Bỉ cam kết xóa bỏ phân biệt chủng tộc
Ngày 21/3 là Ngày Quốc tế xóa bỏ phân biệt chủng tộc. Kỷ niệm ngày này vẫn còn phù hợp và cần thiết, vì phân biệt chủng tộc, kỳ thị chủng tộc, bài ngoại và không khoan dung vẫn tồn tại trên khắp thế giới.
Người biểu tình tham gia tuần hành phản đối bạo lực và nạn phân biệt chủng tộc tại Brussels, Bỉ ngày 7/6/2020, sau cái chết của người da màu George Floyd ở Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, trong thông cáo ngày 20/3, Bộ Ngoại giao Bỉ nhấn mạnh để đoàn kết với các nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc và kỳ thị chủng tộc, Bỉ lên án và bác bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, ngôn từ kích động thù địch, cả trực tuyến và ngoại tuyến.
Để đạt được mục tiêu giải phóng xã hội khỏi những tệ nạn này, Bỉ sử dụng các cơ chế khác nhau của Liên hợp quốc. Trong khuôn khổ Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, Bỉ phối hợp với Ủy ban chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện Công ước. Ngoài ra, Bỉ sẽ theo dõi các khuyến nghị được chấp nhận mà cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) đã nhận được vào tháng 5 năm ngoái. Bỉ vẫn cam kết thông qua một kế hoạch hành động quốc gia chống phân biệt chủng tộc và hoan nghênh các kết luận về phân biệt chủng tộc và bài Do Thái mà Hội đồng Liên minh châu Âu đạt được vào ngày 4/3 vừa qua.
Ngày Quốc tế xóa bỏ phân biệt chủng tộc cũng là dịp để nêu bật vai trò quan trọng của giới trẻ. Bộ trưởng Ngoại giao Sophie Wilmès nhấn mạnh : “Giới trẻ luôn là động lực trong các cuộc biểu tình toàn cầu chống phân biệt chủng tộc. Tôi khuyến khích họ tiếp tục tham gia. Sự phân biệt chủng tộc luôn được cảm nhận sâu bên trong. Nó cướp đi cơ hội của những người trẻ tuổi – đôi khi là cả tương lai. Các thế hệ tương lai có quyền được hưởng một cuộc sống không bị phân biệt đối xử. Đối với Bỉ, giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề này. Chúng ta phải xây dựng các xã hội khoan dung và hòa nhập, theo tinh thần của Tuyên ngôn Nhân quyền”.
Ba cựu cảnh sát Mỹ bị cáo buộc vi phạm quyền công dân của George Floyd
Ngày 24/2, Bồi thẩm đoàn liên bang ở St Paul, bang Minnesota, Mỹ, đã kết tội ba cảnh sát Tou Thao, J.Alexander Kueng và Thomas Lane vi phạm quyền công dân của George Floyd, người đàn ông Mỹ gốc Phi từng bị một cảnh sát thành phố Minneapolis ghì cổ đến chết trong một vụ việc gây chấn động dư luận Mỹ và thế giới hồi tháng 5/2020.
Philonise Floyd (trái), anh trai của công dân da màu George Floyd và cháu Brandon Williams tới dự phiên xét xử 3 cựu cảnh sát tại tòa án khu vực St. Paul, bang Minnesota, Mỹ, ngày 24/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Đoàn bồi thẩm gồm 4 nam và 8 nữ kết luận Lane, Kueng và Thao phạm tội tước quyền công dân của Floyd bàng cách cố tình thờ ơ với nhu cầu y tế của công dân này khi cựu cảnh sát Minneapolis Derek Chauvin ghì đầu gối lên cổ Floyd trong hơn 9 phút vào ngày 25/5/2020 khiến công dân này bị chết. Các hội thẩm cũng cho rằng Thao và Kueng có một tội danh bổ sung vì đã không can thiệp để ngăn cản cựu cảnh sát Chauvin. Trong khi đó, Lane không phải đối mặt với cáo buộc bổ sung này vì đã chứng minh được anh ta có 2 lần yêu cầu Chauvin đổi tư thế khống chế Floyd nhưng bị từ chối.
Vụ bắt giữ và ghì cổ công dân Floyd đến chết ngay trên đường phố Mỹ được một người qua đường quay phim ghi lại đã dẫn tới các cuộc biểu tình mạnh mẽ phản đối phân biệt chủng tộc và sự tàn bạo của cảnh sát kéo dài nhiều tháng sau đó. Chauvin bị kết tội giết người năm ngoái và đang thụ án 22 năm tù cho hành động của mình.
Cảnh sát Mỹ tiếp tục bị chỉ trích về hành vi phân biệt chủng tộc Tình trạng cảnh sát có hành vi phân biệt đối xử nhằm vào người da màu tiếp tục tại Mỹ tiếp tục bị chỉ trích gay gắt. Mới đây, dư luận nước này đã rất bất bình trước một đoạn video đăng tải trên mạng xã hội, trong đó quay cảnh cảnh sát khống chế mạnh tay và không công bằng với một...