Bị chuột cắn có nguy hiểm không? Làm gì khi bị chuột cắn?
Bị chuột cắn nhiều người lơ là và xem như bị các loại côn trùng cắn, chỉ cần bôi thuốc là sẽ khỏi. Tuy nhiên bạn có biết khi bị loài chuột cắn, bạn có nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm, nếu không kịp thời điều trị sẽ gây ra rất nhiều biến chứng?
Bị chuột cắn có làm sao không?
Bị chuột cắn có nguy hiểm không? Làm gì khi bị chuột cắn?
Chuột là động vật gây hại và trung gian lây truyền một số bệnh truyền nhiễm cho người, trong đó có những bệnh rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị.
Sau khi bị chuột cắn đa phần mọi người sẽ chủ quan và cho rằng đó là chuyện bình thường và không để tâm đến. Tuy nhiên với một số người sẽ gặp phải những triệu chứng:
Vẻ mặt nhăn nhó do cơ mặt cứng liên tục
Đau cứng cơ cổ, lưng, vai, cánh tay và đùi
Có cảm giác đau nhiều do nhịp tim nhanh, huyết áp tăng, sốt cao.
Một số căn bệnh nguy hiểm có thể mắc phải khi bị chuột cắn
Bệnh dịch tễ
Bệnh này có thể lây truyền sang người trực tiếp thông qua vết cắn hoặc vết cào của chuột bị bệnh. Có cách lây nhiễm bệnh khác gián tiếp thông qua việc tiếp xúc giữa bàn tay không được bảo vệ với các con chuột bị ốm, chết trong phòng thí nghiệm.
Người bị chuột cắn cũng có thể mắc bệnh Sodoku. Bệnh có thời gian ủ bệnh từ 5 ngày đến 4 tuần. Người bệnh khởi phát đột ngột với biểu hiện sốt cao trên 39 độ C, ớn lạnh, sốt từng cơn, sốt không có tính chu kỳ.
Video đang HOT
Các tổn thương bên ngoài tại vị trí bị chuột cắn có thể tự khỏi nhưng phần lớn các trường hợp sẽ xuất hiện ban xuất huyết hoại tử tại chỗ và có phản ứng của hạch khu vực. Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp phải các biểu hiện đau cơ, đau khớp, thậm chí dẫn đến viêm khớp.
Đa số các trường hợp bệnh Sodoku đều ở thể nhẹ, nhưng có một tỷ lệ nhỏ trường hợp có biểu hiện nặng, bệnh nhân các dấu hiệu của hệ thống thần kinh như: đau đầu, ảo giác, mê sảng dẫn đến hôn mê. Nếu không được điều trị tích cực bệnh có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh sốt Haverhill
Đây là bệnh sốt do chuột cắn nguyên nhân là do trực khuẩn Gram âm Streptobacillus moniliformis gây ra, thời gian ủ bệnh từ 3 đến 10 ngày với những biểu hiện như: sốt cao, gai rét, đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, xuất huyết ở gan bàn chân, bàn tay. Bệnh có thể tự khỏi mà không cần sử dụng khác sinh sau 10 đến 14 ngày.
Trường hợp nặng có thể để lại các biến chứng như viêm nội tâm mạc, nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm phổi, viêm màng não…
Bệnh vàng da xuất huyết
Một loại bệnh cũng thường gặp khi bị chuột cắn chính là bệnh vàng da xuất huyết gây ra từ xoắn khuẩn Leptospirose, thường sống ký sinh tại động vật gặm nhấm không gây bệnh cho chúng nhưng truyền nhiễm qua cho con người thông qua vết cào, cắn, đồ ăn dính phải nước bọt hay nước tiểu của động vật.
Thời gian ủ bệnh từ 7 đến 10 ngày, biểu hiện của bệnh bắt đầu là sốt, vàng da, vàng mắt, sưng huyết kết mạc, đau cơ kéo dài từ 4 đến 7 ngày sau đó da có màu cam, suy thận, vàng mắt, nổi nốt hồng ban.
Cách sơ cứu vết thương khi bị chuột cắn
Khi bị chuột cắn việc đầu tiên bạn cần làm là rửa sạch vết thương chuột cắn bằng xà phòng, tuyệt đối không được nặn máu vết thương vì có thể làm vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập vào hơn.
Việc đầu tiên bạn nên rửa tay bằng xà phòng
Sau khi rửa sạch bằng xà phòng thì sát khuẩn vết thương bằng cồn Iod. Băng vết thương lại bằng gạc sạch và khô, có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh vào vết thương sau khi băng lại bằng gạc sạch.
Cuối cùng bạn nên đến ngay bệnh viện để được sơ cứu, tiêm uốn ván ngay khi cần thiết. Đồng thời nghe theo các chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gây ra các bệnh nguy hiểm.
Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai nếu bị chuột cắn không nên tùy tiện sử dụng thuốc sát trùng mà cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Sau đó tiến hành sát trùng, đồng thời nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được khám bệnh, chích ngừa và cấp toa thuốc phù hợp dành cho thai phụ.
Muốn biết tuổi thọ bản thân hãy nhìn xuống bàn chân: Nếu có 2 dấu hiệu này, bạn là người tuổi thọ kém, nhiều bệnh tật
Nếu bạn không chắc liệu cơ thể mình có khỏe mạnh hay không, bạn có thể nhìn xuống bàn chân, nếu không có 2 dấu hiệu dưới đây nghĩa là sức khỏe của bạn rất tốt.
Theo báo cáo thống kê bảo vệ sức khoẻ thế giới năm 2010 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tuổi thọ trung bình của thế giới hiện là 71 tuổi. Tuy nhiên, tuổi thọ của mỗi người thường không giống nhau, dài hay ngắn còn tùy thuộc vào chính bản thân bạn.
Những người sống một lối sống lành mạnh và ăn uống đầy đủ sẽ có cơ thể khỏe mạnh hơn và nghiễm nhiên có tuổi thọ cao hơn. Bên cạnh đó, không ít người đã bị chẩn đoán mắc các căn bệnh nghiêm trọng như ung thư, tim mạch... do thói quen sinh hoạt không lành mạnh, từ đó khiến tuổi thọ bị rút ngắn.
Y học Trung Quốc ví đôi chân là "bộ não thứ hai" của con người, nếu bạn không chắc liệu cơ thể mình có khỏe mạnh hay không, bạn có thể nhìn xuống bàn chân, nếu không có 2 dấu hiệu dưới đây nghĩa là sức khỏe của bạn rất tốt.
1. Các đường gân trên chân rất cứng
Mặc dù bàn chân cách rất xa nội tạng người nhưng mỗi một vị trí trên lòng bàn chân lại chứa vô số dây thần kinh và mạch máu liên kết với mạch máu ở tim, cột sống và não... Chính vì vậy, chúng ta có thể biết được sức khỏe của cơ thể nhờ quan sát tình trạng của bàn chân.
Chúng ta có thể biết được sức khỏe của cơ thể nhờ quan sát tình trạng của bàn chân.
Ai cũng có những mạch máu nổi lên ở mu bàn chân, nhưng hầu hết mọi người vẫn quen gọi đó là gân. Nhiều người thường không mấy quan tâm đến phần gân chân nhưng thực tế đây là một bộ phận tiết lộ sự trường thọ.
Theo Y học Trung Quốc, khi bạn cúi đầu xuống và chạm vào những đường gân ở chân nếu thấy mềm nghĩa là quá trình lưu thông máu hanh thông, khỏe mạnh. Ngược lại, nếu phần gân này cứng thì đây rất có thể là dấu hiệu của chứng xơ cứng động mạch.
Nếu phần gân chân cứng thì đây rất có thể là dấu hiệu của chứng xơ cứng động mạch.
Xơ cứng động mạch hình thành sau một thời gian dài cơ thể ăn uống dư thừa chất, các chất cặn bã không được thải ra ngoài sẽ bám vào thành mạch và tạo ra sự xơ cứng. Khi huyết áp tăng, mảng xơ cứng đó có thể sụp đổ và biến thành một vật cản lưu thông của máu, khiến mạch máu đột ngột bị tắc nghẽn. Trong trường hợp nghiêm trọng, xơ cứng động mạch có thể gây nhồi máu não, bệnh tim mạch, đe dọa tính mạng.
2. Thường xuyên bị tê chân
Nếu bàn chân của bạn thường xuyên cảm thấy tê mỏi mà không rõ nguyên nhân, bạn nên quan sát chân thật kỹ càng. Bởi:
- Tê chân có thể là dấu hiệu của mạch máu bị tắc, dẫn đến tình trạng máu lưu thông bị cản trở, gây ra hiện tượng tê cục bộ ở bàn chân.
- Tê chân cũng có thể là dấu hiệu sớm của cơn đột quỵ. Hầu hết nạn nhân đột quỵ đều nhận thấy sự suy yếu, tê mỏi ở một hoặc hai chân. Ngoài ra, bệnh nhân còn có dấu hiệu mất thính giác, khó nói chuyện...
- Đối với bệnh nhân tiểu đường, khi đường huyết tăng, nó cũng sẽ gây ra một loạt các rối loạn chuyển hóa của các sợi thần kinh, dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên. Lúc này, sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác tê ở tứ chi, đặc biệt là phần chân.
Tê chân là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nhau.
Tê chân là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nhau, bạn nên theo dõi tình trạng sức khỏe, nếu tê chân đi kèm nhiều dấu hiệu nghi ngờ khác như mệt mỏi, giảm cân, đau thắt lưng... thì có thể đi khám để được chẩn đoán tình trạng sức khỏe, tránh ảnh hưởng đến tuổi thọ của bản thân.
Bàn chân của một người sống thọ sẽ như thế nào?
Một người sống thọ, khỏe mạnh sẽ xuất hiện rất nhiều đặc điểm ở bàn chân, cụ thể là:
- Bàn chân hồng hào: Y học cổ truyền Trung Quốc có phân biệt rõ 5 loại màu là xanh, đỏ, vàng, trắng và đen. Bàn chân của người có màu đỏ hồng là bàn chân khỏe mạnh nhất, có tuổi thọ tốt nhất. Ngược lại, bàn chân màu xanh là chân lạnh. Màu vàng là bất thường, có thể chủ nhân đang mắc bệnh gan hoặc túi mật, thiếu máu. Màu trắng hoặc đen có thể cơ thể lưu thông máu kém.
Bàn chân của người có màu đỏ hồng là bàn chân khỏe mạnh nhất, có tuổi thọ tốt nhất.
- Nhiệt độ chân vừa phải: Bàn chân của một người sống lâu sẽ có nhiệt độ giống với bàn tay của mình, không lạnh cũng không quá nóng.
- Móng chân hồng hào: Y học cổ truyền Trung Quốc cho biết, những người khỏe mạnh, sống lâu sẽ sở hữu móng chân màu hồng. Chính vì vậy, nếu bạn thấy rằng móng chân của mình đang dần trở nên nhợt nhạt hoặc chuyển sang màu vàng, màu trắng thì nên đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
Vì sao trẻ khô môi, khắc phục thế nào? Môi của tre sơ sinh bị khô luôn là hiện tượng bất thường cần co biên phap can thiêp tránh để nưt, loet gây đau đơn cho be. Những nguyên nhân gây khô môi ơ tre sơ sinh Tre sơ sinh khô môi do mất nước Nguyên nhân gây mất nước do hai yếu tố chủ yếu sau: một là thời tiết khô,...