Bị cháy nắng có thể khiến da lão hóa nhanh: Muốn giữ da khỏe đẹp, chị em nên nghe lời khuyên này
Tiếp xúc nhiều với ánh nắng có thể dẫn đến “ cháy nắng” làm tăng sắc tố sau viêm, gây sạm da. Đặc biệt, tiếp xúc kéo dài với tia UV, có thể là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh ung thư da.
“Cháy nắng” để lại tình trạng tăng sắc tố sau viêm, gây sạm và lão hóa da
Thông tin từ Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, thời gian gần đây bệnh viện tiếp nhận một số trường hợp bệnh nhân “cháy nắng” khi đi biển, hoặc làm việc nhiều giờ ở ngoài trời dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Bệnh nhân T.T.K. (nữ, 45 tuổi, quê ở Bắc Giang) là nông dân và thường xuyên phải làm việc trên cánh đồng vào buổi trưa là một trường hợp điển hình. Dù đã sử dụng mũ nón và khăn để bảo hộ song nhiệt độ quá cao vẫn khiến chị bị đỏ rát, bong tróc toàn bộ da vùng mặt và cổ và phải vào viện khám.
Hình ảnh bệnh nhân K. khi vào Bệnh viện da liễu khám
ThS.BS Đặng Bích Diệp – Khoa Nghiên cứu và Ứng dụng tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, khi bị “cháy nắng”, bệnh nhân thường có cảm giác vô cùng đau rát, châm chích ở vùng da tổn thương. Đáng lo ngại là vùng da bị “cháy nắng” có thể để lại tình trạng tăng sắc tố sau viêm, gây sạm da, đẩy nhanh quá trình lão hóa da. Đặc biệt, nếu cứ tiếp xúc kéo dài với tia UV có thể là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh ung thư da.
Khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá nhiều, qua thời gian, tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời có thể phá hủy các tế bào da của bạn. Sự phá hủy này có thể dẫn đến bệnh dày sừng ánh nắng và đôi khi tiến triển thành ung thư tế bào gai.
Video đang HOT
Ung thư tế bào gai có thể lan rộng, xâm lấn hoặc di căn. Điều này giải thích tại sao cần chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Đây là bệnh thường xuất hiện ở vùng da cơ thể thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời như vùng mặt, da đầu, mặt duỗi cẳng tay, mu tay. Lúc đầu, bệnh biểu hiện như là một dát màu hồng, rám hoặc đôi khi không có thay đổi nào về màu sắc, bề mặt thô, khô, có ít vảy da.
Sử dụng kem chống nắng không phải cứ bôi là xong
Theo Bs.Nguyễn Ngọc Hân, bệnh viện da liễu Hà Nội ánh nắng từ mặt trời có thể tàn phá làn da của bạn, tăng nguy cơ ung thư và khiến da lão hóa sớm. Khi các tia UV tàn phá DNA của tế bào da, cơ thể sẽ cố gắng sửa chữa cấu trúc DNA, quá trình này làm sản sinh ra các gốc tự do độc hại. Các gốc tự do không ổn định này tiêu diệt tất cả mọi thứ trên đường đi của chúng, gây ra nếp nhăn, vết thâm nám và ung thư da.
Khi da bị “cháy nắng”, bệnh nhân nên làm mát cơ thể bằng cách tắm, chườm khăn mát, đắp nha đam… lên vùng da tổn thương.
Lưu ý, không chà mạnh lên vùng da này bởi da đang nhạy cảm, có thể gây kích ứng hoặc làm tổn thương thêm trầm trọng. Sau khi làm mát, có thể bôi một lớp kem dưỡng ẩm lên da, đặc biệt là loại kem có chiết xuất nha đam.
Rất nhiều người đặt ra câu hỏi tại sao bôi kem chống nắng vẫn bị “cháy da”, theo Bs.Nguyễn Ngọc Hân có 2 loại kem chống nắng là kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học. Sử dụng kem chống nắng vật lý tác dụng ngay sau khi sử dụng, hiện nay nhiều kem chống nắng vật lý được điều chế với trọng lượng nhẹ, hòa hợp với mọi tông da, không gây nhờn, da bạn sẽ đỡ bóng dầu.
Kem chống nắng hóa học, loại này sẽ bức xạ bằng cách hấp thụ tia UV sau đó chuyển hóa thành nhiệt năng. Vì đây là một quá trình hóa học nên cần khoảng mười lăm đến ba mươi phút để nó ngấm vào da và hoạt động hiệu quả hơn. Kem chống nắng hóa học thường nhẹ hơn so với kem chống
Theo BS Hân nên bôi kem chống nắng trước khi đi ra khỏi nhà vào buổi sáng và sau 3 đến bốn giờ bạn phải bôi lại một lần vì khả năng bảo vệ của kem chống nắng sẽ giảm dần và không còn hiệu lực sau một vài tiếng.
Nếu bạn ngồi trong nhà mà gần cửa sổ, lái xe oto, các tia UV vẫn chiếu xuyên qua cửa sổ. Thậm chí càng lên cao mặt trời càng gây hại hơn nên cần bôi kem chống nắng khi chuẩn bị đi máy bay.
Theo afamily
Nắng nóng trên diện rộng tác động tiêu cực tới đời sống xã hội
Ngày 29-6, theo tin từ Bệnh viện Da liễu trung ương, trong những ngày nắng nóng vừa qua, đã tiếp nhận 2 trường hợp bị cháy nắng. Cụ thể là bệnh nhân N.M.H (ở Hà Nội) sau khi đi du lịch biển cùng gia đình đã phải nhập viện điều trị, vì bị tổn thương nghiêm trọng ở vùng da cổ, mặt, cánh tay, lưng...
Ảnh minh họa
Trường hợp còn lại là chị N.T.K (ở Bắc Giang) - một nông dân thường xuyên phải làm việc ngoài trời, dù đã sử dụng mũ nón và khăn bảo hộ, song toàn bộ vùng da mặt và cổ vẫn bị đỏ rát, bong tróc.
Bác sĩ Đặng Bích Diệp, Bệnh viện Da liễu trung ương cho biết, vùng da bị cháy nắng có thể để lại tình trạng tăng sắc tố sau viêm, gây sạm da, đẩy nhanh quá trình lão hóa da. Đặc biệt, khi da tiếp xúc trong thời gian dài với tia UV (hay còn gọi là tia cực tím) có thể dẫn tới ung thư da. Khi da bị cháy nắng, nên làm mát cơ thể bằng cách tắm, chườm khăn mát... lên vùng da tổn thương, sau đó có thể bôi một lớp kem dưỡng ẩm. Với các trường hợp nặng, có cảm giác đau đớn, khó chịu cần đi khám bác sĩ.
Tại Khoa Cấp cứu và Đột quỵ (Bệnh viện Lão khoa trung ương), lượng bệnh nhân nhập viện cũng tăng từ 2 đến 3 lần so với bình thường, thậm chí có ngày tiếp nhận tới 60 trường hợp, trong đó có 2 bệnh nhân trên 70 tuổi đã tử vong. Cả 2 trường hợp này khi đến viện đều trong trạng thái xuất huyết não. Trước đó, Bệnh viện trung ương Quân đội 108 đã cấp cứu 3 trường hợp sốc nhiệt do nắng nóng, trong đó có 2 trường hợp tử vong.
* Trước tình hình nắng nóng diễn biến phức tạp, Sở Y tế Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các đơn vị y tế trực thuộc tăng cường công tác phòng, chống nắng nóng. Theo đó, ngoài việc chuẩn bị phương tiện chống nóng cho bệnh nhân điều trị cũng như người bệnh đến khám, các bệnh viện cần thực hiện các biện pháp giảm quá tải, giảm thời gian chờ đợi tại khu khám bệnh, khu vực thu viện phí. Tại các khoa điều trị không để hoặc giảm đến mức thấp nhất tình trạng nằm ghép; bảo đảm người bệnh được nằm điều trị trong điều kiện thoáng mát.
Đặc biệt, các bệnh viện phải tăng cường phương tiện cứu chữa kịp thời người bị ảnh hưởng bởi nắng nóng, tổ chức tập huấn cấp cứu nạn nhân bị say nắng, sốc nhiệt, đuối nước... và các bệnh thường gặp trong mùa hè.
* Ngày 29-6, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVN HANOI) cho biết, do nắng nóng gay gắt, trong ngày 28-6, lượng điện tiêu thụ trên toàn thành phố đã lên tới mức 84,448 triệu kWh, vượt hơn nhiều so với 79,576 triệu kWh (ngày 27-6) và là mức cao nhất từ đầu năm đến nay. EVN HANOI tiếp tục khuyến cáo các cơ quan, công sở, nơi sản xuất và người dân chú ý sử dụng điện an toàn và tiết kiệm.
* Liên quan đến đường dây 500kV đoạn Đà Nẵng - Hà Tĩnh gặp sự cố do cháy rừng, ngày 29-6, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, sau khi khống chế được cháy rừng và kiểm tra chất lượng đoạn đường dây 500kV vẫn đủ điều kiện vận hành nên đã đóng điện trở lại lúc 21h00 ngày 28-6.
* Ông Lê Văn Du, Phó trưởng Phòng Hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng Hà Nội) cho biết, nắng nóng, nhu cầu sử dụng nước sạch tăng cao hơn (khoảng 5-10%). Để chủ động bảo đảm cấp nước ổn định, Sở Xây dựng đã yêu cầu các đơn vị cấp nước phối hợp chặt chẽ với Tổng công ty Điện lực Hà Nội, các công ty điện lực quận, huyện nhằm bảo đảm cấp điện ổn định. Đồng thời, sẵn sàng phương án cấp nước bằng xe stec đối với các khu vực ở cuối nguồn nước, các khu chung cư, vị trí có cốt địa hình cao... khi có phản ánh thiếu nước sinh hoạt hoặc trong trường hợp xảy ra sự cố rò rỉ, vỡ đường ống nước.
Theo hanoimoi
Cấp cứu 3 người hôn mê vì sốc nhiệt do nắng nóng, đã có 2 ca tử vong Hai tuần qua, khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiếp nhận 3 bệnh nhân vào cấp cứu trong tình trạng choáng ngất, hôn mê sâu, trụy tim mạch... do sốc nhiệt vì làm việc, đi lại ngoài trời nắng nóng. Điều trị cho bệnh nhân hôn mê vì bị sốc nhiệt tại Bệnh viện 108...