Bị bỏ rơi vạ vật ở thùng rác, gấu bông cô đơn bỗng trở nên sang chảnh hơn hẳn nhờ lòng tốt của người đi đường!
Nhìn chú gấu bông trở nên yêu đời hơn hẳn, tuy nhiên hình như có gì đó sai sai. Rõ ràng đang là mùa hè oi bức, tại sao lại diện áo bông ấm áp cho nó?
Mới đây, hình ảnh một chú gấu bông bị ném vào thùng rác tại học viện y dược Tề Lỗ, Truy Bác, Sơn Đông, Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của dân mạng.
Sở dĩ chú gấu bông này bỗng chốc “gây bão” trên mạng xã hội là vì gấu ta có màn biến đổi sang chảnh nhờ lòng tốt của một người đi đường.
Vì không còn giá trị sử dụng nên chú gấu bông này bị chủ sở hữu vứt lay lắt ở thùng rác. Trông nó thật cô đơn và tội nghiệp.
Thế rồi, một người nào đó đi qua đã rủ lòng thương để nó ngồi dựa vào chiếc thùng rác. Họ còn lấy một chiếc áo bị bỏ đi ở gần đó để đắp cho nó.
Dần dần, khi gây được sự chú ý, chú gấu bông này được mặc thêm áo khoác, quần, đi giày, đội mũ.
Một người hài hước nào đó còn cài hoa lên đầu chú gấu, và đeo khẩu trang cho nó. Không những thế, sợ gấu ta ngồi một mình buồn tủi, người đi đường còn mang đến cho nó một chú pikachu màu vàng để bầu bạn.
Video đang HOT
Trông gấu ta nhìn yêu đời hơn hẳn, giống như đang ngồi nghỉ chân hơn là bị bỏ rời.
Hai hoàn cảnh khốn khổ gặp nhau giữa đêm hôm!
Bài đăng nhanh chóng nhận được sự chú ý của dân mạng. Ai cũng phải bật cười trước màn “đổi đời” của chú gấu bông vô gia cư. Người mặc áo cho gấu bông chắc hẳn rất khéo léo và có lòng trắc ẩn. Bởi con gấu to ục ịch, việc mặc bộ đồ nhỏ xíu kia vào người nó đâu có dễ!
Tuy nhiên nhiều dân mạng lại nhận ra có cái gì đó sai sai. Bởi đang là mùa hè nóng nực mà gấu ta lại “kín cổng cao tường” như ngồi giữa tiết trời mùa đông lạnh lẽo. Bên cạnh đó, khi nó được trang bị cả mũ, khăn, khẩu trang… lại giống như người đi ăn xin ngủ dọc đường. Hình ảnh sang chảnh của chú gấu bông bỗng biến mất.
Hiện hình ảnh về chú gấu bông này vẫn gây xôn xao mạng xã hội!
Người cha cầm bảng, xin tiền nuôi con ở TP.HCM vì mất việc
Anh Lượm nói với Zing, sau khi ly dị, con anh sống cùng mẹ. Bị mất việc giữa mùa dịch, bất đắc dĩ anh phải cầm bảng xin tiền để có thể chu cấp cho con.
Những ngày qua, hình ảnh anh Trần Văn Lượm (40 tuổi, quê Hậu Giang) cầm tấm bảng xin sự giúp đỡ để lo tiền nhà trọ, tiền học phí cho con thu hút sự chú ý của những người đi đường tại TP.HCM.
Theo đó, vì dịch bệnh, anh bị mất việc, không còn tiền nuôi con, mong được hỗ trợ để vượt qua khó khăn tạm thời.
Mất việc, hết sạch tiền vì dịch bệnh, anh Lượm cầm bảng xin tiền lo tiền nhà trọ và học phí cho con.
Nhiều diễn đàn mạng đã chia sẻ lại hình ảnh này.
Bên cạnh những lời động viên, thương xót, cũng có không ít ý kiến nghi ngờ.
Nhiều dân mạng tranh cãi, sợ lòng tốt đặt nhầm chỗ khi cho rằng một người đàn ông tuổi 40, còn khỏe mạnh không có lý gì lại phải đi xin tiền.
Phóng viên Zing đã liên hệ và tìm gặp để hiểu rõ hơn về hoàn cảnh của anh.
"Tôi chấp nhận hạ mình xuống vì con"
Chia sẻ với Zing, anh Lượm cho hay anh và vợ ly hôn từ năm 2019. Sau đó, vợ cũ đưa con trai 6 tuổi lên TP.HCM để vừa kiếm việc làm, vừa lo cho con học. Hàng tháng, anh gửi tiền chu cấp học phí cho bé khoảng 2,5 triệu đồng.
Từ sau Tết, anh quyết định lên thành phố, thuê trọ trên đường Phùng Tá Chu (quận Bình Tân) - gần nơi vợ cũ và con trai đang ở để có thể gần con hơn.
Căn phòng anh ở chưa đầy 10 m2, xập xệ, cũ kỹ, tường nhà là những tấm vách mỏng dựng tạm để ngăn cách.
Anh Lượm ở trọ một mình trong căn phòng cũ kỹ, không có món đồ nào có thể coi là có giá trị.
Tại đây, anh xin được việc tại một xưởng keo với mức lương 7 triệu đồng/tháng. Song đến ngày 1/4, anh mất việc.
"Đến khoảng ngày 20/4, trong túi tôi chỉ còn lại vài chục nghìn đồng. Nghe nói có điểm phát đồ từ thiện ở đâu, tôi lại đi qua đó mong nhận được chút đồ để đỡ được một bữa ăn", anh kể.
Có ngày, anh đi bộ gần 10 cây số để nhận quà từ thiện. Anh không dám đi chiếc xe máy cũ vì chỉ còn lại chút xăng, anh sợ giữa đường xe hết xăng hay gặp trục trặc thì không có tiền sửa.
"Khi hết sạch tiền, tôi đã mang chiếc xe ấy đi cầm cố nhưng không một cửa hàng nào nhận vì không có giấy tờ xe".
Tuy vậy, vấn đề lớn nhất của anh là không có tiền chu cấp tiếp cho con.
"Ở bên chỗ của con đã đến hạn đóng tiền nhà, bé cũng sắp đi học lại. Mẹ cháu từ đợt dịch bệnh cũng không bán hàng được gì, cả hai bên đều túng quẫn".
Không có bạn bè ở thành phố để vay mượn, người nhà ở quê cũng quá khó khăn, đồng nghiệp của anh cùng cảnh thất nghiệp, bất đắc dĩ anh phải cầm bảng xin tiền.
"Thú thực, khi làm vậy tôi cũng đã suy tính và chấp nhận tất cả mọi lời dị nghị, chấp nhận hạ mình xuống vì con. Tôi có thể nhịn, ngày ăn một bữa tạm bợ để cầm hơi nhưng sợ nhất là con khổ", anh nói.
Đại diện khu phố cùng hội chữ thập đỏ địa phương đã mang gạo và thực phẩm sang để hỗ trợ anh Lượm.
Ông Trịnh Văn Nam - trưởng khu phố nơi anh Lượm đang ở - cho Zing biết đã đến thăm hỏi tình hình, hỗ trợ gạo và thực phẩm.
"Tôi có hỗ trợ giúp anh Lượm 500.000 đồng tiền nhà tháng này và xin chủ nhà trọ miễn giảm phần còn lại. Biết được mối lo về con của anh, tôi cũng đề nghị nếu khi cháu đi học lại, gặp khó khăn gì về tài chính cứ liên lạc, tôi sẽ giúp đỡ hết mình. Tôi cũng mong người dân trên địa bàn mình có vấn đề do dịch bệnh hãy báo cáo lên chính quyền để được hỗ trợ", ông Nam nói.
Một số người khi đọc được bài đăng cũng gọi điện để giới thiệu công việc cho anh Lượm. Anh cho biết sẽ thử đến những nơi được giới thiệu để hỏi xin làm trong thời gian này.
Xấu hổ không dám sang gặp con
Từ ngày biết chuyện của mình đã xuất hiện trên mạng xã hội, anh Lượm vẫn chưa dám sang gặp con. Vợ cũ có gọi điện 2 lần nhưng anh tắt máy, không dám nghe.
"Cô ấy vẫn chưa biết tôi cầm biển xin tiền. Dù đã chuẩn bị tâm lý nhưng tôi không biết giải thích thế nào. Chỉ mong hai mẹ con hiểu và thông cảm cho mình".
Anh nói mình sợ vợ cũ bị người quen nói ra nói vào.
"Vợ chồng hết tình cảm với nhau rồi nhưng với tôi thì con vẫn là thứ quý giá nhất. Cháu còn nhỏ chưa biết cha mẹ ly dị nghĩa là gì, tôi đều nói vì công việc của ba giờ giấc như vậy nên mới không thể sống cùng 2 mẹ con. Mong lớn lên cháu sẽ từ từ hiểu được".
Mọi hy vọng của anh giờ dồn hết vào con trai. Anh hy vọng mình khỏe mạnh để có thể làm việc, dành dụm tiền lo cho con đến khi bé trưởng thành.
"Mong rằng nó được lo ăn học đàng hoàng, sẽ đỡ khổ, thoát khỏi cảnh nghèo như cha mẹ".
Đào Phương
Câu chuyện cảm động về hai mẹ con được người qua đường giúp đỡ Hai mẹ con người phụ nữ bị ngã xe trên đường trở về nhà, và rất nhiều người qua đường đã nhanh chóng dừng xe, hỏi han để giúp đỡ cho họ. Những ngày giáp Tết, thời tiết lạnh càng làm tất cả mọi người như tất bật, vội vã hơn để trở về nhà đoàn tụ cùng gia đình. Mới đây, một...