Bị can, bị cáo trong án hình sự có được trợ giúp pháp lý?
Theo quy định của pháp luật, tất cả bị can, bị cáo trong vụ án hình sự nếu không thuê luật sư có được trợ giúp pháp lý miễn phí?
Mới đây, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản gửi Bộ Tư pháp đề nghị có văn bản hướng dẫn cho phép thực hiện việc trợ giúp pháp lý cho tất cả các bị can, bị cáo trong vụ án hình sự (trước mắt đối với người đang sinh sống tại các xã đặc biệt khó khăn) nếu không thuê Luật sư.
Về vấn đề này, Bộ luật tố tụng hình sự mới được Quốc hội thông qua quy định, quyền được trợ giúp pháp lý trong tố tụng đã được bảo đảm. Bộ luật tố tụng hình sự cũng chia sẻ trách nhiệm thực hiện bào chữa theo án chỉ định cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
Cụ thể, theo Điều 76 của Bộ luật thì đối với người thuộc diện được trợ giúp pháp lý là: Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình; người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người chưa thành niên thì Trung tâm phải cử người bào chữa cho họ theo chỉ định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định trách nhiệm người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích cho người bị buộc tội, người bị hại thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý quyền được trợ giúp pháp lý; nếu họ đề nghị được trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Việc thông báo, giải thích phải được ghi vào biên bản (Điều 71 của Bộ luật).
Ngoài ra, trường hợp người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra có đề nghị thay đổi hoặc từ chối người bào chữa do người thân thích của họ nhờ thì Điều tra viên phải cùng người bào chữa đó trực tiếp gặp người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam để xác nhận việc từ chối nhằm bảo đảm tính minh bạch, khách quan khi người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam thể hiện nguyện vọng đồng ý hoặc từ chối người bào chữa (Điều 77).
Như vậy, đối với các trường hợp chỉ định người bào chữa, nếu thuộc diện được trợ giúp pháp lý, trong đó có người dân tộc thiểu số thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; người nghèo, người có công với cách mạng, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ em không nơi nương tựa sinh sống tại các xã đặc biệt khó khăn sẽ được trợ giúp pháp lý.
Cũng liên quan đến vấn đề trợ giúp pháp lý, UBND tỉnh Bình Định đã có công văn gửi Bộ Tư pháp cho rằng, tham gia tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý kể cả người chưa thành niên (theo quy định tại Điều 57 Bộ Luật Tố tụng Hình sự), người thuộc diện hộ cận nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn đột xuất không có điều kiện thuê Luật sư (được UBND cấp xã xác nhận), phụ nữ trong thời kỳ ly hôn, …là hình thức truyền thông có hiệu quả cụ thể, thiết thực của hoạt động trọ giúp pháp lý, góp phần giúp cho người được trọ giúp pháp lý tham gia bình đẳng trong các quan hệ pháp luật.
UBND tỉnh Bình Định đê nghi Bô Tư phap tham mưu hoăc phôi hơp vơi cac bô, nganh liên quan đê bổ sung kinh phí tham gia tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý trong các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Về vấn đề này, Cục trợ giúp pháp lý của Bộ Tư pháp đã xây dựng dự thảo Quyết định tích hợp Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011 2020 và Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg ngày 24/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo giai đoạn 2013 2020, trong đó có hoạt động hỗ trợ kinh phí cho các địa phương có huyện nghèo, xã nghèo thực hiện vụ việc tham gia tố tụng cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý theo Luật trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm thực hiện đúng mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý là tập trung thực hiện vụ việc TGPL trong đó chú trọng vụ việc tham gia tố tụng.
Trúc Dân
Theo_VnMedia
Có nên quy định người bào chữa có quyền thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự
Trong dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), quyền và nghĩa vụ của người bào chữa được quy định tại Điều 128.
Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy, các cơ quan tiến hành tố tụng đã tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để người bào chữa thực hiện các quyền của mình theo quy định của pháp luật và dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) cũng đã bổ sung nhiều quy định để người bào chữa thực hiện tốt hơn việc bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Tuy nhiên, chúng tôi không đồng tình quy định tại điểm i, khoản 1 Điều 128 dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) về việc người bào chữa có quyền: "Thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa theo quy định của Bộ luật này", bởi những lý do, sau đây:
Thứ nhất, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, vì các cơ quan này có nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội, nhất thiết các cơ quan tiến hành tố tụng phải có đủ căn cứ chứng minh người đó đã thực hiện hành vi phạm tội, đây là trách nhiệm của riêng các cơ quan tiến hành tố tụng. Theo quy định hiện hành: "Tin, tài liệu về quá trình điều tra vụ án hình sự chưa công bố hoặc không công bố" thuộc danh mục bí mật nhà nước. Cho nên, quy định người bào chữa có quyền thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa là không phù hợp với các quy định của Đảng, Nhà nước ta về bảo vệ bí mật nhà nước.
Thứ hai, Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành chưa nêu khái niệm thế nào là người bào chữa, nhưng căn cứ quy định tại các Điều 56, 57, 58 Bộ luật này thì người bào chữa được hiểu là người được người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ, những người khác được người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ủy quyền mời hay được cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu Đoàn Luật sư phân công văn phòng luật sư cử hoặc đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, nhằm làm sáng tỏ những tình tiết gỡ tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và giúp đỡ họ về mặt pháp lý để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Nếu quy định người bào chữa có quyền thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa, thì người bào chữa trở thành người tiến hành tố tụng mà theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 67 dự thảo Bộ luật này thì: "Người tiến hành tố tụng trong vụ án không được bào chữa".
Thứ ba, để có đủ cơ sở giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) phải tổ chức lực lượng, phương tiện, biện pháp theo quy định của pháp luật để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo theo trình tự, thủ tục do luật tố tụng hình sự quy định. Nếu quy định người bào chữa có quyền thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa, thì để thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ người bào chữa phải tiến hành các biện pháp theo quy định của luật tố tụng hình sự, mà điều này chưa phù hợp với điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội ở nước ta.
Thứ tư, để thực hiện tốt nhiệm vụ bào chữa, theo chúng tôi chỉ nên quy định người bào chữa có quyền thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 58 Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành.
Theo Tạ Diễn
Công an Nhân dân
Bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can Sau nhiều tranh cãi, Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) thông qua sáng 27.11 đã có quy định về ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can. Cho đến trước khi nhấn nút thông qua sáng nay, ý kiến đại biểu khi lấy phiếu vẫn chia làm 2 nhóm về quy định bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt...