Bị chồng cũ dùng búa đập vào đầu vì không chịu nối lại tình cảm
Đến tìm vợ cũ với mong muốn nối lại tình xưa, thế nhưng, người vợ vẫn nhất quyết cự tuyệt. Bực tức, Thông liền dùng búa và dao tấn công vợ cũ dẫn đến thương tích nặng.
Ngày 4/8, TAND tối cao tại TPHCM mở phiên tòa xét xử phúc thẩm và tuyên phạt bi cáo Nguyễn Văn Thông (SN 1961, ngụ quận Bình Thạnh) 16 năm tù về tội “Giết người”.
Theo bản án sơ thẩm, vào khoảng tháng 1/2011, Thông và bà Nguyễn Thị Huệ tổ chức đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn. Khi về sống chung với nhau một thời gian, cả hai thường xuyên xảy ra mâu thuẫn.
Bị cáo trước vành móng ngựa
Đến ngày 27/7/2012, Thông đồng ý chia tay bà Huệ nhưng với điều kiện bà này phải đưa cho Thông 10 triệu đồng. Sau khi nhận tiền, Thông bỏ ra ngoài sống riêng.
Khoảng 11h ngày 3/8/2012, Thông đến tiệm Internet ở phường 19, quận Bình Thạnh tìm bà Huệ để nói chuyện hàn gắn tình cảm.
Biết chồng vẫn chưa thay đổi tính nết nên bà Huệ nhất quyết cự tuyệt tình cảm. Bà Huệ bỏ vào nhà thì Thông đi theo sau để năn nỉ.
Nhưng khi đến giữa nhà, Thông liền lấy búa đập vào đầu bà Huệ rồi dùng dao cứa thêm nhiều nhát vào cổ của bà này.
Thấy vậy, nhiều người chơi tại tiệm Internet lao vào căn ngăn và đánh trả Thông khiến anh này bỏ chạy.
Bà Huệ được người dân đưa đi cấp cứu kịp thời nên may mắn thoát chết nhưng để lại thương tích 22%.
Video đang HOT
Sau khi gây án, Thông liền bỏ trốn. Đến ngày 25/11/2012, Thông bị bắt theo lệnh truy nã.
Tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX nhận thấy hành vi của bị cáo là vô cùng nguy hiểm cho xã hội và xem thường pháp luật. Chỉ vì không nối lại được tình cảm mà bị cáo đã nhẫn tâm dùng búa đập và lấy dao cắt vào cổ vợ mình. Vì vậy, HĐXX không chấp nhận kháng cáo và giữ nguyên mức án sơ thẩm đối với Thông.
Quế Sơn
Theo Dantri
6 trường hợp không bị hoãn xuất cảnh khi thi hành án dân sự
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.
Nghị định quy định rõ nhữngđối tượng được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án và chi phí thi hành án.
Theo Nghị định, đương sự có thu nhập không đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu để sinh sống bình thường hoặc bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn hoặc thuộc diện neo đơn, tàn tật, ốm đau kéo dài được xét giảm 1/2 chi phí cưỡng chế thi hành án phải nộp.
Còn đương sự thuộc diện gia đình chính sách, có công với cách mạng đã thi hành được ít nhất 1/2 chi phí cưỡng chế thì có thể được xét miễn chi phí cưỡng chế thi hành án còn lại.
Để được miễn, giảm chi phí trên, đương sự phải làm đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án, trong đó nêu rõ lý do đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án.
Đương sự có khó khăn về kinh tế, thuộc diện neo đơn thì phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú, sinh sống hoặc xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi người đó nhận thu nhập.
Đương sự là gia đình chính sách, có công với cách mạng phải có giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để chứng minh.
Đương sự bị tàn tật, ốm đau kéo dài phải có tóm tắt hồ sơ bệnh án được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận.
Trường hợp không chịu phí thi hành án
Nghị định cũng quy định rõ người được thi hành án không phải chịu phí thi hành án khi được nhận các khoản tiền, tài sản thuộc các trường hợp sau:
1- Tiền cấp dưỡng; tiền bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; tiền lương, tiền công lao động; tiền trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc; tiền bảo hiểm xã hội; tiền bồi thường thiệt hại vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động.
2- Khoản kinh phí thực hiện chương trình chính sách xã hội của Nhà nước xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, các khoản kinh phí trực tiếp phục vụ việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục của nhân dân không vì mục đích kinh doanh mà người được thi hành án được nhận.
3- Hiện vật được nhận chỉ có ý nghĩa tinh thần, gắn với nhân thân người nhận, không có khả năng trao đổi.
4- Số tiền hoặc giá trị tài sản theo yêu cầu thi hành án không vượt quá hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định.
5- Khoản thu hồi nợ vay cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong trường hợp Ngân hàng cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
6- Bản án, quyết định của Tòa án xác định không có giá ngạch và không thu án phí có giá ngạch khi xét xử.
7- Tiền, tài sản được trả lại cho đương sự trong trường hợp chủ động thi hành án quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự.
Theo Nghị định, người phải thi hành án đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định về tiền, tài sản mà thuộc các trường hợp theo quy định thì có thể không bị xem xét tạm hoãn xuất cảnh.
Cụ thể, người phải thi hành án đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định về tiền, tài sản mà thuộc 6 trường hợp dưới đây thì có thể không bị xem xét tạm hoãn xuất cảnh:
1- Có đủ tài sản để thực hiện nghĩa vụ và đã ủy quyền cho người khác thay mặt họ giải quyết việc thi hành án liên quan đến tài sản đó; việc ủy quyền phải có công chứng và không được hủy ngang.
2- Đã ủy quyền cho người khác mà người được ủy quyền có đủ tài sản và cam kết thi hành thay nghĩa vụ của người ủy quyền; việc ủy quyền phải có công chứng và không được hủy ngang.
3- Có sự đồng ý của người được thi hành án.
4- Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án mà không có căn cứ chấp nhận yêu cầu thi hành án quá hạn.
5- Là người nước ngoài phạm tội ít nghiêm trọng đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc không có tài sản, thu nhập tại Việt Nam, có đơn cam kết thực hiện nghĩa vụ sau khi về nước. Đơn cam kết phải có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam của nước mà người đó có quốc tịch về việc đôn đốc người đó thực hiện nghĩa vụ thi hành khoản thu, nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6- Có văn bản của cơ quan Công an hoặc cơ quan đại diện ngoại giao đề nghị cho xuất cảnh trong trường hợp cá nhân là người phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc không có tài sản, thu nhập tại Việt Nam nhưng không được người được thi hành án cho xuất cảnh hoặc không xác định được địa chỉ của người được thi hành án hoặc người được thi hành án là người nước ngoài đã về nước và các trường hợp đặc biệt khác.
Việc xuất cảnh trong trường hợp này do Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định.
Ngọc Quang
Theo giaoduc
Vụ "áp giải học sinh ở trường": Phó chánh án Tòa án tối cao lên tiếng Phó Chánh án cho biết, việc này do người thi hành thực hiện trên cơ sở tòa án ban hành quyết định thi hành án. "Hai hôm trước, tôi đã ký kháng nghị và tạm đình chỉ thi hành án. Khi nhận được quyết định, trại giam sẽ trả tự do cho cháu Đỗ Quang Thiện (SN 1995). Sau khi Tòa hình sự...