ở TP.HCM tiếp tục tăng
hôm qua
Chế độ ăn trong quản lý hội chứng Prader-WilliChế độ ăn trong quản lý hội chứng Prader-Willi
hôm qua
Cứu sống bệnh nhân uống thuốc hạ huyết áp quá liềuCứu sống bệnh nhân uống thuốc hạ huyết áp quá liều
12 giờ trước

Tin đang nóng

Vụ điện mặt trời: Bộ Công an đề nghị Đắk Lắk cung cấp thông tin 38 cán bộVụ điện mặt trời: Bộ Công an đề nghị Đắk Lắk cung cấp thông tin 38 cán bộ
4 giờ trước
Mang 40 chỉ vàng đi bán, đôi vợ chồng ở Thái Nguyên làm một việc khiến chủ tiệm "cúi đầu cảm tạ"Mang 40 chỉ vàng đi bán, đôi vợ chồng ở Thái Nguyên làm một việc khiến chủ tiệm "cúi đầu cảm tạ"
1 giờ trước
Lộ clip Á hậu Phương Nhi đón sinh nhật sang chảnh sau khi ở ẩn làm dâu nhà tỷ phú?Lộ clip Á hậu Phương Nhi đón sinh nhật sang chảnh sau khi ở ẩn làm dâu nhà tỷ phú?
5 giờ trước
Phát hiện vợ ngoại tình, tôi sợ không dám nói vì một bí mật trong quá khứPhát hiện vợ ngoại tình, tôi sợ không dám nói vì một bí mật trong quá khứ
4 giờ trước
Mẹ Quý Bình bật khóc, ôm chặt một nữ NSƯT từ Mỹ mới vềMẹ Quý Bình bật khóc, ôm chặt một nữ NSƯT từ Mỹ mới về
5 giờ trước
Cô gái sinh năm 2007 đặt cuốc taxi 5 triệu đồng nhưng hủy chuyến, tài xế lập tức báo công an: "Không làm thế chắc tôi ân hận cả đời"Cô gái sinh năm 2007 đặt cuốc taxi 5 triệu đồng nhưng hủy chuyến, tài xế lập tức báo công an: "Không làm thế chắc tôi ân hận cả đời"
1 giờ trước
Thấy con dâu về, mẹ chồng giấu vội gói bánh trên bàn, chối "không ăn": Đoạn camera "viral" khắp MXHThấy con dâu về, mẹ chồng giấu vội gói bánh trên bàn, chối "không ăn": Đoạn camera "viral" khắp MXH
4 giờ trước
Netizen bóc loạt MV bị gắn hashtag Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai, đơn vị quản lý dùng chiêu trò hút fame?Netizen bóc loạt MV bị gắn hashtag Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai, đơn vị quản lý dùng chiêu trò hút fame?
5 giờ trước

Tin mới nhất

Xuyên đêm chạy đua với tử thần cứu sản phụ nguy kịch

Xuyên đêm chạy đua với tử thần cứu sản phụ nguy kịch

11 giờ trước
Sau những giây phút căng thẳng trong phòng mổ, bệnh nhân được chuyển về phòng theo dõi nhưng áp lực chưa kết thúc. Bác sĩ vừa theo dõi bệnh nhân vừa trấn an cho người nhà bệnh nhân. Trong đầu họ bộn bề với những suy nghĩ, lo lắng.
Cung cấp nhiên liệu đúng cách trước, trong và sau khi tập luyện thể thao

Cung cấp nhiên liệu đúng cách trước, trong và sau khi tập luyện thể thao

11 giờ trước
Tránh uống quá nhiều nước ngay trước khi tập để hạn chế cảm giác đầy bụng, khó chịu; đồng thời, hạn chế các loại đồ uống có gas, cà phê hay rượu bia vì có thể gây mất nước và ảnh hưởng đến hiệu suất vận động.
Uống nước gừng chanh có tác dụng gì?

Uống nước gừng chanh có tác dụng gì?

11 giờ trước
Cả chanh và gừng được sử dụng trong nhiều thế kỷ để hỗ trợ tiêu hóa và giảm các vấn đề về đường tiêu hóa. Nước chanh kích thích sản xuất mật trong gan, rất cần thiết để phân hủy thức ăn và hỗ trợ tiêu hóa.
3 sai lầm khi ăn mít

3 sai lầm khi ăn mít

11 giờ trước
Y học cổ truyền khuyến cáo nên ăn uống cân bằng và biết tiết chế, thuận tự nhiên. Mỗi món ăn, loại quả nếu đặt đúng thời, đúng cơ địa sẽ là thuốc; ngược lại, dùng sai thuốc cũng thành hại.
Những thói quen càng làm càng hại thận

Những thói quen càng làm càng hại thận

12 giờ trước
Ăn quá nhiều thịt đỏ, lạm dụng thuốc giảm đau, thường xuyên nhịn tiểu là 3 trong số nhiều thói quen xấu gây hại thận số một mà mọi người cần tránh.
Bổ sung cholesterol đúng cách cho trẻ mắc hội chứng Smith Lemli Opitz

Bổ sung cholesterol đúng cách cho trẻ mắc hội chứng Smith Lemli Opitz

12 giờ trước
Để xây dựng chế độ ăn dựa trên nhu cầu cholesterol cho người bệnh hội chứng Smith Lemli Opitz, cần tiếp cận một cách cẩn trọng và dưới sự hướng dẫn chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia dinh dưỡng.
Một bệnh nhi tại Cao Bằng tử vong nghi mắc ho gà

Một bệnh nhi tại Cao Bằng tử vong nghi mắc ho gà

12 giờ trước
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin ca bệnh, đơn vị đã phối hợp cùng y tế địa phương tiến hành phun khử khuẩn khu vực bệnh nhi sinh sống. Đồng thời, lấy mẫu bệnh phẩm nạn nhân và những người thân trong gia đình để xét nghiệm.
Thuốc và các phương pháp điều trị Hội chứng Beckwith-Wiedemann

Thuốc và các phương pháp điều trị Hội chứng Beckwith-Wiedemann

hôm qua
Ngoài ra, điều trị Hội chứng Beckwith-Wiedemann cũng bao gồm việc theo dõi và quản lý các biến chứng liên quan, như theo dõi sự phát triển, kiểm soát cân nặng và sàng lọc ung thư.
Thuốc điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu

Thuốc điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu

hôm qua
Xuất huyết giảm tiểu cầu là tình trạng giảm tiểu cầu ngoại vi do hệ miễn dịch tự sinh ra kháng thể phá hủy tiểu cầu, đồng thời ức chế quá trình sinh tiểu cầu mới tại tủy xương. Tình trạng này dẫn đến nguy cơ xuất huyết nghiêm trọng.
Cần bao nhiêu protein để tăng cơ?

Cần bao nhiêu protein để tăng cơ?

hôm qua
Chế độ ăn giàu protein giúp người tập ngăn ngừa mất cơ và thúc đẩy tăng cơ. Tuy nhiên, người tập cần kết hợp với các bài tập luyện phù hợp để việc tăng cơ đạt hiệu quả tốt nhất.
Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị trong hội chứng Felty

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị trong hội chứng Felty

hôm qua
Đối với người bị hội chứng Felty, chế độ ăn uống phù hợp có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị, giúp cung cấp năng lượng, giảm mệt mỏi và duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Uống sữa kiểu này cực tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết

Uống sữa kiểu này cực tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết

hôm qua
Sữa từ lâu đã được biết đến là một nguồn dinh dưỡng quý giá, cung cấp canxi, protein và nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Trên thực tế, việc tiêu thụ sữa quá mức có thể gây ra những tác động tiêu cực không mong muốn đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Zelensky tuyên bố cắt ngắn chuyến thăm Nam Phi bởi lý do bất ngờ

Tổng thống Zelensky tuyên bố cắt ngắn chuyến thăm Nam Phi bởi lý do bất ngờ

Tuy nhiên đến nay, phía Ukraine cho rằng nước này và Nam Phi có thêm nhiều điểm chung khi mà bối cảnh địa chính trị đã thay đổi cơ bản kể từ cuộc gặp trước đó. Hai bên đều nhận ra ngày càng có nhiều điểm bất đồng quan điểm với Washingto...
Chuyện gì đang xảy ra giữa Hoa hậu Thanh Thủy và Negav?

Chuyện gì đang xảy ra giữa Hoa hậu Thanh Thủy và Negav?

Sao việt

4 phút trước
Mới đây, cư dân mạng rần rần xôn xao, rộ nghi vấn Hoa hậu Thanh Thủy có mối quan hệ thân thiết đặc biệt với nam rapper Negav.
"Dispatch Nhật Bản" vào cuộc bóc trần nam ca sĩ lừa đảo hôn nhân, "đào mỏ" nữ CEO giàu có 18,3 tỷ đồng

"Dispatch Nhật Bản" vào cuộc bóc trần nam ca sĩ lừa đảo hôn nhân, "đào mỏ" nữ CEO giàu có 18,3 tỷ đồng

Sao châu á

7 phút trước
Vào ngày 23/4, Shukan Bunshun - tờ báo được mệnh danh là Dispatch Nhật Bản đưa tin nam ca sĩ Ryoki Miyama (nhóm BE:FIRST) bị tố lừa đảo hôn nhân với tổng số tài sản lên tới 100 triệu yên.
Xóa gấp bức ảnh cụ ông bán xôi ở vỉa hè sau 5 ngày vì quá nhiều tiền được gửi về tài khoản: Thân thế thật sự gây choáng

Xóa gấp bức ảnh cụ ông bán xôi ở vỉa hè sau 5 ngày vì quá nhiều tiền được gửi về tài khoản: Thân thế thật sự gây choáng

Netizen

12 phút trước
Câu chuyện được một tài khoản có tên con cá nhỏ đăng tải trên nền tảng mạng xã hội Xiaohongshu. Chủ tài khoản này ghi caption: Ông nội của học sinh tôi mỗi ngày đều bán hàng ở đây từ 4h chiều đến tối. Ai có nhu cầu thì hãy đến ủng hộ ôn...
Disney+ hoãn quay 'Knock Off' vô thời hạn vì Kim Soo Hyun

Disney+ hoãn quay 'Knock Off' vô thời hạn vì Kim Soo Hyun

Hậu trường phim

47 phút trước
Phim truyền hình mới của Disney+ Knock Off, với sự tham gia của Kim Soo Hyun, đã phải dừng quay vô thời hạn vì những tranh cãi xung quanh nam diễn viên.
Mạo danh cán bộ phường ở Sóc Trăng gạ người dân mua vé xem xiếc

Mạo danh cán bộ phường ở Sóc Trăng gạ người dân mua vé xem xiếc

Pháp luật

1 giờ trước
Hai đối tượng lạ mặt đến nhà dân, cơ sở kinh doanh trên địa bàn phường 2, TP Sóc Trăng, tự xưng là cán bộ phường gạ người dân mua vé xem xiếc.
Yamaha 135LC Fi 2025 về Việt Nam, 'hâm nóng' phân khúc xe số thể thao

Yamaha 135LC Fi 2025 về Việt Nam, 'hâm nóng' phân khúc xe số thể thao

Xe máy

1 giờ trước
Trước phản ứng tích cực từ người tiêu dùng, đơn vị phân phối Rebel Motor tiếp tục đưa về thị trường Việt Nam dưới dạng nhập khẩu nguyên chiếc phiên bản mới nhất - Yamaha 135LC Fi 2025.
Simone Inzaghi phạm sai lầm không thể tha thứ khiến Inter trả giá đắt

Simone Inzaghi phạm sai lầm không thể tha thứ khiến Inter trả giá đắt

Sao thể thao

2 giờ trước
HLV Simone Inzaghi đã phạm sai lầm nghiêm trọng. Quyết định cất tiền vệ Hakan Calhanoglu trên băng ghế dự bị của ông khiến Inter phải trả giá bằng thất bại 0-3 trước Milan, qua đó phải dừng bước ở bán kết Coppa Italia 2024/25.
Những chặng đường bụi bặm - Tập 19: Nguyên hứa sẽ có trách nhiệm, tìm tên mới cho Phỏm

Những chặng đường bụi bặm - Tập 19: Nguyên hứa sẽ có trách nhiệm, tìm tên mới cho Phỏm

Phim việt

2 giờ trước
So với thời điểm mới gặp, mối quan hệ giữa Nguyên và Phỏm đã tốt hơn rất nhiều. Nguyên thậm chí còn cho Phỏm sống chung nhà và chăm lo cho cậu bé.
Hôm nay nấu gì: Cơm chiều vừa ngon lại thanh mát, cân bằng dinh dưỡng

Hôm nay nấu gì: Cơm chiều vừa ngon lại thanh mát, cân bằng dinh dưỡng

Ẩm thực

2 giờ trước
Cơm chiều vừa ngon lại thanh mát, cân bằng dinh dưỡng. Dù bữa cơm có 5 món nhưng món nào cũng dễ nấu lại ngon miệng, không tốn nhiều thời gian chế biến.
Gợi ý tủ đồ gợi cảm cho nàng đi biển ngày hè

Gợi ý tủ đồ gợi cảm cho nàng đi biển ngày hè

Thời trang

3 giờ trước
Phù hợp với những cô nàng quyến rũ, nữ tính, chân váy dài suông chính là biểu tượng cho vẻ đẹp vô cùng gợi cảm. Không cầu kỳ, dáng váy dài tới mắt cá chân, không họa tiết kết hợp cùng áo kiểu có dáng bèo nhún chính là màn kết hợp ngọt n...