Bị chồng mắng té tát vì gửi 20 triệu cho mẹ, tôi nói ra câu này khiến anh sượng trân!
Phát hiện thiếu 20 triệu đồng trong két sắt, chồng vội vàng gọi tôi về tra hỏi rồi mắng mỏ té tát.
Sau 7 năm kết hôn, vợ chồng tôi đã có của ăn của để trong nhà. Tuy nhiên chồng tôi vẫn giữ tính chi li, hà tiện như ngày xưa. Mọi chi tiêu trong nhà anh đều bắt tôi ghi chép đầy đủ, cứ cuối tuần anh lại soi lại 1 lần xem tôi có mua gì hoang phí không.
Cái tôi ghét nhất ở chồng mình đó là sự phân biệt bên nội, bên ngoại. Anh hào phóng với bố mẹ mình, còn với bố mẹ vợ thì hoàn toàn ngược lại. Cũng vì như thế nên chúng tôi hết lần này đến lần khác cãi nhau, đỉnh điểm như ngày hôm qua.
9 giờ sáng hôm qua khi tôi vừa đến cơ quan làm việc, chồng đã gọi điện ép tôi về nhà ngay vì có chuyện. Tôi hỏi thế nào anh cũng không nói, chỉ thấy anh đang rất giận dữ. Thế là tôi đành xin nghỉ 1 buổi để về nhà.
Lúc về đến nơi, chồng đã chạy ra lôi tôi xồng xộc vào trong nhà tra hỏi: “Em nói đi, nói đi, sao lại tự ý lấy 20 triệu trong két sắt hả? Em làm gì, tiêu pha cái gì mà không bàn với chồng đã tự ý lấy đi số tiền lớn như vậy?”.
Tôi vỗ trán, cũng là do mình nhiều việc nên quên mất, cũng là vì lúc lấy tiền chồng không có ở nhà. Tôi gật đầu thừa nhận với chồng: “Vâng, vừa hôm trước anh đi vắng, em lấy tiền gửi cho mẹ chữa bệnh…”.
Còn chưa để tôi nói hết câu, chồng đã chặn ngang: “Số tiền đó để hùn vốn mua đất với chị Thủy. Sao em có thể dễ dàng đưa tiền cho người khác như thế? Em mau lấy tiền về cho anh”.
Tôi ngớ người, nói với chồng: “Mẹ quan trọng hay tiền của anh quan trọng? Bố gọi lên bảo mẹ bị bệnh nên em mới gửi về đó. Anh bắt đầu quá đáng rồi đấy!”.
Thế nhưng chồng càng lớn giọng với tôi: “Em không biết suy nghĩ à? Mẹ em ốm dặt dẹo cũng mấy năm nay rồi. Bà cũng già rồi, có chữa thế, chữa mãi cũng vậy. Mà nhà em có 4 anh chị em, sao mỗi em phải chi tiền? Em làm gì cũng nên tính toán đi. Tiền mình kiếm bằng mồ hôi nước mắt chứ không phải lá mít đâu. Từ giờ đến tối em phải lấy tiền về ngay”.
Ảnh minh hoạ
Video đang HOT
Tôi tức quá nên cũng gào lên: “Thế em không mang về được thì sao? Sao anh có thể bất hiếu, ki bo, tính toán từng đồng với người nhà như vậy? Anh có thể ôm số tiền đấy một mình sống đến già không?”
Ấy vậy mà chồng vẫn không nhận ra sự ích kỷ của mình, anh vẫn bắt tôi đi đòi tiền về bằng được. Tôi đành đáp lại câu cuối cùng: “Được lắm, uổng công mẹ sinh ra anh”.
Lúc này chồng mới sững người vì biết người tôi gửi tiền là mẹ chồng chứ không phải mẹ đẻ. Anh lắp bắp hỏi xem mẹ anh bị làm sao mà cần phải đi viện. Tôi chán nản đẩy chồng ra không muốn trả lời. Anh vội vàng cầm máy gọi điện về cho bố mẹ đẻ của mình.
Thực tế, mẹ anh bị biến chứng tiểu đường cùng với máu nhiễm mỡ nhưng may mắn đã phát hiện kịp và có biện pháp chữa trị. Bố mẹ trách chồng tôi sao không nghe máy để họ phải gọi cho tôi hỏi chuyện tiền nong.
Sau khi biết sự thật, chồng mới xuống nước, nhẹ nhàng xin lỗi tôi. Thế nhưng qua sự việc này tôi đã nhìn ra bộ mặt thật của anh, anh chỉ biết có gia đình mình thôi. Tôi không biết khi gia đình bên ngoại gặp chuyện thì anh sẽ cư xử tệ tới mức nào.
Ly hôn chồng cũ, 16 năm tái hôn 6 lần, người phụ nữ đùng đùng quay về quê đòi quyền lợi vô lý!
Lý lẽ và sự vô lý của người vợ cũ khiến bất cứ ai cũng cảm thấy phẫn nộ!
Người phụ nữ tái hôn 6 lần trong 16 năm sau ly hôn
Thế giới rộng lớn có những câu chuyện không thể nào chấp nhận được. Đối với nhiều phụ nữ, tư tưởng của họ khiến người bên cạnh phải thất vọng tột độ. Bố mẹ dù có ly hôn cũng cố gắng đừng làm tổn thương đến con cái. Song không ít người vì sự ích kỷ, vì lợi ích bản thân mà không trọng coi tâm tư, tình cảm của con.
Câu chuyện của một người phụ nữ họ La lấy chồng họ Lưu ở An Huy (Trung Quốc) được chia sẻ.
Theo đó, đôi vợ chồng này cưới nhau được vài năm, có một cô con gái. Tuy nhiên tình cảm vợ chồng không tốt. Khi con gái mới được vài tuổi thì họ ly hôn. Bà La không muốn nuôi con nên để cho ông Lưu chăm sóc bé. Bản thân bà thì đi chỗ khác tái hôn, xây dựng cuộc sống riêng.
Có thể nói rằng, sau khi rời nhà họ Lưu thì bà La và chồng cũ không hề qua lại nữa. Cuộc đời họ như hai đường thẳng song song và không có điểm giao.
Ông Lưu kể câu chuyện liên quan đến vợ cũ.
Ông Lưu vất vả một mình nuôi con khôn lớn. Suốt nhiều năm sau đó, cô bé chỉ có bố, không biết đến mẹ mình bởi bà La chẳng một lần về thăm hay hỏi han đến con. Suốt 16 năm sau khi ly hôn, bà đã tái hôn đến 6 lần.
Tuy vậy, các mối quan hệ của bà không tồn tại được bao lâu và đời sống cũng chẳng lấy gì làm hạnh phúc. 16 năm trôi qua, cô con gái của ông Lưu và bà La cũng đã lớn, đến tuổi lấy chồng.
Ở Trung Quốc có phong tục nhà trai đưa tiền hồi môn qua cho nhà gái. Số tiền mà nhà trai hồi môn cho nhà gái là 100 nghìn NDT (khoảng 350 triệu đồng).
Đến lúc này, không hiểu bà La lấy được thông tin từ đâu mà biết con gái sắp lên xe hoa. Không thể ngồi yên, bà đã về quê đến nhà chồng cũ và yêu cầu được nhận toàn bộ 100 nghìn NDT của hồi môn đó.
Bà La từ xa về quê chồng cũ đòi tiền hồi môn của con gái.
Mẹ đòi phần trong của hồi môn của con gái
Theo lí lẽ của bà La, con gái do bà sinh ra. Khi ly hôn với chồng cũ bà không hề lấy một xu của anh ta. Bởi vậy bây giờ đến khi con gái lấy chồng, bà nên được giữ tất cả tiền hồi môn như một lẽ đương nhiên. Nếu như gia đình không mang đến tất cả thì trao cho bà 1 nửa số tiền đó, bà cũng sẽ chấp nhận.
Ông Lưu vô cùng phiền lòng về điều này. Trong suốt nhiều năm, một mình ông nuôi con gái. Bà La chưa từng bỏ một xu ra để nuôi con.
Mặc dù hồi cả hai vợ chồng ly hôn, bà không lấy gì trước khi ra đi nhưng thực tế lúc đó hai vợ chồng cũng chẳng có gì cả.
Rắc rối nảy sinh chỉ vì lần quay lại nhà chồng của bà La. Người phụ nữ này thậm chí không có mức độ, nhiều lần đến nhà để gây rối và phá hủy hôn lễ của con gái để lấy bằng được tiền hồi môn.
Ông Lưu không còn cách nào khác là phải tìm đến hòa giải viên, hi vọng chuyện hòa giải giữa hai bên sẽ tiến hành thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, bà La vẫn không buông tha, liên tục cho rằng mình là mẹ đẻ của con gái, mình cũng cần nhận được khoản hồi môn khi con lấy chồng.
Đến cuối cùng, ông Lưu và con gái đã chấp nhận thỏa hiệp để bà La nhận tiền rời đi, cam kết không được làm phiền nữa.
Đến lúc này, tình nghĩa vợ chồng hay chút gì thương mến của gia đình họ Lưu dành cho bà La đã mất hoàn toàn.
Cuộc hôn nhân tan vỡ, cả hai không có lỗi lầm gì với nhau, chỉ là cuộc sống không hợp nên quyết định chia tay. Ông Lưu và bà La nên bình thản, sống cuộc đời của mình. Nhiều người cho rằng, bà La vì tiền thì không còn biết xấu hổ, chuyện ly hôn đã 16 năm còn lôi ra nói lại để "nhận phần" trong khoản hồi môn của con. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của chồng cũ mà với cô con gái cũng không thể yên ổn nổi.
Người ta chỉ có thể hi vọng người phụ nữ này đừng làm phiền cuộc sống riêng của nhà chồng cũ và con gái nữa.
Thế mới nói, chuyện ly hôn của cha mẹ không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của con cái ngay từ giây phút đó. Đến sau này, chính nó cũng trở thành điều rắc rối to lớn xuất phát từ sự ích kỷ của người lớn.
Chia tay đòi quà phiên bản đời thực 'cực gắt' Sau khi chia tay, người đàn ông đã gửi danh sách cực chi tiết về các khoản chi trong lúc còn yêu đương để đòi tiền bạn gái cũ. Người đàn ông ở thành phố Thượng Hải bất ngờ trở thành tâm điểm chỉ trích của dư luận Trung Quốc, sau khi người này đòi bạn gái cũ bồi thường số tiền bản...