Bị chê bai về ngoại hình khi lên mạng tìm bạn gái
Tốt nghiệp ĐH Thanh Hoa, làm việc cho Google với mức lương cao song Zhang Kunwei (Trung Quốc) bị công kích ngoại hình khi tìm kiếm người yêu trên mạng.
Cuối tháng 3, Zhang Kunwei (đến từ Sơn Tây, Trung Quốc) đăng bài tìm bạn gái trên Douban: “Trong năm qua thu nhập của tôi tăng lên rất nhiều. Kiếm được 50.000 nhân dân tệ/tháng, tôi bận rộn từ sáng đến tối với công việc lập trình cho Google. Điều kiện duy nhất với nửa kia là sẵn sàng phát triển sự nghiệp ở Sơn Tây, Thái Nguyên hoặc Tấn Trung”.
Zhang còn đính kèm một ảnh chân dung bản thân. Trong bức hình, anh đeo mắt kính, mặc áo sơ mi kẻ sọc, tạo dáng bên chiếc xe mô tô và có phong thái đúng kiểu dân lập trình, theo The Paper.
Những bài đăng tìm người yêu, bạn đời giống như Zhang không hiếm trên diễn đàn, tuy nhiên câu chuyện của anh lại nhanh chóng gây chú ý. Nhiều người tấn công ngoại hình, nói anh “nghèo nàn về tinh thần” và “quá tự tin” khi lên mạng tìm bạn gái.
Zhang bị công kích ngoại hình khi đăng bài tìm bạn gái trên mạng. Ảnh: Zhang Kunwei.
Sau khi “gây sốt” trên mạng, thông tin của Zhang Kunwei nhanh chóng được tìm ra. Theo đó, anh từng đứng nhất trong cuộc thi tuyển sinh trung học phổ thông, giành huy chương vàng NOI (Olympic Tin học trẻ toàn quốc), được tuyển thẳng vào Đại học Thanh Hoa – thuộc top trường tinh hoa của Trung Quốc. Vượt qua cuộc thi tuyển chọn khắt khe, Zhang được vào lớp học hội tụ một nửa số con cái giới thượng lưu của trường.
Tốt nghiệp Thanh Hoa, Zhang không học lên tiến sĩ vì cảm thấy bản thân không phù hợp với việc nghiên cứu khoa học. Anh làm việc cho hãng dịch vụ tài chính JPMorgan Chase và Google. Chưa đầy 30 tuổi, anh đã có thuật toán đặt theo tên mình.
Năm ngoái, Zhang cũng đăng một bài tìm bạn gái. Nhưng khi đó chỉ có mức lương 3.000 nhân dân tệ, anh không được ai hồi đáp, thậm chí bị nói “không xứng đáng có người yêu”.
Video đang HOT
Năm nay, khi thu nhập tăng cao, anh dành hết can đảm để đăng tin lần nữa nhưng không ngờ vẫn thất bại.
Trong đa số ý kiến, dân mạng lấy ngoại hình của Zhang ra làm đề tài bàn tán. “Béo”, “lùn”, “xấu”, “không có sức hút”, “bình thường nhưng quá tự tin” là những bình luận phổ biến về anh.
Có người nói ngoại hình thô kệch là do Zhang không có kỷ luật để giữ hình thể, ngụ ý tính cách của anh có vấn đề và nó không nhất thiết liên quan đến trình độ học vấn.
Ở chiều ngược lại, nhiều người bày tỏ ngưỡng mộ tài năng của Zhang, đồng thời phản đối việc nhiều người lấy ngoại hình của anh ra công kích.
Trước áp lực dư luận, Zhang đã lên tiếng bày tỏ: “Thực tế có nhiều đàn ông thành công hơn đã khiến những thanh niên khác khó tìm được bạn ở độ tuổi thích hợp. Phụ nữ thường được coi là nạn nhân của vấn đề giới, song những người đàn ông nhút nhát như tôi cũng gặp không ít trở ngại”.
Nhiều thanh niên Trung Quốc chọn đăng mẩu tin tìm người yêu lên mạng hoặc tại các “góc hẹn hò”. Ảnh: Sohu .
Đây không phải lần đầu tiên một bài đăng tìm người kết hôn gây tranh cãi trên mạng xã hội xứ tỷ dân. Năm 2019, anh chàng đến từ Nam Kinh cũng bị không ít người “ném đá” sau khi đăng bài tìm vợ.
“Tôi có thu nhập hàng năm đạt 1,7 triệu nhân dân tệ, có nhà và ôtô, cao 1,70 m và nặng 65 kg. Tôi muốn tìm một người để kết hôn, tốt nhất là con một trong gia đình ở Giang Tô hoặc Chiết Giang, cao từ 1,62 m, sinh từ 1990 trở lại, có thể lo cho gia đình và sinh 2 con”, người này viết.
Các bình luận dưới bài đăng cho rằng với điều kiện kinh tế và ngoại hình như trên, anh chàng không có quyền áp đặt tiêu chuẩn cao như vậy đối với vợ tương lai. Mặt khác, cách đưa ra tiêu chí chọn vợ của chủ bài đăng khiến phụ nữ bị coi như một món hàng để ngã giá, tuyển lựa.
Theo The Paper , dù người trẻ Trung Quốc phản đối tham gia các cuộc “hẹn hò mù quáng” (thường được sắp xếp bởi phụ huynh), họ vẫn đang dựa vào những tiêu chí cụ thể khi tìm người yêu trên mạng như chiều cao, cân nặng, tuổi, học vấn, mức lương, ngoại hình…
Khi những người trẻ quyết định công khai tìm kiếm đối tượng trên mạng với những tiêu chuẩn cụ thể, họ cần chuẩn bị tinh thần để nhận những ý kiến khen, chê, thậm chí trở thành đề tài tranh cãi.
Giáo viên bỗng dưng yêu cầu nộp 700 ngàn đồng mua giày thể thao, khi biết lý do, phụ huynh khen ngợi cô quá thông minh và tinh tế
Dù bị yêu cầu nộp thêm tiền nhưng khi biết nguyên do tất cả phụ huynh đều vui vẻ đồng ý.
Giáo viên lớp 8 tên Thần Thụy trường trung học cơ sở ở Hành Thủy, Hà Bắc, Trung Quốc đã bàn bạc với phụ huynh để mua những đôi giày thể thao giống nhau cho cả lớp. Cô giáo chủ nhiệm giải thích: "Gần đây, trẻ em trở nên ganh đua hơn. Chúng so sánh quần áo và giày dép. Tôi muốn giảm bớt sự so sánh theo cách này."
Các bậc phụ huynh rất đồng tình với ý kiến này, mỗi người chịu khoảng 200 tệ (hơn 700 nghìn đồng) tiền giày thể thao. Cô giáo cho rằng đây là mẫu giày đã được sự thống nhất của các em, vừa tiện lợi vừa nhẹ nhàng, và thông qua việc "đồng phục hóa" cả quần áo lẫn giày dép, cô mong các em sẽ trở nên bớt nhìn ngoại hình để đánh giá lẫn nhau.
Cô Thần Thụy đã bàn bạc với phụ huynh để mua những đôi giày thể thao giống nhau cho cả lớp.
Hành động của cô giáo cũng nhận được sự ủng hộ từ cư dân mạng. Trên thực tế ở nhiều trường học hiện nay, thay vì tập trung học tập, nhiều học sinh nhìn trang phục của nhau để so sánh giàu nghèo hơn thua. Hầu hết ý kiến cho rằng trẻ em kết bạn với nhau rất nhanh, chúng vô tư và không để ý đến khoảng cách đó. Nhưng thực tế, chúng mới là đối tượng nhạy cảm và dễ bị tổn thương nhất. Khi nhìn thấy những món đồ đẹp hơn, lộng lẫy hơn, những đứa bé sẽ không thể tránh khỏi cảm giác ghen tỵ hay buồn bã.
Nhiều người cho rằng không chỉ đồng phục mà để vực dậy tính hòa đồng, yêu thương ở học trò thời nay thì giáo viên cần phải lồng ghép nhiều hơn những câu chuyện mang tính giáo dục về sự hòa đồng, san sẻ. Cần cho học trò thấy giá trị của mỗi con người không chỉ ở sự giàu có mà còn nằm ở một nhân cách tốt, tâm hồn cao thượng.
Hành động của cô giáo cũng nhận được sự ủng hộ từ cư dân mạng.
Làm sao để con không so sánh và ghen tỵ?
Chen Zhilin, một chuyên gia về giáo dục thanh thiếu niên và một nhà tâm lý học từ Hiệp hội Tâm lý Anh, cho rằng khả năng so sánh là bản năng của con người và trẻ em cũng không ngoại lệ. Sự so sánh phù hợp thực sự có thể trở thành động lực thúc đẩy sự tiến bộ, nhưng nếu sự so sánh biến thành phân biệt, tị nạnh, nhất là về khía cạnh vật chất, nó có thể làm sai lệch tâm lý của trẻ.
Nếu như trước đây sự chênh lệnh giàu nghèo không quá nặng nề và ảnh hưởng thì ngày nay, giá trị vật chất đã hằn sâu vào tâm hồn non nớt của trẻ thơ mà nếu không kịp thời nắn chỉnh, sẽ gây ra những hệ lụy khó lường về mặt nhân cách.
1. Cha mẹ là tấm gương soi cho con, trước mặt trẻ đừng tỏ ra phân biệt và so sánh. Ví dụ, thảo luận về túi của ai đắt hơn, xe của ai tốt hơn...
2. Thiết lập quan điểm đúng đắn về tiền bạc cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, chẳng hạn như để trẻ tự kiếm một phần tiền tiêu vặt thông qua việc tham gia lao động, để trẻ hiểu rằng đồng tiền khó có thể kiếm được. Ngoài ra, nếu có điều kiện, bạn có thể dẫn con đi trải nghiệm cảnh làm việc của bố mẹ trong một ngày để con biết rằng việc kiếm tiền của bố mẹ không hề dễ dàng chút nào.
3. Khi trẻ đòi mua đồ chơi mới hoặc quần áo mới, hãy tìm đồ chơi và quần áo cũ của trẻ đồng thời cùng trẻ nhớ lại thời điểm mua, để trẻ nhận ra rằng mình không hề thiếu những thứ này.
4. Bạn có thể thông qua các buổi họp phụ huynh để trao đổi với giáo viên và cha mẹ của những đứa trẻ khác, cùng nhau tạo ra một môi trường hài hòa, bình đẳng và có ích cho bọn trẻ.
Hở bạo, khoe "tâm hồn" có phải là cách để nữ streamer trở nên nổi tiếng và kiếm donate từ người xem? Muốn nổi tiếng trong giới streamer, những "bóng hồng" xinh đẹp có nhiều cách nhưng chọn lối đi nào là quyết định của riêng mỗi người. Nếu như trước kia, streamer chủ yếu là công việc dành cho phái mạnh thì nay đã xuất hiện rất nhiều nữ streamer với lượng người xem ổn định, nhận được nhiều sự yêu mến và có...