Bị cho thôi việc vì quên mừng tuổi của con sếp
Đầu năm tới làm, tôi hoảng hồn khi nhận được quyết định cho thôi việc…
Mới sáng đến, tôi còn hí hửng chào mời, tay bắt mặt mừng, chúc tụng từ ngoài vào trong, chào hỏi năm mới với cả mấy bác bảo vệ thì đùng một cái nhận được tin sét đánh ngang tai. Chỗ bàn làm việc của tôi trống trơn, đồ đạc được dọn dẹp ngăn nắp, không biết ai rảnh rỗi dọn hộ. Tôi còn nghĩ là do cô tạp vụ. Nhưng khi ngồi vào thì ngay lập tức tôi bị gọi vào văn phòng làm việc của sếp. Chẳng hiểu vì lý do gì, sếp cho tôi cái quyết định thôi việc to bằng bàn tay.
Tôi hoang mang chưa hiểu chuyện gì xảy ra và thì bỗng một suy nghĩ rất hài hước loáng thoáng trong đầu: “Chẳng lẽ sếp đùa mình, sau đầu năm lại đùa ác thế, mới năm mới ra đã đùa cho thôi việc”. Tôi còn hi vọng trong đó là phong bao lì xì do chính tay sếp trao tặng. Nhưng không, nét mặt nghiêm nghị kia là của sếp lúc nóng giận, một thời gian làm việc cùng sếp tôi đã hiểu được phần nào.
Quên mừng tuổi con sếp (ảnh minh họa)
Tôi bị cho thôi việc thật nhưng lý do chính đáng thì vẫn chưa hiểu. Đầu năm lên đã bị sếp cho nghỉ, kế hoạch trong năm đã nộp cả rồi, và sếp cũng đã duyệt, tôi làm gì thất lễ tới độ sếp phải làm như vậy. Có vẻ như tôi đã phạm phải tội lớn.
Thấy tôi buồn và không hiểu, nét mặt u sầu, anh bạn đồng nghiệp ghé tai tôi hỏi nhỏ: “Này, có biết vì sao bị cho thôi việc không? Thôi đi cho sớm, mấy nữa anh kiếm được chỗ anh cũng nghỉ cho lành. Cái ông sếp dở hơi này thì trụ ở đây cũng khổ cái thân mà thôi. Chú không biết vì sao chú bị thôi việc à. Chú có lì xì con sếp không, có tới chúc Tết gia đình sếp không?”.
Video đang HOT
À thì ra là vậy. Nếu đúng lý do ấy thì quả là không sai đâu được. Tôi không làm hai cái việc mà anh bạn đồng nghiệp nói bao giờ. Từ trước tới giờ tôi đều không làm, chứ không phải từ lúc nào công ty này. Nhưng công ty này có lệ khác, cái lệ mà tôi không biết được và cũng chẳng ai nói cho tôi hay dù mọi người biết hết.
Số là, ông sếp vốn tính sĩ diện hão, dù có tiền nhưng vẫn thích thể hiện với bạn bè, họ hàng và nhất là bà vợ cũng không kém phần long trọng là được nhân viên yêu mến, kính trọng, nể nang. Mà điều ấy lại thể hiện ở những món quà đắt tiền, ở những xấp tiền mừng tuổi cho con sếp và ở sự gần gũi với gia đình sếp trong ngày Tết. Và thế là tôi đã &’phạm quy’ và &’dính chưởng’, thế nên tôi bị cho thôi việc không lý do như vậy.
Nói là không lý do thì cũng không đúng, chỉ là lý do không ở chất lượng công việc, mà ở thái độ với sếp, ở cái phong bì lì xì cho con sếp. Tôi đang băn khoăn không hiểu tại sao lại có tục lệ như vậy, tại sao sếp lại có thể dễ dàng cho nhân viên thôi việc vì cái chuyện cỏn con như thế. Phải chăng sếp mắc bệnh sĩ diện nặng hay nghĩ người ta khinh mình, nhân viên không tôn trọng mình nên mới không tới tết?
Tôi ra đi, mang theo cả đống đồ và bản kế hoạch. Đồng nghiệp không nói thì làm sao tôi biết làm làm theo lệ. Lòng tôi nặng trĩu vì có một điều mãi tôi vẫn không hiểu, &’ông ấy làm sếp kiểu gì mà lại cần cái sự tự trọng, sự kính nể đến vậy. Hóa ra từ trước tới giờ ông ấy không được kính nể, hay ông ấy là người tham của, trả lương cho nhân viên rồi bóc lột nhân viên kiệt sức bằng phong bì, quà cáp? Nếu như vậy thì có thật sự xứng làm sếp hay không”? Xem ra cần phải tới một môi trường khác, một chỗ làm mới, gặp một người lãnh đạo mới tôi mới giải đáp được thắc mắc này.
Theo VNE
Cánh mày râu gặp "ác mộng" Kim Tan
Thấy chị em công sở nhắc đến Kim Tan là tôi lại thấy đau đầu, khó chịu vô cùng.
Gần đây, cơ quan tôi đang rộ lên "phong trào" Kim Tan. Ở đâu, làm gì cũng thấy các cô gái trẻ thao thao bất tuyệt về anh này. Nhiều lúc tôi tò mò muốn hỏi, anh ta là ai mà sao mỗi lần nhắc đến, mắt của các cô lại sáng rực lên như vậy?
Sáng nay, tôi ghé sớm vào văn phòng lấy giấy tờ để ra ngoài gặp khách hàng, bất thình lình thấy cô lễ tânmắt cứ dán vào màn hình máy tính xuýt xoa "ủ ôi, anh đẹp trai thế!". Tôi ngó nghiêng xem anh chàng là ai để trêu cô bé nhưng vừa nhìn qua thì đã biết ngay là anh chàng diễn viên Hàn Quốc. Nghe cô bé nói mới biết đây là "anh Kim Tan" đang khiến chị em công sở chết mê chết mệt.
"Theo cái nhìn của cánh mày râu, công nhận nhìn Kim Tan này đúng là mỹ nam nhưng làm gì đến mức cả 2/3 phụ nữ trong công ty ngả nghiêng như điếu say vậy?." Vừa nghe tôi nhận xét, cô bé đã nhảy dựng lên bênh vực anh chàng da trắng môi đỏ kia. Nào là: "Anh không biết chứ Kim Tan là mẫu đàn ông tuyệt vời, yêu táo bạo, quyết đoán nhưng vẫn rất lãng mạn", nào là "Anh ấy không tốt tại sao lại được nhiều cô gái yêu mến đến vậy?".
Hình như Kim Tan có sức ảnh hưởng còn mạnh hơn cả bão Hải Yến, anh đã "quật ngã" bao trái tim si tình của các cô, các chị ở cơ quan tôi. Mấy cô hàng ngày vẫn đi làm trễ cả vài chục phút nhưng từ khi có Kim Tan, ngày nào họ cũng đến sớm hơn cả nửa tiếng chỉ để cập nhật thông tin về anh chàng này. Thậm chí, chị Hòa - một phụ nữ trung niên khó tính cũng ngả nghiêng về anh chàng xứ Kim Chi này, hễ anh nào lỡ miệng chê Kim Tan là chị lại nhảy ngược lên bảo: "Cậu đã bằng một góc của cậu ta chưa mà phán xét như vậy?".
Hễ đi ra ngoài thì không sao nhưng khi có mặt ở công ty là y như rằng, cái tên Kim Tan khiến tôi chóng cả mặt, đau cả đầu.
Hình ảnh lãng mạn trong phim Người thừa kế khiến nhiều cô gái mê mẩn
Chưa hết, khu xóm trọ tôi ở, mấy cô bé tuổi teen cũng "nháo nhào" vì anh Kim Tan không kém. Thứ 4, thứ 5 hàng tuần có lịch chiếu phim anh này đóng, y như rằng các cô tụm năm tụm bảy đầu nhà bàn luận như chuyện chiến sự. Khổ nhất là ngày cuối tuần tưởng được ở nhà nghỉ ngơi thỏa thích, tôi lại bị hai cô nữ sinh phòng đối diện phá bĩnh bằng những bản nhạc phim Hàn ỉ ê, sướt mướt.
Choáng ngợp hơn khi trên các diễn đàn học tập cũng có rất nhiều chủ đề bàn luận về anh chàng Kim Tan này. Nhiều cô gái "cuồng" đến mức ghép ảnh mình tình tứ với anh chàng Kim Tan, viết những status lâm li, bi đát hay liên tục đổi ảnh cover, avatar về nhân vật này một cách chóng mặt.
Dù không muốn để tâm nhưng hình ảnh Kim Tan cứ đập vào mắt khiến nhiều đêm tôi cũng gặp phải "ác mộng" vì anh chàng này. Chẳng hiểu từ bao giờ, tôi bắt đầu tỏ ra khó chịu và ác cảm với nhân vật nam ẻo lả, bóng bẩy đó.
Vẫn biết, những bộ phim hay sẽ giúp người xem được giải trí sau những giờ căng thẳng, mệt mỏi. Tuy nhiên, không hẳn bộ phim nào cũng mang lại giá trị tốt đẹp, nhân văn thực sự.
Hiện nay nhiều thể loại phim dễ khiến con người ta mê mẩn và thần tượng quá mức, quên dần những điều thực tế ngoài cuộc sống. Nhiều người hâm mộ thái quá dễ bị nhấn chìm trong mộng tưởng của cảnh phim, không phân biệt được đâu là phim, đâu là đời thường, dẫn đến lối sống viển vông, ảo tượng.
Yêu nhân vật, thích một hình tượng là quyền tự do và khao khát của mỗi người. Nhưng tôi nghĩ dù thần tượng đến mấy cũng nên biết điểm dừng. Các bạn trẻ cần cân nhắc những hành động và kiểm soát chính cảm xúc của mình, không nên để những hiện tượng xấu như "khóc lóc đòi tự tử vì thần tượng, mắng cha chửi mẹ vì thần tượng..." tiếp tục xảy ra chỉ vì hâm mộ một nhân vật không có thực trong cuộc sống.
Theo VNE
Sợ hãi những cô gái yêu cuồng sống vội Những lúc giận dỗi người yêu, Oanh chìm trong men rượu và đập phá hết đồ đạc trong phòng. " Cuồng yêu" đang dần trở thành hiện tượng tâm lý phổ biến của không ít bạn trẻ hiện nay. Nhiều hệ lụy kéo theo đó, khiến không ít những sự việc đau lòng xảy ra không chỉ với riêng bản thân các bạn,...