Bị cáo Nguyễn Đức Chung khắc phục toàn bộ hậu quả, nhận trách nhiệm trong vụ Redoxy-3C
Trước khi HĐXX nghị án, gia đình bị cáo Nguyễn Đức Chung và gia đình bị cáo Nguyễn Trường Giang đã khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án liên quan đến mình.
Bị cáo Nguyễn Đức Chung cũng nhận trách nhiệm dự án này đã làm và đang bị dừng dang dở.
Chiều 21/6, TAND cấp cao tại Hà Nội tiếp tục điều hành phần tranh luận tại phiên toà hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của bị cáo Nguyễn Đức Chung (cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội) và bị cáo Nguyễn Trường Giang, cựu Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Arktic (viết tắt là Công ty Arktic) trong vụ mua chế phẩm Redoxy-3C trái quy định.
Luật sư Nguyễn Văn Tú (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Chung) xuất trình biên lai nộp số tiền 15 tỷ đồng khắc phục hậu quả cho bị cáo Nguyễn Đức Chung với mong muốn khắc phục một phần hậu quả của vụ án.
Trước đó, HĐXX phúc thẩm cho biết, chị gái bị cáo Nguyễn Đức Chung là bà Nguyễn Thị Vân đã nộp 10 tỷ đồng thay bị cáo Nguyễn Đức Chung để khắc phục hậu quả cho bị cáo Nguyễn Đức Chung. Việc làm của bà Nguyễn Thị Vân được trình bày là xuất phát từ tình cảm gia đình giữa chị ruột với em trai.
Bị cáo Nguyễn Đức Chung (cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội, hàng đầu) và những người tham gia tố tụng.
Sau khi tiếp nhận thông tin này, bị cáo Nguyễn Đức Chung bày tỏ mong muốn trả lại số tiền 10 tỷ đồng mà bà Nguyễn Thị Vân đã nộp, đồng thời mong HĐXX cho bị cáo gặp bà Nguyễn Thị Vân để làm rõ sự việc. “Tôi cần biết chị tôi cho số tiền đó hay cho vay. Tôi phải được nghe chính chị ruột nói…”, bị cáo Nguyễn Đức Chung trình bày tại phiên toà.
Sau khi HĐXX cho bị cáo Nguyễn Đức Chung trao đổi với bà Nguyễn Thị Vân chiều 21/6, bị cáo Nguyễn Đức Chung đã đồng ý để bà Nguyễn Thị Vân nộp thay mình số tiền 10 tỷ đồng cho Cục Thi hành án thành phố Hà Nội với lời kèm… “nếu tòa xác định có thiệt hại”.
Tại phiên xử chiều 21/6, bị cáo Nguyễn Đức Chung cho biết, đã nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc chỉ đạo việc thử nghiệm, mua bán chế phẩm Redoxy- 3C.
“Tôi chịu trách nhiệm về dự án này đã làm và đang bị dừng dang dở. Chế phẩm Redoxy- 3C là chế phẩm rất thân thiện với môi trường… Tôi mong HĐXX xem xét để Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội tiếp tục sử dụng chế phẩm này cải thiện môi trường nước ở Hà Nội”, bị cáo Nguyễn Đức Chung bày tỏ.
Bị cáo Nguyễn Đức Chung (cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội).
Như vậy, đến thời điểm này, gia đình bị cáo Nguyễn Đức Chung đã giúp bị cáo khắc phục toàn bộ hậu quả số tiền 25 tỷ đồng được xác định là thiệt hại trọng vụ án.
Luật sư của bị cáo Nguyễn Trường Giang cũng cho biết, gia đình bị cáo Nguyễn Trường Giang cũng đã khắc phục xong số tiền 7 tỷ đồng bị buộc phải bồi thường.
Ông chủ tọa phiên tòa phúc thẩm cho biết, chủ trương xử lý môi trường nước bằng chế phẩm Redoxy- 3C của thành phố Hà Nội là hoàn toàn đúng đắn, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội có thể tiếp tục dự án này nếu làm đúng quy trình, quy định của pháp luật.
Trước thái độ của bị cáo Nguyễn Đức Chung, đại diện Viện KSND cấp cao tại Hà Nội thực hành quyền công tố tại phiên toà cho rằng, bị cáo Nguyễn Đức Chung đã nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc mua bán chế phẩm Redoxy- 3C và nhận trách nhiệm của người đứng đầu. Ngoài ra, gia đình bị cáo Nguyễn Đức Chung cũng đã nộp toàn bộ số tiền khắc phục hậu quả vụ án. Do đó, đại diện Viện kiểm sát đề nghị HĐXX phúc thẩm xem xét, giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Nguyễn Đức Chung và giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Nguyễn Trường Giang.
Video đang HOT
Được quyền nói lời sau cùng trước khi nghị án, bị cáo Nguyễn Đức Chung mong HĐXX phúc thẩm ghi nhận việc bị cáo và gia đình tích cực khắc phục hậu quả. “Năm 2016 và 2020, tôi có nhiều thời gian đi khám chữa bệnh. Đối chiếu với các hợp đồng của UBND TP Hà Nội, nhiều hợp đồng được ký trong khoảng thời gian mà tôi đang chữa bệnh ở nước ngoài, tôi mong HĐXX xem xét yếu tố này, giảm nhẹ cho tôi phần trách nhiệm”, bị cáo Nguyễn Đức Chung trải lòng khi nói lời sau cùng.
Bị cáo Nguyễn Trường Giang và bị cáo Võ Tiến Hùng.
Trong lời nói sau cùng của mình, bị cáo Nguyễn Trường Giang mong được hưởng lượng khoan hồng để sớm được trở về với xã hội.
Bị cáo Võ Tiến Hùng (cựu Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) khi nói lời sau cùng mong HĐXX phúc thẩm cho ba bị cáo được hưởng lượng khoan hồng của pháp luật. Bị cáo Võ Tiến Hùng trình bày “Dù con người ở cương vị nào cũng có những lúc mắc sai lầm, mong HĐXX xem xét cho lỗi lầm, động cơ, tâm lý để từ đó giảm nhẹ tội cho ông Nguyễn Đức Chung. Tôi thấy ông Nguyễn Đức Chung có những nhận thức sai lầm, tuy nhiên với cương vị người đứng đầu, ông Nguyễn Đức Chung đã đưa được chế phẩm Redoxy -3C về Việt Nam, giúp Công ty TNHHMTV Thoát nước Hà Nội có chế phẩm mới để cải tạo môi trường nước ở Hà Nội. Mong HĐXX xem xét giảm nhẹ tội cho ông Nguyễn Đức Chung”.
Sau khi các bị cáo nói lời sau cùng, HĐXX phúc thẩm thông báo nghỉ nghị án kéo dài và sẽ tuyên án vào 15h30′ ngày 22/6.
Ông Nguyễn Đức Chung muốn gặp người đã nộp giúp bị cáo 10 tỷ đồng
Cựu Chủ tịch Hà Nội đề nghị HĐXX cho gặp chị gái của bị cáo để làm rõ số tiền mà người phụ nữ đã thay ông nộp khắc phục hậu quả.
Chiều 20/6, phiên tòa phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của ông Nguyễn Đức Chung và Nguyễn Trường Giang (Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Arktic) trong thương vụ mua chế phẩm Redoxy 3C tiếp tục phần thẩm vấn.
HĐXX dành hơn 2 giờ để cho ông Chung trả lời những vấn đề liên quan đến việc mua hóa chất từ Công ty Watch Water (Đức) thông qua Công ty Arktic trái quy định, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 36 tỷ đồng.
Trả lời thẩm vấn đại diện VKS cùng nhóm luật sư, ông Chung tiếp tục phủ nhận các nội dung trong bản án sơ thẩm về việc cựu Chủ tịch Hà Nội đã hậu thuẫn, 'bật đèn xanh' cho Công ty Arktic độc quyền nhập chế phẩm về Hà Nội. Bên cạnh đó, ông Chung cũng bác cáo buộc Arktic là công ty của gia đình mình.
Ngoài những nội dung trên, cựu Chủ tịch Hà Nội dành nhiều thời gian để nêu quan điểm về việc tại phiên tòa sơ thẩm đầu tháng 12/2021, gia đình ông đã nộp khắc phục 10 tỷ đồng. Thời điểm đó, luật sư của ông Chung cho hay nguồn tiền do gia đình bị cáo chuẩn bị, nộp với mục đích bảo lãnh trong trường hợp bị cáo phải bồi thường trách nhiệm dân sự thì sẽ khấu trừ vào số tiền này.
Ông Chung đề nghị tòa phúc thẩm cho trưng cầu thiệt hại vụ án. Ảnh: Hải Nam.
Khi tuyên án vào chiều 13/12, HĐXX tuyên ông Chung tổng mức án 13 năm tù và buộc bị cáo khắc phục hậu quả với số tiền 25 tỷ đồng. Tòa ghi nhận phía bị cáo đã nộp 10 tỷ (do chị gái ông Chung nộp thay em trai).
Tại phiên phúc thẩm, ông Nguyễn Đức Chung kiến nghị HĐXX xem xét số tiền 10 tỷ đồng mà chị gái bị cáo là bà N.T.V. đã nộp hơn nửa năm trước. Ông Chung mong muốn được trao đổi trực tiếp với chị gái mình để cân nhắc về việc nộp khoản tiền này và làm rõ số tiền đó là của gia đình hay phải đi vay.
Chủ tọa thông báo trước khi diễn ra tranh tụng, chị gái của ông Chung được tòa triệu tập với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Song bà V. có đơn xin xét xử vắng mặt vì sức khỏe.
Trong đơn của bà V. được HĐXX công bố, người phụ nữ nói trước khi tòa tuyên án sơ thẩm, bà thương xót em trai bị truy tố ở khung hình phạt cao, nên vay mượn tiền từ bạn bè, người quen để nộp 10 tỷ đồng khắc phục hậu quả cho em trai. Việc này bà không bàn bạc với ông Chung. Trường hợp ông Chung vẫn bị kết tội, thì bà xin tự nguyện khắc phục số tiền trên, không đề nghị trả lại.
Từ trái qua là các bị cáo Võ Tiến Hùng, Nguyễn Trường Giang. Ảnh: Hải Nam.
Sau khi nghe HĐXX công bố đơn của bà V., ông Nguyễn Đức Chung đã đề nghị tòa cho phép được gặp chị gái để xác nhận lại nguồn gốc số tiền 10 tỷ đồng. Ông Chung còn lập luận nếu có quyết định đúng đắn của cơ quan pháp luật về việc giám định thiệt hại, thì bị cáo sẽ xin gặp vợ và gia đình, thậm chí vay mượn tiền để khắc phục hậu quả.
Tuy nhiên, ông Chung cho rằng các cơ quan tố tụng xác định giá trị thiệt hại của vụ mua hóa chất là hơn 36 tỷ đồng là không đúng. Bị cáo mong cấp phúc thẩm ra quyết định trưng cầu giám định thiệt hại tài sản trong vụ án vì đây là điều mà giai đoạn sơ thẩm chưa được thực hiện.
"Kể cả con số cao hơn tôi cũng sẽ khắc phục ngay", ông Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh.
Đánh giá những lập luận trên của ông Chung, chủ tọa Nguyễn Văn Sơn khẳng định vụ án này không thuộc trường hợp phải trưng cầu giám định thiệt hại. Do đó, HĐXX nhận thấy kết luận của tòa án cấp sơ thẩm là hoàn toàn hợp lý.
Sáng nay (21/6), phiên tòa phúc thẩm tiếp tục phần tranh tụng.
Theo bản án sơ thẩm, tháng 5/2016, ông Chung với vai trò người đứng đầu chính quyền Hà Nội, đã chỉ đạo nghiên cứu thử nghiệm chế phẩm Redoxy 3C. Sau đó, ông Chung tạo điều kiện để Nguyễn Trường Giang đi cùng đoàn công tác của UBND thành phố sang Đức tham quan, dự triển lãm xử lý ô nhiễm môi trường. Mục đích để Giang tiếp cận, tham gia vào quá trình mua bán hóa chất Redoxy 3C về bán cho Công ty Thoát nước.
Sau khi được ông Chung hậu thuẫn, Công ty Arktic đã độc quyền nhập chế phẩm. Ngoài ra, dưới sự chỉ đạo không bằng văn bản của ông Chung, bị cáo Hùng còn ủy quyền cho cấp dưới ký hợp đồng mua hóa chất với Arktic. Hành vi của 3 bị cáo gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 36 tỷ.
Cựu Chủ tịch Hà Nội đề nghị HĐXX cho gặp chị gái của bị cáo để làm rõ số tiền mà người phụ nữ đã thay ông nộp khắc phục hậu quả.
Chiều 20/6, phiên tòa phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của ông Nguyễn Đức Chung và Nguyễn Trường Giang (Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Arktic) trong thương vụ mua chế phẩm Redoxy 3C tiếp tục phần thẩm vấn.
HĐXX dành hơn 2 giờ để cho ông Chung trả lời những vấn đề liên quan đến việc mua hóa chất từ Công ty Watch Water (Đức) thông qua Công ty Arktic trái quy định, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 36 tỷ đồng.
Trả lời thẩm vấn đại diện VKS cùng nhóm luật sư, ông Chung tiếp tục phủ nhận các nội dung trong bản án sơ thẩm về việc cựu Chủ tịch Hà Nội đã hậu thuẫn, 'bật đèn xanh' cho Công ty Arktic độc quyền nhập chế phẩm về Hà Nội. Bên cạnh đó, ông Chung cũng bác cáo buộc Arktic là công ty của gia đình mình.
Ngoài những nội dung trên, cựu Chủ tịch Hà Nội dành nhiều thời gian để nêu quan điểm về việc tại phiên tòa sơ thẩm đầu tháng 12/2021, gia đình ông đã nộp khắc phục 10 tỷ đồng. Thời điểm đó, luật sư của ông Chung cho hay nguồn tiền do gia đình bị cáo chuẩn bị, nộp với mục đích bảo lãnh trong trường hợp bị cáo phải bồi thường trách nhiệm dân sự thì sẽ khấu trừ vào số tiền này.
Ông Chung đề nghị tòa phúc thẩm cho trưng cầu thiệt hại vụ án. Ảnh: Hải Nam.
Khi tuyên án vào chiều 13/12, HĐXX tuyên ông Chung tổng mức án 13 năm tù và buộc bị cáo khắc phục hậu quả với số tiền 25 tỷ đồng. Tòa ghi nhận phía bị cáo đã nộp 10 tỷ (do chị gái ông Chung nộp thay em trai).
Tại phiên phúc thẩm, ông Nguyễn Đức Chung kiến nghị HĐXX xem xét số tiền 10 tỷ đồng mà chị gái bị cáo là bà N.T.V. đã nộp hơn nửa năm trước. Ông Chung mong muốn được trao đổi trực tiếp với chị gái mình để cân nhắc về việc nộp khoản tiền này và làm rõ số tiền đó là của gia đình hay phải đi vay.
Chủ tọa thông báo trước khi diễn ra tranh tụng, chị gái của ông Chung được tòa triệu tập với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Song bà V. có đơn xin xét xử vắng mặt vì sức khỏe.
Trong đơn của bà V. được HĐXX công bố, người phụ nữ nói trước khi tòa tuyên án sơ thẩm, bà thương xót em trai bị truy tố ở khung hình phạt cao, nên vay mượn tiền từ bạn bè, người quen để nộp 10 tỷ đồng khắc phục hậu quả cho em trai. Việc này bà không bàn bạc với ông Chung. Trường hợp ông Chung vẫn bị kết tội, thì bà xin tự nguyện khắc phục số tiền trên, không đề nghị trả lại.
Từ trái qua là các bị cáo Võ Tiến Hùng, Nguyễn Trường Giang. Ảnh: Hải Nam.
Sau khi nghe HĐXX công bố đơn của bà V., ông Nguyễn Đức Chung đã đề nghị tòa cho phép được gặp chị gái để xác nhận lại nguồn gốc số tiền 10 tỷ đồng. Ông Chung còn lập luận nếu có quyết định đúng đắn của cơ quan pháp luật về việc giám định thiệt hại, thì bị cáo sẽ xin gặp vợ và gia đình, thậm chí vay mượn tiền để khắc phục hậu quả.
Tuy nhiên, ông Chung cho rằng các cơ quan tố tụng xác định giá trị thiệt hại của vụ mua hóa chất là hơn 36 tỷ đồng là không đúng. Bị cáo mong cấp phúc thẩm ra quyết định trưng cầu giám định thiệt hại tài sản trong vụ án vì đây là điều mà giai đoạn sơ thẩm chưa được thực hiện.
"Kể cả con số cao hơn tôi cũng sẽ khắc phục ngay", ông Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh.
Đánh giá những lập luận trên của ông Chung, chủ tọa Nguyễn Văn Sơn khẳng định vụ án này không thuộc trường hợp phải trưng cầu giám định thiệt hại. Do đó, HĐXX nhận thấy kết luận của tòa án cấp sơ thẩm là hoàn toàn hợp lý.
Sáng nay (21/6), phiên tòa phúc thẩm tiếp tục phần tranh tụng.
Theo bản án sơ thẩm, tháng 5/2016, ông Chung với vai trò người đứng đầu chính quyền Hà Nội, đã chỉ đạo nghiên cứu thử nghiệm chế phẩm Redoxy 3C. Sau đó, ông Chung tạo điều kiện để Nguyễn Trường Giang đi cùng đoàn công tác của UBND thành phố sang Đức tham quan, dự triển lãm xử lý ô nhiễm môi trường. Mục đích để Giang tiếp cận, tham gia vào quá trình mua bán hóa chất Redoxy 3C về bán cho Công ty Thoát nước.
Sau khi được ông Chung hậu thuẫn, Công ty Arktic đã độc quyền nhập chế phẩm. Ngoài ra, dưới sự chỉ đạo không bằng văn bản của ông Chung, bị cáo Hùng còn ủy quyền cho cấp dưới ký hợp đồng mua hóa chất với Arktic. Hành vi của 3 bị cáo gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 36 tỷ.
Bị cáo Nguyễn Đức Chung phản bác nhiều lời khai của đồng phạm gây bất lợi cho mình Khi chủ toạ phiên toà thẩm vấn, bị cáo Nguyễn Đức Chung phản bác những lời khai của bị cáo Nguyễn Trường Giang. Bị cáo Chung cho rằng, có một số lời khai của bị cáo Giang khai về mình không đúng. Trong phần thẩm vấn tại phiên toà hình sự phúc thẩm diễn ra chiều 20/6 để xem xét đơn kháng cáo...