Bị bố mẹ chối bỏ
Tôi sinh ra trong một gia đình bình thường, chị gái hơn 5 tuổi. Bố tôi đi làm xa, mẹ ở nhà làm nông.
Mẹ tháo vát nhưng áp đặt. Chị tôi học vô cùng giỏi, ở trường ai cũng biết và quý chị, từ thầy cô cho tới bạn bè. Bố mẹ tôi chỉ thương chị. Những lần chị em chí chóe, tôi là người bố mẹ trách mắng. Tôi hay bị mẹ đánh đòn, cũng chẳng biết mình có đáng với những trận đòn đó không. Nhiều lần tôi muốn rời xa ngôi nhà này, không phải không chịu được những trận đòn đau mà là vì cảm thấy tủi thân ghê gớm. Tôi chưa bao giờ dám tâm sự với bố mẹ về chuyện gì. Trong mắt bố mẹ, chị tôi là hình mẫu “con nhà người ta” mà thời nay mọi người vẫn nhắc đến. Ngược lại, tôi học không giỏi, có thời điểm học rất dốt, nghịch, chẳng bao giờ được hạnh kiểm tốt. Mỗi lần họp phụ huynh tôi rất sợ bố mẹ đánh nếu cô giáo nhắc nhở về tôi.
Tôi luôn ao ước được bố mẹ lo lắng, quan tâm, đón đưa đi học như bao bạn khác hay như chính chị gái mình. Tôi ước được tổ chức sinh nhật, được bố đưa đi du lịch như chị. Tôi đã ở dưới bếp khóc một mình, chẳng dám chia sẻ với mẹ sự ấm ức, tủi thân khi bố chỉ cho chị đi du lịch. Có phải vì chị học giỏi hơn tôi? Nếu có đồ ăn, bố mẹ luôn dành phần ngon cho chị.
Hồi học lớp 2, tôi chào nhầm thím là mẹ. Thím bảo tôi ngoan lắm. Tôi không biết lại chửi lại thím, bị thím đuổi đánh. Tôi xứng đáng bị đánh. Thế nhưng không dừng lại ở đó, trong cơn tức giận, thím túm tôi lôi ra cái ao gần nhà, cho tôi uống nước. Tôi cố ngoi lên rồi lại bị cho uống nước tiếp. Trong trí nhớ của mình, tôi nhớ mình đã uống rất nhiều nước. Sau đó tôi sốt 2 ngày liền, chẳng có cuộc cãi vã nào cả, chẳng có ai đòi lại công bằng cho tôi. Năm lớp 9, tôi học rất dốt nhưng quyết tâm học để thi đỗ vào trường cấp 3 mà chị tôi là ngôi sao. Tôi đã học khá lên, hoàn toàn tự tin rằng mình sẽ vào trường đó. Tôi cảm thấy ghét cô giáo dạy Văn nên quyết định không làm bài kiểm tra và bị điểm không. Tôi giấu bố mẹ. Rồi mẹ biết chuyện, tôi bị mẹ cầm roi quất. Cảm giác lúc đó không phải mẹ tôi, bởi bà đánh bằng tất cả sức lực, tôi khóc không phải vì đau mà vì tại sao mẹ không hỏi tại sao lại để bài văn bị điểm không như vậy.
Video đang HOT
Hôm nay sinh nhật tôi, bản thân luôn cảm thấy cô đơn, hưu quạnh trong tháng 10 hàng năm, năm nay cũng vậy. Vẫn là cảm giác ấy, cảm giác của kẻ cô đơn lạc lõng, kẻ bị chối bỏ. Tôi thèm được yêu thương, thèm được lời động viên từ bố mẹ.
Khi thăm hỏi anh trai chồng tai nạn 1 triệu, cô vợ bị mắng "tham vật chất" và màn đáp trả đanh thép trước khi đưa đơn ly hôn
Liên không đòi về 10 triệu ấy, cô coi đó là số tiền giúp cô "sáng mắt" về bản chất con người chồng mình và để cô có quyết tâm kết thúc cuộc hôn nhân đã chết này.
Vấn đề kinh tế trong hôn nhân là một vấn đề rất quan trọng. Kinh tế dư giả, chắc chắn cuộc hôn nhân của bạn sẽ bớt đi nhiều tranh cãi, xích mích. Nhưng nếu vật chất còn khó khăn và thiếu thốn thì những cuộc cãi vã vì tiền sẽ liên tục phát sinh, từ đó mà bào mòn tình cảm vợ chồng.
Liên (31 tuổi, Hà Nội) chia sẻ phụ nữ lấy chồng chỉ mong có được người đàn ông biết vun vén cho gia đình, biết cố gắng nỗ lực và chăm chỉ làm lụng để xây dựng cho gia đình một nền tảng kinh tế tốt.
"Số tôi không may mắn có người chồng coi thường vật chất. Bản thân anh ấy chấp nhận làm việc ở một vị trí với mức lương bèo bọt bao năm nay. Trong cuộc sống hàng ngày, hễ tôi hỏi đến tiền là anh ấy mắng tôi xơi xơi, bảo tôi suốt ngày chỉ tiền và tiền, nói tôi là người phụ nữ ham vật chất, trọng tiền tài. Tôi tự hỏi vậy những thứ anh ấy ăn uống và sử dụng hàng ngày không phải từ tiền mà ra hay sao?", Liên kể.
Có một người chồng không quan tâm đến tiền bạc nên nghiễm nhiên Liên phải gánh vác mọi thứ trong gia đình. Cuối tháng lĩnh lương, Phú - chồng Liên, chỉ đưa cho vợ 50% lương của anh là 2.5 triệu rồi phó mặc tất cả cho Liên lo liệu. Nếu cô than thở về chuyện kinh tế khó khăn, tiền hết hoặc có nhiều khoản cần chi tiêu thì Phú lại tỏ thái độ chán ghét và gay gắt bảo cô suốt ngày chỉ biết đến tiền.
Khi Liên tâm sự với vài người bạn, họ nói rằng có gia đình mà người vợ còn chẳng bao giờ được biết đến đồng lương nào của chồng, phải một mình nuôi con và nuôi cả chồng. Liên đành nghĩ đến những cảnh ngộ còn trớ trêu hơn mình để có thêm động lực tiếp tục cuộc sống hôn nhân với người chồng như Phú.
Liên phải cố gắng làm thêm giờ và mang cả công việc về làm vào cuối tuần để tăng thu nhập, giúp cô có đủ khả năng kinh tế lo cho cả gia đình. Vì quá bận rộn mà Liên không còn nhiều thời gian quan tâm đến chồng và gia đình nhà chồng. Công việc và con cái đã chiếm hết quỹ thời gian trong ngày của Liên. Chính vì thế cô lại vấp phải sự trách móc từ Phú. Liên mệt mỏi vô cùng, cô không biết phải làm thế nào thì chồng cô mới hài lòng?
"Trước khi tôi đưa đơn ly hôn, có một chuyện xảy ra liên quan đến anh trai chồng. Anh trai chồng bị tai nạn gãy tay, khi vào thăm tôi có biếu anh ấy 1 triệu để bồi bổ sức khỏe. Chồng tôi đứng bên cạnh thấy vậy thì vô cùng tức giận. Anh ấy kéo tôi ra ngoài mắng té tát, chất vấn tôi tại sao biếu anh chồng ít như vậy. Chồng bảo tôi là người so đo, tính toán và quá đặt nặng chuyện tiền bạc", Liên nói.
Mắng vợ xong, Phú về nhà lấy trong két sắt 10 triệu mang đến biếu thêm anh trai mình. Liên nhìn một loạt hành động của chồng mà thất vọng vô cùng. Trước đây gia đình cô không bao giờ có tiền tiết kiệm, thời gian gần đây cô chăm chỉ làm việc hơn nên mới có chút tiền để ra, phòng những lúc bất trắc. Phú không hề nghĩ đến vợ chồng anh hoặc con cái gặp vấn đề gì thì phải lấy tiền ở đâu. Trong khi đó vợ chồng Liên không hề nợ ân tình hay tiền bạc anh trai chồng.
Đến lúc này Liên nhận ra Phú sẽ không bao giờ thay đổi. Anh không kiếm ra tiền nhưng cũng không biết trân trọng mồ hôi nước mắt của người khác. Anh trách cô ham vật chất, vậy hà cớ gì anh phải so đo chuyện 1 triệu? Liên cũng nhận ra không phải Phú không coi trọng vật chất mà bởi vì anh là một kẻ vô trách nhiệm, chỉ thích dựa dẫm vào vợ, thản nhiên bóc lột công sức lao động của cô để phục vụ cho những mục đích cá nhân của bản thân mình.
Liên không đòi về 10 triệu ấy, cô coi đó là số tiền giúp cô "sáng mắt" về bản chất con người chồng mình và để cô có quyết tâm kết thúc cuộc hôn nhân đã chết này. Khi Phú trở về, anh cứ nghĩ vợ sẽ trách mắng hoặc than thở, song trái lại Liên rất bình tĩnh. Thứ mà Liên đưa cho Phú còn gây sốc hơn nhiều, đó là một lá đơn ly hôn cô đã ký sẵn.
"Anh nói đúng, tôi là một người ham vật chất. Nhưng anh có biết, không có tiền thì tôi với con mới chết chứ không có anh thì chúng tôi vẫn sống vui vẻ. Tiền mới khó kiếm chứ một người chồng thì lại dễ kiếm vô cùng, đặc biệt là người đàn ông ích kỷ, kém cỏi và vô trách nhiệm như anh. Anh ký đi, tôi đã quyết tâm rồi", Liên đanh thép nói với Phú lúc ấy đã tái mét mặt.
Câu nói đanh thép của Liên không hề sai chút nào. Tiền chưa bao giờ là một thứ thô tục và xấu xa, chỉ có những người có cái nhìn xấu xa và cách sử dụng chúng không trong sáng mà thôi. Tiền giúp chúng ta duy trì cuộc sống, nâng cao chất lượng cuộc sống và mang lại cho con cái những điều tốt đẹp hơn. Liên vẫn không bao giờ quên được ngày hôm đó, con gái cô sốt cao lên cơn co giật nhưng trong người cô chỉ còn đúng 50 nghìn. Nếu lúc ấy không vay được tiền từ cô bạn thân thì cái câu cô nói "mẹ con tôi sẽ chết" thật sự đúng về nghĩa đen.
Cưới được một người đàn ông có trách nhiệm, biết vun vén và nỗ lực vì hạnh phúc của vợ con, ấy là điều may mắn đối với phụ nữ. Nhưng nếu gặp phải một người chồng hoàn toàn ngược lại thì chị em phụ nữ cũng đừng ngần ngại mà bứt mình ra khỏi bể khổ để tìm kiếm con đường khác vui vẻ, thanh thản hơn.
Đau bụng nên xộc thẳng vào nhà vệ sinh, tôi thấy vợ đang ăn mặc vô cùng nóng bỏng nhưng giọng nói lạ mới gây sốc Tôi không ngờ cái ngày mình đau bụng quằn quại, phi như điên như dại từ sân bóng về nhà lại là ngày phát hiện ra bí mật động trời của vợ. Tôi là đàn ông nhưng không quá tham vọng. Mấy cô người yêu cũ của tôi thì bảo do bố mẹ anh giàu rồi nên thế, còn bản thân tôi lại...