Bị chó tha mất suất ăn trưa, cô gái “cười ra nước mắt” khi biết nguyên nhân
Một nữ sinh viên đại học ở Trung Quốc đã đặt mua một suất cơm trưa để ăn tại trường.
Tuy nhiên khi xuống nhận cơm thì mới phát hiện ra chú chó hoang trong trường đã tha đi mất, đến khi biết lý do cô gái mới ngã ngửa.
Cụ thể, nữ sinh viên đã đặt một suất cơm theo thực đơn lành mạnh bao gồm các loại rau và trứng. Khi cơm được đưa đến nơi, nữ sinh có việc bận nên nhờ người giao hàng để tạm dưới tầng.
Chú chó vất vả “trộm” suất cơm của nữ sinh viên đến lúc mở ra mới biết toàn những đồ không thể ăn được. Ảnh: Sohu
Đến khi xong việc, nữ sinh và bạn mình xuống dưới lấy đồ ăn thì phát hiện hộp cơm của mình đã bị một con chó hoang đi lạc trong khuôn viên trường tha đi.
Nữ sinh và bạn rất tò mò chú chó sẽ làm gì với suất cơm của mình nên đã đi xem thử thì phát hiện suất cơm vẫn còn nguyên vẹn ở một góc, thậm chí chú chó vẫn không động đến một miếng nào.
Sau khi nhìn lại hộp cơm của mình cô gái và bạn đã nhìn nhau cười. Bởi lẽ, suất cơm theo chế độ lành mạnh của cô gái thậm chí không có một thứ gì để chú chó có thể ăn được.
Nữ sinh đại học đã nhanh chóng chia sẻ những hình ảnh và câu chuyện của mình lên mạng xã hội. Cư dân mạng vô cùng thích thú với câu chuyện của cô gái, không ít người để lại bình luận hài hước như:
“Con chó chắc chắn sẽ nghĩ: Không ngờ đồ ăn của sinh viên đại học còn tệ hơn đồ ăn của tôi”
“Chó mà biết nhìn số điện thoại, sau này thấy số nữ sinh chắc chạy xa cả mét”
“Chắc chắn lúc cún con mở hộp cơm ra con tim cũng đau đớn rụng rời”
“Khổ thân, vất vả lắm mới trộm được đồ ăn, hóa ra lại đồ chay”
“Cún con sao vui nổi đây, hao hết sức lực chạy trốn, trăm đắng ngàn cay trộm đồ ăn, nào ngờ một miếng thịt cũng chẳng có!”
“Cơm nước kiểu gì đến chó còn không buồn ăn”.
Nữ sinh viên không chân vẫn chạy xe máy đi học, di chuyển bằng đầu gối suốt 25 năm
Lớn lên ở viện mồ côi, cô gái 25 tuổi dị tật 2 chân bỏ qua mặc cảm bị trêu chọc để trở thành cô giáo.
Một ngày đầu tháng 7/2022, chúng tôi gặp Phạm Thị Thu Thủy (SN 1997) trong khuôn viên trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Đeo chiếc ba lô nhỏ trên người, Thủy thoăn thoắt dùng 2 đầu gối của mình để di chuyển về phía dãy hành lang tự học. Suốt 4 năm qua, cô nữ sinh năm 4, khoa Giáo dục đặc biệt đã đến trường bằng đầu gối và nuôi dưỡng ước mơ cho bản thân mình.
Gặp cô gái 25 năm đi bằng đầu gối: "Em ước mơ được làm cô giáo"
- Đi vầy có đau lắm không em?
Video đang HOT
- Dạ không, em quen rồi. Trước chưa có "đôi dép" này, chân em sưng, viêm cả. Giờ thì khỏe lắm ạ!
- Gặp Thủy, thấy em lúc nào cũng cười vui vẻ.
- Dạ, em không cho phép mình buồn, nếu có buồn chỉ một chút rồi thôi. Vì em đặc biệt mà!!!
Dù di chuyển bằng đầu gối khó khăn nhưng suốt 25 năm qua, Thủy vẫn đang cố gắng từng ngày để theo đuổi ước mơ của mình
Vừa nói, Thủy cười lạc quan, qua lớp kính cận, đôi mắt sáng, trong trẻo của cô nữ sinh đại học có chút gì đó rưng rưng.
Em không biết cha mẹ em là ai...
Vừa mở mắt chào đời, Thủy đã được các cô chú trong làng Hòa Bình (BV Từ Dũ) đón về chăm sóc khi người mẹ đành đoạn bỏ rơi em. Đau đớn hơn, Thủy không giống như những đứa trẻ bình thường khác khi cơ thể của em gặp nhiều khiếm khuyết. Trong ký ức của Thủy, điều em có thể nhớ chính là những lần em bị bạn bè trêu chọc, đem ngoại hình khác lạ của mình ra bàn tán. Và cũng vì, em là đứa trẻ vô thừa nhận, chẳng có cha mẹ...
Đôi mắt thoáng buồn của Thủy khi nhắc đến việc em bị bạn bè trêu chọc lúc nhỏ
"Em rất muốn được đi học nhưng ngay ngày đầu tiên vào lớp 1, em bị các bạn kêu không cha không mẹ, đi bằng đầu gối kìa. Lúc đó em không muốn đi học nữa.
Khoảng thời gian cấp 1, em không thích và rất ghét cha mẹ em, em nghĩ vì cha mẹ mà em bị trêu chọc. Ước gì cha mẹ đừng sinh ra con ra. Lúc đó em chỉ biết trách cha mẹ tại sao sinh ra em rồi để em như vậy, sau này lớn hơn, em mới hiểu ra dù cha mẹ có thế nào đi nữa vẫn là cha mẹ của em. Em không cho phép mình đối xử tệ với cha mẹ...", Thủy nghẹn lời.
Vừa chào đời, Thủy đã không giống như bao đứa trẻ bình thường khác khi cơ thể em gặp nhiều khiếm khuyết
Vượt qua nỗi mặc cảm của bản thân, bỏ qua những lời bàn tán từ bạn bè với rất nhiều ánh nhìn không thiện cảm, Thủy dần dần lớn lên trong vòng tay bảo bọc của các cô chú làng Hòa Bình, niềm khát khao được học, được phát triển của bản thân trong em lớn hơn bao giờ hết. Năm cấp 2, Thủy được chuyển vào trường chuyên biệt dành cho người khuyết tật, được gặp gỡ những người có hoàn cảnh giống như mình, Thủy đã dần lấy lại sự tự tin và cố gắng cho ước mơ của mình.
"Trước đây em luôn nghĩ em là người thiệt thòi và kém may mắn. Nhưng khi em nhận ra được giá trị của bản thân, em thấy mình may mắn vì mình đặc biệt. Đặc biệt vì em khác mọi người, em luôn có một năng lượng tích cực và em hạnh phúc vì điều đó.
Vượt qua nhiều khó khăn, cô gái trẻ đang dần thực hiện hóa ước mơ thành cô giáo của mình
Khi em học cấp 2, 3 chung với các bạn khuyết tật, em được là chính mình, em không còn co mình lại vì sợ những ánh nhìn từ mọi người bình thường khác. Em nhận ra chỉ có làm cô giáo, em mới có thể dạy các bạn khuyết tật giống như em, truyền cho các bạn sự tự tin, kiến thức của mình. Bản thân em luôn suy nghĩ mình phải là chính mình, phải nỗ lực để ngày một tốt hơn, trở thành phiên bản tốt nhất, đặc biệt nhất.
Em chỉ muốn các bạn giống như em tự tin hơn, cứ tích cực sống, mạnh dạn với mọi người xung quanh và đừng bao giờ từ bỏ ước mơ của mình", Thủy hào hứng nói.
Chiếc xe máy dành cho người khuyết tật là người bạn đồng hành giúp em di chuyển đến trường
Vì em đặc biệt!
Trải qua những ngày tháng "khổ luyện", Thủy đã trúng tuyển vào ngành Giáo dục đặc biệt, trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Cuộc sống của cô gái trẻ bước qua một trang mới, vui nhiều mà buồn cũng không ít.
Ngày bước chân vào giảng đường đại học, không có cha mẹ bên cạnh, chiếc xe lăn là bạn đồng hành cùng Thủy. Thời gian đầu vì di chuyển quá nhiều bằng 2 đầu gối, Thủy bị viêm khớp nặng, sưng tấy khiến nước mắt của cô gái trẻ cứ thế rơi.
Đôi chân "không mỏi" của Phạm Thị Thu Thủy, cô sinh viên năm 4 - trường ĐH Sư phạm TP.HCM
"Ban đầu do em di chuyển nhiều nên bị viêm chân, em rất buồn, phải ngồi xe lăn hoàn toàn, không thể di chuyển được. Sau đó được y bác sĩ hỗ trợ, có một bạn hi sinh cõng em lên tới lầu 3 của trường, em nghĩ mình không từ bỏ ước mơ bởi em cố gắng không chỉ riêng cho em mà còn cho những người ủng hộ, giúp đỡ em.
Dù có khó khăn gì đi chăng nữa, em luôn tự nói với chính mình, có rất nhiều người ở bên dõi theo hành trình của em", Thủy tâm sự.
Chỉ vào đôi giày "đặc biệt" của mình, Thủy cho biết ban đầu em toàn dùng đầu gối để di chuyển trên đất nên rất đau. Chính các cô ở làng Hòa Bình đã thiết kế đôi giày dành riêng cho Thủy, em đã bật khóc khi nhận món quà đặc biệt này.
Thời gian rảnh, Thủy còn làm hoa để tặng cho các em bé đặc biệt của mình
"Em bước vào trường bằng 2 đầu gối nhưng không vì thế mà em buồn, tủi thân đâu. Ở đây các bạn và thầy cô luôn dành sự trân trọng cho em, em tự tin hoà nhập với mọi người.
Nhiều lúc chạnh lòng, em cũng buồn lắm. Nhưng em chỉ cho phép mình buồn một ngày rồi thôi. Vì buồn hoài cũng không giải quyết được vấn đề, chỉ có năng lượng tích cực thì mình mới có ý tưởng, tiếp tục đi xa hơn trong công việc, nhận được sự yêu thương của mọi người", Thủy chia sẻ.
Cô gái trẻ tràn đầy năng lượng khi giao tiếp với bạn bè, mọi người xung quanh!
Để thực hiện ước mơ trở thành cô giáo, Thủy cho biết em ngoài việc học tập trên giảng đường, em cũng tham gia các hoạt động cộng đồng, bắt đầu xin việc ở các trung tâm, dạy thêm cho trẻ đặc biệt. Còn ước mơ xa hơn, Thủy rưng rưng nước mắt.
"Em muốn tìm lại cha mẹ. Dù cha mẹ có gì đi chăng nữa vẫn là cha mẹ của em.
Con chỉ muốn nói với cha mẹ là, con yêu cha mẹ rất là nhiều, dù cha mẹ đang ở đâu, con chỉ mong cha mẹ giữ sức khỏe và hãy chờ con, con sẽ đi tìm cha mẹ".
Ước mơ xa hơn của Thủy là một ngày nào đó, em tìm được cha mẹ của mình
Suốt buổi trò chuyện, điều chúng tôi cảm nhận được là một Thu Thủy vô cùng đặc biệt. Bỏ qua những điều chưa trọn vẹn với mình, sự tự tin, lạc quan và nụ cười là thứ luôn thường trực trên khuôn mặt của Thủy. Trước ống kính máy quay, trước những câu hỏi có thể khiến cô gái trẻ chạnh lòng, Thủy vẫn tự tin vì em là em, luôn đặc biệt với chính mình.
"Đến hiện tại, em nghĩ em là một người hạnh phúc, vì sau quá trình lớn lên, em có tình yêu thương của tất cả mọi người.
Em cảm ơn làng Hòa Bình, BV Từ Dũ đã dành sự yêu thương, nuôi nấng và giúp em có được ngày hôm nay, cho em có cuộc sống này. Đặc biệt, em muốn nói với tất cả mọi người, hãy luôn là chính mình, dù mình là người khuyết tật hay là ai đi chăng nữa, mình là độc quyền. Không ai giống ai cả, cứ tự tin lên dù như thế nào cũng sẽ có hướng giải quyết cho bản thân mình và cho tất cả mọi người".
Cảm ơn em vì đã luôn đặc biệt với chính mình!
Chúc cho những dự định, hành trình sau này của Thủy sẽ luôn gặp nhiều may mắn. Cảm ơn em, cô gái đặc biệt giữa lòng Sài Gòn.
Vụ viết thư "xin ngủ cùng em đêm nay": Nữ sinh viên rút đơn, người đàn ông phủ nhận Công an quận Hoàng Mai thụ lý, điều tra vụ nữ sinh viên nhận được thư xin "ngủ cùng em đêm nay". Ngày 4-7, nguồn tin cho biết Công an phường Đại Kim (quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) đã chuyển hồ sơ vụ một cô gái tố bị người đàn ông quấy rối xảy ra tại phường lên Công an quận Hoàng...