Bị cáo Hoàng Công Lương thực hiện quyền im lặng tại tòa
Ngày làm việc thứ 3 của phiên tòa xét xử vụ án liên quan đến sự cố chạy thận khiến 9 người tử vong ở BVĐK tỉnh Hòa Bình, bị cáo Hoàng Công Lương đã thực hiện quyền im lặng.
Trong buổi sáng hôm nay, khi được người giữ quyền công tố tại phiên tòa gọi lên bục khai báo, bị Hoàng Công Lương trình bày hôm nay đã làm đơn xin HĐXX cho giữ quyền im lặng tại tòa với lý do “không đủ sức khỏe trả lời câu hỏi”.
Bị cáocũng cho biết ngoài lý do sức khỏe, bị cáo sẽ thực hiện quyền im lặng đặc biệt với những câu hỏi không liên quan chuyên môn của mình.
“Tôi muốn giữ nguyên lời khai vào chiều 15/1 cũng như những điều đã trình bày ở phiên tòa sơ thẩm lần 1 mở giữa năm 2018.” – bị cáo cho biết.
Video đang HOT
Trong phiên tòa chiều hôm qua, khi trả lời thẩm vấn, Lương khẳng định không phạm tội Vô ý làm chết người như cáo trạng truy tố. Theo quy chế của bệnh viện chất lượng nước thuộc trách nhiệm của trưởng Khoa Lọc máy vì thế bị cáo không có trách nhiệm phải biết quy trình sửa chữa là thế nào./.
Nhật Thanh
Theo baophapluat
Nguyên Giám đốc BVĐK Hòa Bình nói về tỷ lệ "ăn chia" vụ chạy thận
Giai đoạn 1 kéo dài khoảng 1,5 năm, bệnh viện thu là 400.000 đồng/ca chạy thận. Giá này bao gồm vật tư, thiết bị, bình lọc và Công ty Thiên Sơn được hưởng 360.000 đồng (90%).
Bệnh viện chỉ đạo không thu thêm của bệnh nhân đồng nào...", bị cáo Trương Quý Dương - nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình - cho biết.
Chiều 14.1, Hội đồng xét xử (HĐXX) hỏi bị cáo Trương Quý Dương về việc thành lập Đơn nguyên thận nhân tạo. Tại tòa, bị cáo Dương khai việc thành lập Đơn nguyên thận thuộc thẩm quyền của Giám đốc bệnh viện theo phân cấp quản lý. Chỉ khi nào thành lập các khoa phòng của bệnh viện thì mới phải xin ý kiến của Sở Y tế. Theo đó, để chuẩn bị cho kỹ thuật lọc máu, cần có 3 nhóm công việc. Trước khi thành lập đã cử bác sĩ Tiến học về kỹ thuật lọc máu sau đó về tham mưu cho lãnh đạo khoa. Sau đó, khoa cho rằng triển khai kỹ thuật này là cần thiết để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh.
Bị cáo Trương Quý Dương trả lời tại phiên tòa xét xử chiều 14.1.
Vì vậy, bệnh viện đã ký kết hợp đồng chuyển giao kỹ thuật với Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) theo Đề án 1816 về việc chuyển giao kỹ thuật lọc máu. Thứ 2 về cơ sở vật chất gồm nhà cửa, máy lọc nước RO, bệnh viện đã tìm nhiều nguồn cả từ dự án và nguồn xã hội hóa. Thứ 3 là chuẩn bị về mặt pháp lý, bệnh viện làm tờ trình lên Sở Y tế đề nghị phê duyệt cho phép triển khai kỹ thuật lọc máu và được chấp nhận.
Đối với cơ cấu tổ chức của Đơn nguyên thận nhân tạo, ông Dương cho biết: Đây là một kỹ thuật thuộc khoa. Bị cáo chỉ nắm một số điều kiện như cơ sở vật chất, nhân lực. Còn việc điều phối con người do khoa. Nếu khoa cần bổ sung thêm máy móc gì thì đề xuất lên Ban giám đốc để bổ sung. Về nhân lực đảm đương kỹ thuật đã đảm bảo được như có bác sĩ, điều dưỡng được đào tạo về kỹ thuật lọc máu, kỹ thuật viên, chuyên gia hỗ trợ ngoại viện.
Đối với khoa Hồi sức tích cực, trừ một số bác sĩ đã được đào tạo theo chương trình lọc máu, còn lại được đào tạo chương trình kỹ thuật viên nên có thể đáp ứng được nhiệm vụ kỹ thuật viên. Tổng cộng, bệnh viện đã cử 26 cán bộ đi học kỹ thuật lọc máu và được cấp chứng chỉ. Trong đó, ngoài bác sĩ Tiến còn có 3 bác sĩ là bác sĩ Khiếu, bác sĩ Tình, bác sĩ Lương đã được đào tạo tại Bệnh viện Bạch Mai và được cấp chứng chỉ.
Đánh giá về điều kiện thành lập Đơn nguyên thận nhân tạo, ông Dương cho rằng đến thời điểm thành lập, các điều kiện cơ bản là đủ. "Cơ bản vì con người không cố định, như năm nay có 10 người, năm sau 12 người. Còn cái chưa đáp ứng được là cơ sở vật chất. Bệnh viện định thành lập khoa Thận tiết niệu và lọc máu, nhưng vì con người chưa đủ nên chỉ thành lập là Đơn nguyên thận nhân tạo", ông Dương khai. Việc ký kết liên doanh liên kết về lọc máu, sau khi được sự đồng ý của Ban lãnh đạo bệnh viện thì bệnh viện ký với Công ty cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn. Trước khi quyết định, bị cáo tìm hiểu rất kỹ về năng lực. Giữa bệnh viện và Công ty Thiên Sơn thì có 4 lần ký, mỗi lẫn chỉ 1-2 máy và thực hiện theo quy trình.
Nói về hệ thống RO, ông Dương cho biết: 100% là nguồn vốn đầu tư của bệnh viện thông qua các dự án. Bệnh viện chỉ bổ sung thêm kênh xã hội hóa bằng hình thức thuê máy của đối tác nước ngoài. Về phân chia quyền lợi giữa hai bên dựa trên 2 giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1 (kéo dài khoảng 1,5 năm) là 400.000 đồng/ca chạy thận. Giá này bao gồm vật tư, thiết bị, bình lọc và công ty được hưởng 360.000 đồng (90%), còn bệnh nhân không phải đóng thêm đồng nào. Đến giai đoạn 2 thì có biến động về giá nhập khẩu, lãi suất ngân hàng,... nên bệnh viện đã khoán gọn là 7,7 USD/ca chạy thận. Sau một thời gian hợp tác, đến ngày xảy ra sự cố, bệnh viện đã sở hữu 13 máy, còn công ty chỉ sở hữu 5 máy.
Theo Danviet
BS Hoàng Công Lương có số luật sư bảo vệ đông nhất tại phiên tòa tới TAND thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình cho biết, có 31 luật sư đăng ký tham gia bào chữa trong vụ án tai biến chạy thận làm 9 người chết. Ngày 24.12, TAND thành phố Hòa Bình ký quyết định đưa Hoàng Công Lương và sáu người khác ra xét xử sơ thẩm vào ngày 8.1.2019. Vụ án được xét xử công...