Bị chỉ trích thăm Crimea, Putin mượn lại “lá bài dân tộc”
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 17/8 một lần nữa tuyên bố người Nga và Ukraine là một dân tộc.
Ông đồng thời tiếp tục bày tỏ tin tưởng Kiev sẽ cùng với Moscow xây dựng tương lai của mình.
Phát biểu trong cuộc gặp các hội xã hội dân tộc của Crimea, ông Putin cho rằng thực tế đáng xấu hổ hiện nay, đó là việc đặt toàn bộ quốc gia rộng lớn của châu Âu này dưới quyền quản lý từ bên ngoài với các vị trí chủ chốt trong chính phủ và khu vực thuộc về các công dân nước ngoài.
Tổng thống Putin nhiều lần khẳng định Nga và Ukraine là một dân tộc
Thực ra đây không phải là lần đầu tiên ông Putin khẳng định người Nga và người Ukraine là một dân tộc. Vào ngày 18/3 năm nay, kỷ niệm 1 năm ngày Crimea sáp nhập vào Nga, Tổng thống Putin nhấn mạnh:
“Ở Nga, chúng ta luôn coi người Nga và người Ukraine là một dân tộc. Giờ đây tôi vẫn nghĩ như vậy. Tất nhiên, chủ nghĩa dân tộc vẫn thường gây hại và nguy hiểm. Tôi tin rằng, nhân dân Ukraine sẽ đánh giá một cách khách quan và đúng đắn hành động của những người đã đẩy đất nước tới tình cảnh như ngày hôm nay.
Video đang HOT
Về phần mình, chúng ta sẽ làm tất cả có thể từ phía chúng ra để Ukraine vượt qua giai đoạn phức tạp này trong sự nghiệp phát triển của mình và để có thể nhanh nhất khôi phục lại các mối quan hệ bình thường giữa hai quốc gia. Và chính chúng ta, chúng ta sẽ tiến về phía trước. Chúng ta sẽ củng cố quốc gia của chúng ta, củng cố đất nước chúng ta”.
Như vậy, lá bài dân tộc một lần nữa lại được Tổng thống Nga Vladimir Putin sử dụng trong bối cảnh chuyến thăm Crimea vào ngày 17/8 của ông đang vấp phải sự chỉ trích dữ dội từ chính quyền của Tổng thống Ukraine, ông Poroshenko.
Trên Facebook của mình, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã gọi chuyến thăm Crimea của ông Putin là “thách thức đối với toàn bộ thế giới văn minh”.
Đến tối 17/8, Bộ Ngoại giao Ukraine đã trao công hàm cho phía Nga, trong đó ghi rõ: “(Ukraine đã trao) công hàm phản đối cho Bộ Ngoại giao Nga yêu cầu giải thích lý do thiếu tôn trọng pháp luật Ukraine và luật pháp quốc tế của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và các quan chức Nga khác, và yêu cầu (Moscow) chấm dứt các chuyến thăm như vậy”.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Ferguson ban bố tình trạng khẩn cấp phòng bạo lực leo thang
Chính quyền thị trấn Ferguson (Mỹ) ngày 10/8 một lần nữa phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp đề phòng tái diễn làn sóng biểu tình tại đây.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh các thẩm phán chuẩn bị buộc tội một đối tượng có vũ trang bị cảnh sát bắn trọng thương khi có hành vi nổ súng trong các cuộc tuần hành kỷ niệm tròn một năm vụ một cảnh sát da trắng cố tình nổ súng sát hại một thiếu niên da đen không vũ trang.
Cảnh sát chống bạo động tập trung tại thịt trấn Ferguson đề phòng bạo lực có thể xảy ra. Ảnh AP
Lệnh này cũng đã đánh dấu một giai đoạn bất ổn mới tại Ferguson kể từ 1 năm nay.
Lệnh tình trạng khẩn cấp được ban bố tại vùng ngoại ô St. Louis và các khu vực lân cận trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa các cư dân địa phương và cảnh sát, sau khi các nhân viên cảnh sát bắn trọng thương một thanh niên 18 tuổi trong một vụ đấu súng.
Theo các phương tiện truyền thông địa phương, tay súng bị bắt giữ là Tyrone Harris, bạn thân của nạn nhân Michael Brown, người bị cảnh sát bắn chết ở Ferguson ngày 9/8 năm ngoái.
Những cuộc biểu tình hòa bình tại Ferguson, 1 năm sau khi thanh niên da màu không vũ trang Brown bị bắn chết, đang rơi vào hỗn loạn khi cảnh sát chống bạo động cố gắng giải tán người biểu tình làm ách tắc giao thông và đập vỡ nhiều cửa sổ trên đường.
Hiện đã có hàng chục người biểu tình bị bắt giữ họ định phá vỡ rào chắn tại một tòa án ở hạt St. Louis và chặn nút giao thông gần Ferguson trong giờ cao điểm.
Hàng trăm người biểu tình vẫn tiếp tục tuần hành qua các con phố ở hạt St. Louis, mang theo các khẩu hiệu như "Phân biệt chủng tộc vẫn còn hiện diện tại đây", "Hãy chống lại phân biệt chủng tộc" và yêu cầu Bộ Tư pháp Mỹ hành động.
Theo chính quyền hạt St.Louis, lệnh tình trạng khẩn cấp được ban bố là nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và tài sản. Trong khi đó, tại Ferguson, nhiều tiểu thương cũng cho biết, họ đã chuẩn bị các phương tiện cần thiết để bảo vệ tài sản của mình.
Cùng ngày, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Loretta Lynch đã lên án tình trạng bạo lực xảy ra tại Ferguson, cho rằng, bạo lực đã che khuất thông điệp của các cuộc biểu tình hòa bình: "Tôi cực lực lên án tình trạng bạo lực đã xảy ra, chống lại cộng đồng, trong đó bao gồm cả các nhân viên cảnh sát ở Ferguson.
Như chúng ta đã nhìn thấy trong những tháng, những năm gần đây, bạo lực đã che khuất thông điệp của các cuộc biểu tình hòa bình. Tôi cam kết sẽ nỗ lực hết sức; thúc đẩy niềm tin trong các mối quan hệ là một trong những ưu tiên hàng đầu của tôi trên cương vị Bộ trưởng Tư pháp".
Cảnh sát và lực lượng thực thi luật pháp đang được tăng cường tại Ferguson lo do ngại làn sóng biểu tình bạo loạn leo thang.
Vụ cảnh sát da trắng cố tình bắn chết Brown ngày 9/8/2014 đã làm bùng nổ làm sóng biểu tình tại nhiều thành phố lớn của nước Mỹ phản đối cách hành xử mang tính phân biệt đối xử của cảnh sát đối với các sắc tộc thiểu số, nhất là người da đen. Sau vụ này, Tổng thống Barack Obama đã phải áp dụng một số biện pháp giám sát cách hành xử của cảnh sát trong lúc thi hành nhiệm vụ./.
Lệ Chi Tổng hợp
Theo_VOV
Tổng thống Obama 'chịu chơi' nhảy điệu dân tộc tại quê cha Trong chuyến đi hai ngày đến Kenya, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gây ấn tượng khi lên sân khấu nhảy múa vào tối 25-07 tại thủ đô Nairobi. Trong buổi quốc yến ở thủ đô Nairobi hôm 25-07, có sự tham gia của Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta, Đệ nhất phu nhân Margaret và cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, ban...