Bị cấm vận, Triều Tiên tăng cường sản xuất hàng hóa nội địa
Bị thắt chặt cấm vận, Triều Tiên duy trì guồng máy kinh tế bằng cách nội địa hóa nhiều mặt hàng, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu.
Theo các du khách, hàng hóa nội địa của Triều Tiên khá phong phú, từ kem đánh răng vị cà rốt cho đến mặt nạ than tre, từ xe máy cho đến tấm pin năng lượng mặt trời, Reuters đưa tin. “So với đồ uống nhập khẩu từ nước ngoài, đồ uống do Triều Tiên sản xuất có vị thật của trái cây”, giáo viên dạy thể dục 39 tuổi Kim Chul-ung nhận xét.
Trong hình, nữ nhân viên tại một cửa hàng bán lẻ khai trương hồi tháng 4 trong một khu dân cư mới xây ở Bình Nhưỡng.
Người mua hàng chọn giày tại một cửa hàng trên phố Ryomyong, thủ đô Bình Nhưỡng vào 13/4. Khách du lịch tới Triều Tiên cho biết nhiều mặt hàng tiêu dùng sản xuất nội địa, từ đồ trang điểm cho đến nước uống, được in mã vạch. Các cửa hàng tỏ ra cạnh tranh hơn, tiếp thị hàng hóa nhiều hơn, ví dụ mời khách hàng dùng thử sản phẩm, khái niệm mà mới chỉ 5 năm trước đây, không tồn tại ở đất nước này.
Một phụ nữ bán đồ ăn vặt ở khu trung tâm ở thủ đô Bình Nhưỡng. Triều Tiên đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ thu hút 2 triệu khách du lịch nước ngoài.
Công nhân tại nhà máy sản xuất dây cáp điện 326 ở Bình Nhưỡng. “Khoảng năm 2013, lãnh đạo Kim Jong-un bắt đầu nói về sự cần thiết tăng cường sản xuất nội địa để thay thế hàng nhập khẩu”, theo Andray Abrahamian của Choson Exchange, một công ty có trụ sở ở Singapore cung cấp các khóa đào tạo kỹ năng kinh doanh cho người Triều Tiên.
“Rõ ràng (chính phủ Triều Tiên) nhận thấy có quá nhiều mặt hàng phải nhập khẩu từ Trung Quốc, không chỉ hàng hóa cao cấp mà cả hàng hóa tiêu dùng cơ bản như thực phẩm”.
Công nhân Triều Tiên bốc xếp xi măng bên bờ sông Yalu, nằm ở biên giới Trung Quốc và Triều Tiên.
Video đang HOT
Hãng hàng không Air Koryo do quân đội điều hành mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực sản xuất đồ uống, thuốc lá, dịch vụ taxi và bán lẻ xăng dầu. Trong hình, nữ nhân viên đang bày đồ uống tại gian hàng ở sân bay Bình Nhưỡng.
Nông dân trên cánh đồng lúa ở đảo Hwanggumpyong, nằm trên lưu vực sông Yalu, gần biên giới với Trung Quốc.
Một trang trại cá ba sa ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Một chiếc xe Mercedes-Benz đỗ bên ngoài Cung Văn hóa Nhân dân. “Chúng tôi thấy ngày càng nhiều sản phẩm sản xuất nội địa, như xe máy, tấm pin năng lượng mặt trời và thực phẩm, nhưng (Triều Tiên) vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc để nhập khẩu nguyên liệu sản xuất các mặt hàng trên”, chuyên gia Abrahamian nói.
Người dân vui chơi ở công viên nước Munsu.
Một người đàn ông thử chiếc máy bay điều khiển từ xa vừa mua trong trung tâm thương mại Pothonggang, Bình Nhưỡng.
Taxi đỗ trước cửa một trung tâm thương mại ở Bình Nhưỡng.
“Giả dụ một thị trấn khai thác than với 10.000 người, họ đều ít nhiều làm việc liên quan đến ngành công nghiệp than. Lệnh trừng phạt nhắm vào ngành than của Triều Tiên thì thị trường tiêu dùng ở thị trấn đó cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề vì người dân không có tiền để mua bán gì cả”, ông Abrahamian nhận xét về lệnh trừng phạt kinh tế mà các nước phương Tây dùng để ép Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.
An Hồng
Ảnh: Reuters
Theo VNE
Cách Kim Jong-un dẫn dắt Triều Tiên "thoát Trung"
Hàng hóa nội địa ở Triều Tiên đang xuất hiện với số lượng lớn chưa từng có, thay thế những sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.
Triều Tiên đang tích cực sản xuất các mặt hàng nội địa thay thế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Theo Reuters, trong bối cảnh Mỹ gia tăng trừng phạt còn đồng minh truyền thống Trung Quốc gây sức ép, Triều Tiên đang đẩy mạnh áp dụng chiến lược phát triển đồng đều cả quân sự và kinh tế.
Phóng viên Reuters có mặt ở Bình Nhưỡng ghi nhận, đa số các hàng hóa tiêu dùng vẫn chủ yếu có nguồn gốc Trung Quốc. Tuy nhiên, dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong-un, Triều Tiên đã nỗ lực sản xuất hàng hóa nội địa hơn, nhằm khẳng định khả năng độc lập tự chủ của nước này.
Hiện chưa có số liệu chính xác về số lượng hàng hóa nội địa Triều Tiên tự sản xuất. Số liệu từ các nước xuất khẩu sang Triều Tiên như Trung Quốc hay Malaysia cũng chưa phản ánh chính xác vấn đề.
Bộ Thương mại Trung Quốc từ chối trả lời khi được hỏi liệu nguyên nhân khiến hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Triều Tiên bị sụt giảm trong thời gian gần đây là do Bình Nhưỡng tăng cường sản phẩm nội địa hay không.
Lon nước ngọt do Triều Tiên tự sản xuất.
Các du khách đến Triều Tiên cho biết, hãng hàng không quốc gia Air Koryo hay tập đoàn Naegohyang của Triều Tiên đều đã bắt đầu mở rộng quy mô hoạt động và đặt chân vào thị trường hàng tiêu dùng như thuốc lá hay đồ thể thao.
Phóng viên Reuters có mặt ở Bình Nhưỡng tháng trước được phép đến thăm một cửa hàng tạp hóa và nhận thấy rất nhiều sản phẩm gắn mác "sản xuất tại Triều Tiên" như nước uống, bánh kẹo và các thực phẩm khác.
Các du khách khác cũng thấy một loạt mặt hàng do Triều Tiên sản xuất như đồ ăn đóng hộp, cà phê, kem đánh răng, mỹ phẩm, xà phòng, xe đạp và nhiều hàng hóa khác.
"Nhiều nhà máy mở cửa, từ khâu đóng gói, nguyên liệu cho các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày đều được cải thiện", trợ lý cửa hàng bán lẻ Rhee Kyong-sook nói.
Người dân Triều TIên đang mất dần lòng tin vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Kim Chul-ung, một giáo viên dạy vật lý đến cửa hàng nói với phóng viên Reuters: "Tôi có thể cảm nhận nước hoa quả thực sự được sản xuất ở Triều Tiên, so với cùng loại nước ở các quốc gia khác".
Các cửa hàng ở Triều Tiên cũng cạnh tranh với nhau hơn, cho phép người mua được dùng thử. Đây là điều mà họ chưa thể làm được cách đây 5 năm trước.
"Năm 2013, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã bắt đầu nhắc đến việc thay thế hàng hóa nhập khẩu", chuyên gia Andray Abrahamian nói. "Dường như Triều Tiên đã nhận ra rằng họ đang sử dụng quá nhiều hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, không chỉ hàng cao cấp mà cả các sản phẩm thông dụng".
Sản phẩm nội địa với giá cả phải chăng luôn là ưu tiên hàng đầu của người dân Triều Tiên.
Một thương gia giấu tên đến từ Đông Nam Á nói: "Người Triều Tiên rõ ràng không muốn lệ thuộc vào sản phẩm Trung Quốc vì họ nghĩ rằng đó là hàng kém chất lượng".
Trung Quốc đã phải đối mặt với nhiều bê bối liên quan đén an toàn thực phẩm trong những năm qua, như gạo và sữa bột kém chất lượng.
"Người dân ở Triều Tiên không khác biệt là bao so với Trung Quốc hay Canada. Họ muốn cho con cái dùng những thực phẩm tốt nhất", Michael Spavor, người chuyên đưa các đoàn du khách, học giả và nhà đầu tư từ nước ngoài tới Triều Tiên cho biết. "Tôi đã chứng kiến việc người Triều Tiên so sánh sản phẩm nội địa với sản phẩm Trung Quốc và chọn hàng Triều Tiên".
Mặc dù vậy, Triều Tiên vẫn chưa thể thoát hẳn khỏi sự lệ thuộc Trung Quốc vì phần lớn các nguyên liệu thô để sản xuất hàng nội địa vẫn phải nhập từ hoặc thông qua quốc gia láng giềng.
Nếu Bắc Kinh tăng cường trừng phạt Triều Tiên thì sản phẩm "sản xuất tại Triều Tiên" cũng khó có thể xuất hiện tràn ngập trên thị trường.
Theo Danviet
Phát triển kinh tế - con dao hai lưỡi với Kim Jong-un Cải cách kinh tế có thể cải thiện mức sống và tăng tầm vị thế cho nhà lãnh đạo Triều Tiên, nhưng nó cũng là mối đe dọa với ông trong lĩnh vực chính trị. Cửa hàng tạp hóa mới khai trương ở Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters Khi bước vào một trung tâm mua sắm tại Bình Nhưỡng, Rudiger Frank, người đứng đầu...