Bị cáo Hoàng Công Lương giữ quyền im lặng với chính luật sư của mình
Khi được luật sư bào chữa cho mình hỏi, bị cáo Hoàng Công Lương tiếp tục xin giữ quyền im lặng vì lí do sức khỏe.
Phiên xử ngày 16/1 vụ chạy thận làm chết người tại TAND TP Hòa Bình, bị cáo Hoàng Công Lương đã có đơn trình bày với HĐXX về việc mất ngủ nhiều ngày liền, sức khỏe không tốt. Khi được người bào chữa cho mình là luật sư Hoàng Ngọc Biên đề nghị hỏi, Hoàng Công Lương tiếp tục xin giữ quyền im lặng.
Trước đó, Hoàng Công Lương đã xin giữ quyền im lặng ở phiên xử buổi sáng 16/1. Trong đơn nộp cho HĐXX, Hoàng Công Lương trình bày: “Bị cáo chỉ là bác sĩ điều trị, nên bị cáo chỉ có thể trả lời các câu hỏi liên quan đến chuyên môn khám chữa bệnh trong lọc máu. Những vấn đề khác không thuộc phạm vi chuyên môn công việc của bị cáo, xin phép được giữ im lặng”.
Hoàng Công Lương khai bị mất ngủ nhiều ngày, xin giữ quyền im lặng. (Ảnh: Nam Nam)
Với lá đơn này, HĐXX đồng ý cho Hoàng Công Lương chỉ trả lời những vấn đề về chuyên môn và có quyền giữ im lặng với các vấn đề khác.
Liên quan đến diễn biến phiên xử 16/1, VKS xét hỏi bị cáo Trương Quý Dương – cựu Giám đốc bệnh viện Đa khoa Hòa Bình về nhiệm vụ Hoàng Công Lương.
Video đang HOT
Bị cáo Trương Quý Dương khai, về nguyên tắc bị cáo không biết và cũng không cần biết việc của bác sĩ Lương. “Những việc trong bệnh viện không phải khi nào cũng có thể quyết định bằng văn bản. Việc bố trí nhân sự làm việc hết sức uyển chuyển, nếu bác sĩ Lương đi tập huấn có thể giao việc cho bác sĩ khác”, bị cáo Dương cho biết.
Về câu hỏi của VKS liên quan đến việc không bố trí kỹ thuật viên lọc máu, bị cáo Dương cho biết: “Trong giờ phút này Bộ Y tế chỉ có duy nhất 1 văn bản gốc, có 76 chức danh như kỹ thuật viên xét nghiệm, kĩ thuật viên chẩn đoán hình ảnh nhưng không có kĩ thuật viên lọc máu”.
Theo ông Dương, vì trót tin tưởng nên đã chọn công ty Thiên Sơn làm công ty liên kết, còn nếu là đơn vị không tin tưởng thì có đến bảo làm hộ bệnh viện cũng không dám.
Bị cáo Trương Quý Dương.
Trong phần xét hỏi của mình, bị cáo Bùi Mạnh Quốc, giám đốc công ty xử lý nước Trâm Anh thừa nhận lỗi của mình là không ngăn cản việc sử dụng hệ thống lọc nước RO cho chạy thận nhân tạo.
Trước đó ngày 28/5/2017, bị cáo Bùi Mạnh Quốc đã trực tiếp sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống RO 2 theo yêu cầu của bị cáo Đỗ Anh Tuấn – GĐ công ty CP Dược phẩm Thiên Sơn. Việc sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống RO 2 còn tồn dư axit và gây ra sự cố. Quốc khẳng định từng khuyến cáo ông Đỗ Anh Tuấn về việc bắt buộc phải xét nghiệm nước mới được đưa vào sử dụng.
Bị cáo Bùi Mạnh Quốc.
Bị cáo Quốc khai: “Bị cáo ý thức được việc xét nghiệm nước. Vì trước đây khi làm cho công ty Minh Hoàng, bị cáo từng phải hai lần đi xét nghiệm lại khi nghi ngờ nguồn nước không đảm bảo”.
Các câu hỏi của luật sư đặt ra cho Bùi Mạnh Quốc xoay quanh việc sửa chữa hệ thống RO 2. Bị cáo Quốc nói từ khi nhận thầu chỉ có 1 mình Quốc làm súc xả. Khi được hỏi ai là người chỉ đạo trực tiếp cho bị cáo, Quốc khẳng định chỉ nhận chỉ đạo trực tiếp từ công ty Thiên Sơn, chứ chưa bao giờ nhận lệnh của bệnh viện./.
Theo Trọng Phú/VOV.VN
Bị cáo Hoàng Công Lương thực hiện quyền im lặng tại tòa
Ngày làm việc thứ 3 của phiên tòa xét xử vụ án liên quan đến sự cố chạy thận khiến 9 người tử vong ở BVĐK tỉnh Hòa Bình, bị cáo Hoàng Công Lương đã thực hiện quyền im lặng.
Trong buổi sáng hôm nay, khi được người giữ quyền công tố tại phiên tòa gọi lên bục khai báo, bị Hoàng Công Lương trình bày hôm nay đã làm đơn xin HĐXX cho giữ quyền im lặng tại tòa với lý do "không đủ sức khỏe trả lời câu hỏi".
Bị cáocũng cho biết ngoài lý do sức khỏe, bị cáo sẽ thực hiện quyền im lặng đặc biệt với những câu hỏi không liên quan chuyên môn của mình.
"Tôi muốn giữ nguyên lời khai vào chiều 15/1 cũng như những điều đã trình bày ở phiên tòa sơ thẩm lần 1 mở giữa năm 2018." - bị cáo cho biết.
Trong phiên tòa chiều hôm qua, khi trả lời thẩm vấn, Lương khẳng định không phạm tội Vô ý làm chết người như cáo trạng truy tố. Theo quy chế của bệnh viện chất lượng nước thuộc trách nhiệm của trưởng Khoa Lọc máy vì thế bị cáo không có trách nhiệm phải biết quy trình sửa chữa là thế nào./.
Nhật Thanh
Theo baophapluat
Nguyên Giám đốc BVĐK Hòa Bình nói về tỷ lệ "ăn chia" vụ chạy thận Giai đoạn 1 kéo dài khoảng 1,5 năm, bệnh viện thu là 400.000 đồng/ca chạy thận. Giá này bao gồm vật tư, thiết bị, bình lọc và Công ty Thiên Sơn được hưởng 360.000 đồng (90%). Bệnh viện chỉ đạo không thu thêm của bệnh nhân đồng nào...", bị cáo Trương Quý Dương - nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh...