Bị cáo Nguyễn Thái Luyện khẳng định ‘đủ tiền và đất trả cho các bị hại’
Ngày 17-12, trong buổi làm việc cuối cùng của hội đồng xét xử với các bị hại, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) khẳng định đủ tiền và đất để trả cho các bị hại.
Các bị hại đến tòa khai báo – Ảnh: HOÀNG ĐIỆP
Ngày 17-12, phiên tòa xét xử Nguyễn Thái Luyện và 22 bị cáo trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền xảy ra tại Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba tiếp tục làm việc phiên cuối cùng với các bị hại.
Trong ngày làm việc cuối cùng này, sau khi các bị hại nêu ra yêu cầu bồi thường thì các luật sư được xét hỏi bổ sung.
Trong phần xét hỏi bổ sung này, luật sư của một bị cáo hỏi Nguyễn Thái Luyện việc Luyện đã bán đất phân lô cho các bị hại hoặc các hợp đồng có trả lợi nhuận, liệu bị cáo có đủ tiền và đất để trả cho các bị hại không.
Bị cáo Luyện vẫn khẳng định đất có đủ và tiền cũng có đủ, và bị cáo không lừa các khách hàng của mình.
Đây cũng là quan điểm xuyên suốt của Nguyễn Thái Luyện trong các giai đoạn từ điều tra, truy tố và xét xử. Luyện cho rằng mình luôn chấp hành pháp luật và không sai.
Sau phần xét hỏi bổ sung, HĐXX tuyên bố chấm dứt phần xét hỏi và chuyển sang phần tranh luận.
Cho đến ngày hôm nay, số liệu về các bị hại cũng như số tiền thiệt hại vẫn chưa được cập nhật chính xác, do đó HĐXX đã nghỉ một ngày thay vì làm việc cả chủ nhật như dự kiến ban đầu. Theo đó, phần tranh luận sẽ bắt đầu vào ngày 19-12 với bản luận tội của Viện kiểm sát.
Như vậy, sau sáu ngày làm việc liên tục với hàng ngàn lượt các bị hại đến khai báo, cung cấp hồ sơ cũng như các số liệu về số hợp đồng, số tiền thiệt hại… HĐXX cho biết phần lớn các bị hại làm đơn xin xét xử vắng mặt và yêu cầu được nhận lại tiền đã đầu tư. Số rất ít yêu cầu được tiếp tục thực hiện hợp đồng để Công ty Alibaba trả lãi theo thỏa thuận, hoặc nhận đất. Một vài người từ chối quyền làm bị hại.
“Tất cả các yêu cầu chính đáng này đều được HĐXX xem xét thấu đáo”, thẩm phán chủ tọa thông báo.
Ngày 18-12 phiên tòa nghỉ, ngày 19-12 phiên tòa tiếp tục.
Vụ án xảy ra tại Công ty Alibaba: Bị hại từ chối nhận tiền đầu tư, tòa xem xét tuyên sung quỹ
Đối với các bị hại của Công ty Alibaba từ chối quyền làm bị hại, từ chối nhận lại tiền đã đầu tư, HĐXX sẽ xem xét và tuyên sung công quỹ nhà nước đối với số tiền mà những người này đã bị Nguyễn Thái Luyện và đồng phạm lừa đảo .
Ngày 16.12, sau 7 ngày xét xử sơ thẩm, TAND TP.HCM đã thẩm vấn xong các bị hại trong 58 dự án "ma" theo hồ sơ vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "rửa tiền" xảy ra tại Công ty CP địa ốc Alibaba (gọi tắt Công ty Alibaba) liên quan bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc điều hành Công ty Alibaba) và 22 đồng phạm.
Hàng ngàn bị hại trong vụ án Alibaba có cơ hội nhận đất hay lãi suất hay không?
Quá trình xét hỏi tại tòa ngày 16.12, chủ tọa phiên tòa - thẩm phán Trần Minh Châu thông báo đối với các bị hại yêu cầu được nhận đất, HĐXX sẽ xem xét và nếu đủ điều kiện sẽ chấp nhận yêu cầu; nếu không đủ điều kiện thì HĐXX sẽ bác yêu cầu đó. Đối với các bị hại từ chối quyền làm bị hại, từ chối nhận lại tiền đã đầu tư, HĐXX sẽ xem xét và tuyên sung công quỹ nhà nước đối với số tiền mà những người này đã bị Nguyễn Thái Luyện và đồng phạm lừa đảo.
Đến trưa 16.12, tòa cũng kết thúc việc nhận đơn của những khách hàng mua "dự án" của Công ty Alibaba nhưng chưa có trong danh sách bị hại và không nhận thêm hồ sơ mới. Sau thời gian này, khách hàng chưa kịp nộp đơn, và tài liệu liên quan, nếu thấy cần thiết thì nộp đơn ra tòa án để giải quyết bằng một vụ kiện dân sự khác.
Dự kiến, trong phiên làm việc sáng 17.12, HĐXX sẽ xét hỏi người bị hại có trong danh sách 58 "dự án" nhưng chưa được xét hỏi. Đến chiều cùng ngày, HĐXX, đại diện Viện KSND TP.HCM và các luật sư sẽ tham gia xét hỏi bổ sung đối với các bị hại. Ngày 18.12 phiên tòa sẽ đến phần luận tội của đại diện Viện KSND TP.HCM.
Theo cáo trạng, Luyện thành lập 22 công ty trực thuộc Công ty Alibaba, giao những người thân tín đứng tên và mua một số lượng lớn đất nông nghiệp ở các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận; tự vẽ ra 58 dự án "ma" và quảng bá là dự án khu dân cư để bán cho khách hàng. Luyện và đồng phạm đã lừa đảo chiếm đoạt gần 2.400 tỉ đồng của 4.560 khách hàng. Trong đó, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã làm việc được với 4.065 nạn nhân, tương đương số tiền hơn 2.100 tỉ đồng bị chiếm đoạt.
Quá trình xét xử vụ án, hàng trăm bị hại chưa có tên trong danh sách bị hại của Công ty Alibaba tại quá trình điều tra, truy tố đã đến tòa nộp đơn và đưa ra các yêu cầu.
Nguyễn Thái Luyện: 'Tôi khẳng định không lừa đảo, chiếm đoạt tiền của ai cả' Sáng ngày 9-12, phiên tòa xét xử Nguyễn Thái Luyện cùng các đồng phạm tiếp tục diễn ra. Đứng trước tòa, Luyện khẳng định không chiếm đoạt tiền của ai, cáo trạng được tống đạt có nhiều nội dung chưa đúng sự thật.