Bị cáo Trịnh Văn Quyết khóc hối hận vì nhiều người thân rơi vào vòng lao lý
Nói lời sau cùng, bị cáo Trịnh Văn Quyết bày tỏ sự hối hận vì đã vượt quá giới hạn; nhiều người thân, bạn bè, đồng nghiệp rơi vào vòng lao lý.
Cuối giờ sáng 29-7, phiên tòa xét xử Trịnh Văn Quyết lừa đảo và thao túng chứng khoán đã kết thúc phần tranh luận. Trước khi nghị án, HĐXX nghe các bị cáo nói lời sau cùng.
Nói lời sau cùng, bị cáo Trịnh Văn Quyết, cựu chủ tịch Tập đoàn FLC, giãi bày trong suốt sự nghiệp kinh doanh, bị cáo luôn có những hoài bão và ước mơ phát triển các lĩnh vực như sân golf, khu nghỉ dưỡng, bất động sản, hàng không và đã có những thành tựu nhất định được xã hội ghi nhận, đánh giá cao, làm thay da đổi thịt những vùng đất khó, đem lại việc làm cho hàng trăm ngàn người lao động.
Bị cáo Trịnh Văn Quyết tại phiên tòa. Ảnh: CTV
Tuy nhiên, tại cùng một thời điểm, để thực hiện đồng thời nhiều ước mơ và hoài bão lớn như vậy, ông Quyết thừa nhận đã phải làm một số việc vượt quá giới hạn pháp luật cho phép dẫn đến hậu quả như ngày hôm nay.
Ông Trịnh Văn Quyết nói rằng “rất hối hận vì trong suốt quãng đời doanh nhân hơn hai mươi năm của mình, cho dù luôn nỗ lực, cố gắng thì cũng không thể thay đổi một sự thật là, nhiều người thân, người bạn và đồng nghiệp của tôi, những người vì tin tưởng tôi mà rơi vào vòng lao lý”.
Video đang HOT
“Cho tôi được nói lời xin lỗi. Tôi tha thiết xin HĐXX xem xét giảm nhẹ cho tất cả các bị cáo liên đới, để họ sớm được trở về đoàn tụ với gia đình” – ông Quyết nói.
Bên cạnh đó, ông Quyết cũng gửi lời xin lỗi đến tất cả những người được xác định là bị hại trong vụ án và mong được nhận sự khoan hồng từ các vị cho tất cả các bị cáo trong vụ án này.
Ông Quyết nói rằng đây là bài học quá lớn sẽ ám ảnh suốt cuộc đời mình và những bị cáo khác.
“Tôi xin được dùng lời nói sau cùng, một lần nữa, xin HĐXX xem xét giảm nhẹ cho tất cả các bị cáo. Tôi chưa xin giảm nhẹ cho bản thân không phải vì tôi không muốn, nhưng đứng trước hàng chục con người bị liên đới tại phiên tòa ngày hôm nay, tôi cảm thấy việc xin cho bản thân vào giờ phút này thực sự khó nói” – cựu chủ tịch FLC nói.
Cuối cùng, ông Quyết cảm ơn HĐXX, đại diện VKS đã lắng nghe và “mong rằng HĐXX phán xét công tâm, khách quan, nhân văn, thấu tình đạt lý cho chúng tôi có cơ hội làm lại cuộc đời”.
Sau khi trở về chỗ ngồi, ông Quyết cúi mặt, liên tục lau nước mắt.
Trước đó, trong phần đối đáp, VKS đã giữ nguyên quan điểm về mức án đề nghị từ 24-26 năm tù đối với bị cáo Trịnh Văn Quyết về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và thao túng thị trường chứng khoán.
Tranh luận lại, luật sư Vũ Đặng Hải Yến, bào chữa cho bị cáo Trịnh Văn Quyết tiếp tục đề nghị HĐXX xem xét vấn đề bị hại. Theo luật sư, biên bản làm việc 3 bên giữa VKS, Cơ quan Cảnh sát điều tra C01 và UBCK, số tài khoản chứng khoán còn dư số cổ phiếu F0 của ROS chỉ có khoảng 200 tài khoản.
Trong danh sách bị hại, tỉ lệ nhà đầu tư không đề nghị bồi thường và chưa được tiếp xúc với cơ quan tố tụng là rất nhiều. Luật sư mong HĐXX xem xét công tâm vì vấn đề bị hại là liên quan tới quyền lợi của nhiều bị cáo không chỉ ông Trịnh Văn Quyết cũng như quyền lợi bị hại.
Cuối cùng, luật sư Yến đề nghị 4 nội dung với HĐXX. Thứ nhất, xác định bị hại chỉ gồm 133 nhà đầu tư còn sở hữu cổ phiếu ban đầu.
Thứ hai là xem xét số tiền chiếm đoạt là 2,2 tỉ đồng tương ứng với giá trị của số cổ phần ROS còn dư trong tài khoản của 133 bị hại nói trên.
Thứ ba là ghi nhận bị cáo Trịnh Văn Quyết đã khắc phục toàn bộ số tiền chiếm đoạt của các bị hại là 2,2 tỉ đồng.
Thứ tư số tiền 3.600 tỉ đồng được coi là số tiền hưởng lợi không ngay tình và bị cáo Trịnh Văn Quyết đã cam kết nộp vào ngân sách nhà nước.
Người nhà cựu Chủ tịch FLC nộp thêm 23 tỷ đồng khắc phục hậu quả
Trước ngày diễn ra phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết, người nhà của bị cáo Quyết tiếp tục nộp thêm 23 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án.
Trước đó, trong quá trình điều tra, bị cáo Trịnh Văn Quyết cũng đã tự nguyện nộp khắc phục hậu quả hơn 189 tỷ đồng.
Ngày 17/7, luật sư Vũ Đặng Hải Yến (Công ty luật TNHH SmiC) là người bào chữa cho bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC) cho biết, người nhà bị cáo Quyết vừa nộp thêm 23 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC.
Tính đến thời điểm này, bị cáo Quyết đã nộp hơn 210 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án. Được biết, từ trong trại giam, bị cáo Quyết tiếp tục vận động người thân nộp tối đa tiền khắc phục hậu quả vụ án trước và trong thời điểm phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC sắp diễn ra.
Cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết khi chưa bị bắt.
Luật sư Vũ Đặng Hải Yến cho biết thêm, trước phiên tòa, đã có 376 văn bản với hơn 4.280 người ký tên xin giảm trách nhiệm hình sự cho bị cáo Quyết cùng các bị cáo khác trong vụ án này.
Cách đây hai tuần, bị cáo Quyết đã nhận thức rõ về các hành vi sai phạm, đồng thời xin chịu trách nhiệm hình sự và dân sự như cáo trạng của Viện KSND tối cao đã truy tố. Bị cáo Quyết cũng mong cơ quan chức năng áp dụng chính sách khoan hồng cho các bị cáo là người thân, đồng nghiệp cấp dưới của bị cáo liên quan đến vụ án. Ngoài ra, bị cáo Quyết cũng xin chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng các tài sản thuộc tài sản cá nhân, đồng thời vận động gia đình, bạn bè nộp tiền khắc phục hậu quả trong thời gian sớm nhất.
Theo kế hoạch, ngày 22/7, TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Trịnh Văn Quyết cùng 49 đồng phạm. Trong vụ án này, bị cáo Quyết bị xét xử về tội "Thao túng thị trường chứng khoán" và tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Trong quá trình điều tra, bị cáo Trịnh Văn Quyết đã tự nguyện nộp khắc phục hậu quả số tiền hơn 189 tỷ đồng. Em gái ông Quyết là bị cáo Trịnh Thị Minh Huế cũng nộp lại 100 triệu đồng.
Cơ quan tố tụng đã ghi nhận, áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo Trịnh Văn Quyết cùng nhiều bị cáo khác
Xét xử vụ FLC: Xác định vai trò và mức độ phạm tội của các bị cáo Ngày 27/7, phiên tòa xét xử sơ thẩm 50 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC tiếp tục với phần tranh luận. Các bị cáo tại phiên tòa xét xử sáng 22/7/2024. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN Các bị cáo đã cùng với luật sư bào chữa của mình tham gia tranh luận với quan điểm luận tội của đại diện...