Bị cáo Dương Chí Dũng nổi bật tại tòa với áo sơ mi trắng
Sáng nay (22/4), tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội bắt đầu phiên xử phúc thẩm vụ án tham ô tài sản, cố ý làm trái tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đối với cựu Chủ tịch HĐQT TCty Dương Chí Dũng và các đồng phạm.
Hôm nay, xử phúc thẩm vụ Dương Chí Dũng
Đúng 8h30, sáng 22/4, Thẩm phán Nguyễn Văn Sơn tuyên bố khai mạc phiên tòa.
8h19, Thư ký tòa bắt đầu kiểm tra sự có mặt của các luật sư, người làm chứng, người liên quan, thân nhân được mời của các bị cáo. Đại diện các cơ quan chức năng: Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Cục Đăng kiểm Việt Nam, Bộ Tài chính.
Thư ký tòa phổ biến nội quy phiên tòa. Hội đồng xét xử vẫn chưa vào phòng xử án.
7h57, Bị cáo Mai Văn Phúc đã có mặt tại tòa. Bị cáo Dương Chí Dũng cũng vừa bước vào phòng xử án. Dương Chí Dũng mặc sơ mi trắng, khác hẳn với các bị cáo khác.
Bị cáo Dương Chí Dũng tại tòa với áo sơ mi trắng.
Dương Chí Dũng ngồi cùng Mai Văn Phúc trên hàng ghế đầu tiên sát vành móng ngựa, sơ mi trắng “đóng thùng”, tóc chải mượt, vẻ rất thoải mái, điềm tĩnh. Cựu Chủ tịch Vinalines liên tục cười, gật đầu chào những người xung quanh.
Bị cáo Mai Văn Phúc.
7h26, Đến thời điểm này, tất cả các bị cáo khác đã đến tòa, trừ bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc. Phòng xử án rất nhỏ, chỉ đủ bố trí cho các bị cáo và các luật sư. Hiện mỗi bị cáo đang được bố trí ngồi cách ly ở 1 hàng ghế.
Bị cáo Trần Hữu Chiều.
Được biết, tham gia phiên xử phúc thẩm có 16 luật sư bào chữa cho 9 bị cáo. Trong đó, bào chữa cho Dương Chí Dũng có 3 luật sư là các ông: Ngô Ngọc Thủy, Trần Đình Triển và Trần Đại Thắng.
Bị cáo Trần Hải Sơn.
6h58, Những bị cáo đầu tiên được dẫn giải vào phòng, đó là Trần Hữu Chiều, Trần Hải Sơn và bị cáo Bùi Thị Bích Loan. Tuy nhiên, vẫn chưa thấy xe chở các bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc đến. Theo cán bộ dẫn giải, những bị cáo này bị đã bị giam ở nơi khác.
Video đang HOT
Bị cáo Bùi Thị Bích Loan.
Phiên xử dự kiến kéo dài 3 ngày, từ 22 đến 24/4/2014. Thẩm phán tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội Nguyễn Văn Sơn làm chủ tọa phiên tòa. Hội đồng xét xử gồm 3 thẩm phán.
Cho đến thời điểm mở tòa, có 9/10 bị cáo của vụ án kháng cáo bản án sơ thẩm của TAND thành phố Hà Nội (tuyên án vào giữa tháng 12/2013).
Cụ thể, bị cáo Dương Chí Dũng – cựu Chủ tịch Vinalines kháng cáo kêu oan về tội “tham ô tài sản” (tội danh mà bị cáo bị tòa sơ thẩm tuyên phạt án tử hình), xin giảm nhẹ hình phạt về tội “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Mai Văn Phúc – cựu Tổng Giám đốc Vinalines kháng cáo kêu oan đối với cả 2 tội danh này.
Ngoài ra, bị cáo Lê Văn Dương (Đăng kiểm viên Chi cục đăng kiểm số 6 – Cục Đăng kiểm Việt Nam), người cùng đoàn cán bộ của Vinalines sang Nga để khảo sát ụ nổi 83M, kháng cáo kêu oan khi bị tuyên phạt 7 năm tù về tội “cố ý làm trái”.
Các bị cáo khác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt gồm: Nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines, nguyên Phó Trưởng Ban QLDA nhà máy đóng tàu phía Nam của Vinalines Trần Hải Sơn (bị tuyên phạt 22 năm tù cho cả 2 tội danh tham ô tài sản, cố ý làm trái); nguyên Phó tổng giám đốc Vinalines Trần Hữu Chiều (19 năm tù); nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin thuộc Vinalines Mai Văn Khang (7 năm tù); nguyên Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa Huỳnh Hữu Đức, nguyên Đội trưởng Đội Nghiệp vụ Chi cục Hải quan Vân Phong – Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa Lê Ngọc Triện, cán bộ Chi cục Hải quan Vân Phong Lê Văn Lừng (cùng nhận án 8 năm tù).
Trong vụ án, duy nhất vị cáo Bùi Thị Bích Loan, nguyên Kế toán trưởng Vinalines (bị tuyên phạt 4 năm tù) không kháng án. Tuy nhiên, bị án này lại bị kháng nghị liên quan đến trách nhiệm bồi thường dân sự cùng một số bị cáo khác nên vẫn được triệu tập đến tòa.
Được biết, trước phiên xử phúc thẩm, gia đình 2 bị cáo “đầu vụ” là Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc đã nộp một số tiền khắc phục hậu quả để mong được áp dụng một tình tiết giảm nhẹ “tội trạng”. Gia đình Dương Chí Dũng nộp 4,7 tỷ đồng; Mai Văn Phúc nộp được 3,5 tỷ đồng. Số tiền này chưa được xác định để khắc phục hậu quả cho hành vi tham ô (tòa tuyên buộc mỗi bị cáo phải bồi hoàn 10 tỷ đồng) hay hành vi cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng (hậu quả được xác định tới hơn 360 tỷ đồng, mỗi bị cáo phải chịu trách nhiệm bồi thường 110 tỷ đồng).
Theo quy định pháp luật, nếu khoản tiền khắc phục hậu quả được bằng ít nhất 1/2 giá trị tài sản bị chiếm đoạt, bị cáo hoặc gia đình đã bồi thường được từ 1/3 đến dưới 1/2 giá trị tài sản bị chiếm đoạt (trong trường hợp đã cố gắng hết sức, bán hết nhà ở, tài sản có giá trị, vay mượn… đến mức tối đa) thì có thể được xử phạt tù chung thân hoặc tù có thời hạn.
Tuy nhiên, vì cả 2 bị cáo phải nhận án tử hình về tội tham ô tài sản đều kháng cáo kêu oan về tội danh bị tuyên buộc này nên hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ không xem xét vấn đề giảm án cho Dũng, Phúc ở tội này.
Tại phiên tòa xét xử em trai Dương Chí Dũng – cựu Đại tá Dương Tự Trọng (nguyên Phó GĐ Công an Hải Phòng), Dũng cũng có động thái “chuộc tội” bằng cách khai ra người đã “mật báo” thông tin bị khởi tố để bị cáo kịp thời bỏ trốn trước khi bị bắt và tố cáo nhiều tiêu cực khác của cán bộ cơ quan điều tra Bộ Công an trong quá trình điều tra vụ án. Từ thông tin này, TAND Hà Nội đã khởi tố vụ án “cố ý làm lộ bí mật nhà nước”, chuyển VKS xem xét điều tra và kiến nghị điều tra những thông tin tố cáo tiêu cực.
Nếu có tội phạm được phát hiện, phanh phui từ tố cáo này, đây cũng được đánh giá là một tình tiết “lấy công chuộc tội” giúp Dương Chí Dũng được giảm nhẹ trách nhiệm trong vụ án xảy ra tại Vinalines.
Theo P.Thảo/Dân trí
Con đường 'lên quan' và 'ngã ngựa' của Dương Chí Dũng
Sinh ra trong gia đình danh giá, dù không may mắn trong nghiệp thi cử, đèn sách nhưng Dương Chí Dũng lại có con đường công danh được đánh giá là "xuôi chèo mát mái".
Bị cáo Dương Chí Dũng tại phiên tòa sơ thẩm
Trực tiếp phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Dương Chí Dũng
Gia đình danh giá
Dương Chí Dũng sinh ngày 5/5/1957 tại Hải Dương, nguyên là Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Ủy viên Thường vụ Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đại biểu Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI toàn quốc
Dương Chí Dũng sinh ra trong một gia đình được đánh giá là danh giá bậc nhất đất Cảng. Dũng là con trai của ông Dương Khắc Thụ, nguyên Đại tá Giám đốc Công an TP Hải Phòng. Em trai Dũng là Đại tá Dương Tự Trọng từng giữ chức vụ Phó Giám đốc CA Hải Phòng, sau đó được thăng cấp lên Cục phó Cục Cảnh sát Quản lí Hành chính về trật tự xã hội. Em gái là bà Băng Tâm - Công an PC25 Hải Phòng. Em rể tên là Nguyễn Bỉnh Kiên, nguyên Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng. Trong ảnh là ông Dương Tự Trọng, em trai Dũng, thời còn là Phó Giám đốc CA Hải Phòng
Vợ Dũng là bà Phạm Thị Mai Phương (SN 1959), một cán bộ về hưu, 2 vợ chồng sinh được ba con gái. Bà Phương được đánh giá là người phụ nữ hết lòng vời chồng, con. Trả lời báo chí khi chồng bị bắt người phụ nữ này chia sẻ ngắn gọn: "Buồn riêng tôi giữ một mình...". (Ảnh chụp tại phiên tòa xét xử Dương Chí Dũng).
Ngôi nhà của vợ chồng Dương Chí Dũng trên đường Nguyên Hồng, Hà Nội. Trong phiên sơ thẩm, đại diện VKSND TP Hà Nội đã đề nghị tiếp tục kê biên 3 căn nhà trong đó có căn này để đảm bảo thi hành án
Ngoài ra, Dũng còn có con riêng với vợ bé là bà P.T.T. (SN 1982, Thanh Hóa). Để chiều lòng người đẹp đã sinh quý tử cho mình, Dũng mua 2 căn hộ chung cư cao cấp cho người tình ở tòa nhà SkyCity (Láng Hạ) và tại tòa nhà Pacific (Lý Thường Kiệt, Hà Nội). Mỗi căn hộ này có giá từ 4-6 tỷ đồng, 2 căn hộ này đều đã bị cơ quan chức năng kê biên. Tuy nhiên, trong "Đơn kêu cứu cho chồng" vợ Dương Chí Dũng lại quả quyết rằng, số tiền 10 tỉ đồng mua hai căn hộ chung cư này là của bà chứ không phải tiền ông Dũng tham ô của Nhà nước.
Đường hoạn lộ thênh thang
Không đỗ đạt cao trong các kỳ thi nhưng Dương Chí Dũng lại có đường công danh suôn sẻ khiến nhiều người phải mơ ước. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Dũng đi lao động xuất khẩu ở CHDC Đức. Sau vài năm, về làm việc tại văn phòng Công đoàn Cảng Hải Phòng.Trong khoảng thời gian này, Dũng học lớp tại chức ngắn hạn ngành Kinh tế vận tải biển (3 năm) tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp, Dũng làm luận văn thạc sĩ rồi luận án Tiến sĩ kinh doanh thương mại tại Trường Đại học Thương mại.
Có trong tay tấm bằng đẹp, 9/2013, Dũng về làm cán bộ tại Tổng công ty Xây dựng Đường thủy. Năm 1994, Dũng nhanh chóng được đưa về Công ty nạo vét Sông 1 làm Phó Giám đốc sau đó lên làm Giám đốc.
Tháng 8/2005, Dương Chí Dũng được bổ nhiệm chức Tổng giám đốc Vinalines. Trong ảnh, Dương Chí Dũng lúc đang là Chủ tịch, Tổng Giám đốc Vinalines trả lời phỏng vấn báo chí.
6 năm sau đó, tháng 7/2011, Dương Chí Dũng được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị tổng công ty này. Dũng cũng là Ủy viên thường vụ Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy Vinalines. Trong ảnh, Dương Chí Dũng với cương vị là Tổng Giám đốc Vinalines tặng cờ cho một đơn vị thành viên
"Ngồi" ở ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị của Vinalines chỉ một năm ngắn ngủi, đến đầu tháng 2/2012, Dũng được điều động sang giữ chức vụ Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam
Ngã ngựa
Với những sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng, may mắn đã không còn mỉm cười với Dương Chí Dũng khi vào ngày18/5/2012, sau khi ra quyết định khởi tố, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã làm việc với Bộ GTVT, ngay sau đó Bộ này đã có quyết định đình chỉ công tác với Dương Chí Dũng.
Nhận được tin mật báo của "một ông anh" ngày 17/5, Dương Chí Dũng nhờ người thân trong đó có em trai là Dương Tự Trọng và cấp dưới giúp sức nhanh chóng bỏ trốn.
Ngày 19/5/ 2012, Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã ra quyết định truy nã đối với Dương Chí Dũng.
Ngày 21/ 6/ 2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đề nghị truy nã quốc tế ông Dũng và được Ban Tổng thư ký tổ chức Interpol đồng ý.
Kế hoạch bỏ trốn ban đầu, Dương Chí Dũng định sang Trung Quốc. Tuy nhiên khi xem quẻ bói, thấy không thuận nên Dương Chí Dũng quyết định chuyển hướng trốn sang Campuchia qua Singapore rồi sang Mỹ. Dương Tự Trọng lại lên kế hoạch đưa anh trai vào miền Nam để vượt biên. Do Interpol quốc tế đã nắm được thông tin, Dương Chí Dũng không được phép nhập cảnh vào Mỹ nên buộc phải quay lại Campuchia. Đến ngày 4/9/2012, nguyên Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam bị bắt. Từ đây chấm dứt những ngày tháng ở "đỉnh cao" của Dương Chí Dũng
Trong phiên xử sơ thẩm ngày 16/12/2013 Dương Chí Dũng bị tuyên án tử hình về tội tham ô, 28 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và đồng bọn, Dương Chí Dũng đã có những lời khai chấn động khi tiết lộ danh tính của cán bộ mật báo cho ông ta bỏ trốn lúc "nước sôi lửa bỏng". Đây được đánh giá là một trong những phiên xử gây chấn động dư luận nhất khi bị cáo có những lời khai quá bất ngờ khi cận kề án tử
Theo Xahoi
Hôm nay (22/4) xử phúc thẩm vụ Vinalines: Dự báo sẽ tranh cãi nhiều về tội tham ô Hôm nay (22/4), TAND Tối cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử vụ án sai phạm tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam theo kháng cáo của bị cáo Dương Chí Dũng và đồng phạm. Các bị cáo tại phiên xét xử sơ thẩm tháng 12.2013. TRỰC TIẾP: Phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Dương Chí Dũng Có...