Bị bắt vì “mê” gà lôi trắng
10 cá thể gà lôi trắng – loài động vật hoang dã quý hiếm vừa được giải cứu.
Đầu tháng 7-2012, trinh sát Đội 2 Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường CATP Hà Nội phát hiện trên trang mạng “agri…”, có đối tượng tên Đạt, công khai rao bán 4 cá thể gà lôi trắng (loài động vật rừng nhóm IB nghiêm cấm mua bán, săn bắt, giết mổ), kèm số điện thoại liên lạc.
Bí mật giám sát nhà đối tượng này, 7h30 ngày 16-7, trinh sát phát hiện đối tượng điều khiển xe máy BKS 29Y7-948…, trên đường Láng, sau chở một thùng carton, khả năng trong nhốt động vật hoang dã đã tiến hành kiểm tra.
Cá thể gà lôi trắng bị thu giữ
Chủ hàng, Nguyễn Hữu Đạt (SN 1987), ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) thừa nhận, trong thùng carton có 2 cá thể gà lôi trắng. Đạt cho biết tại nhà còn nuôi nhốt 8 cá thể gà lôi trắng, toàn bộ không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Số động vật quý hiếm này đã được Đạt tự nguyện giao nộp cho cơ quan công an.
Hiện vụ việc đang được Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường, phối hợp với CAQ Đống Đa làm rõ.
Video đang HOT
Theo ANTD
Cần xử lý nghiêm những "biến thịt lợn tai xanh thành thực phẩm"
Mấy ngày qua dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng trước thông tin lực lượng chức năng Hà Nội vừa triệt phá đường dây tiêu thụ lợn bị bệnh tai xanh tại thôn Thanh Trì, xã Đông Sơn, Chương Mỹ. Tại sao việc tồn tại lò mổ này, cũng như việc hơn 10 ngày nay chủ hộ Nguyễn Bá Trọng thu gom lợn bị dịch bệnh tai xanh bán kiếm lời mà không ai hay biết?
Vào ngày 1/6, Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hà Nội đã có công điện gửi đến một số cơ quan chức năng liên quan trong đó có Công an TP Hà Nội. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo dịch bệnh tai xanh ở lợn đã bùng phát tại 5 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hòa Bình. Trong đó, trên địa bàn TP Hà Nội, dịch tai xanh đã xuất hiện tại các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Sơn Tây.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh này, phải tăng cường hoạt động của các chốt kiểm dịch liên ngành, nghiêm cấm việc vận chuyển, kinh doanh lợn, sản phẩm của lợn từ những nơi có dịch, không rõ nguồn gốc, nghi bị dịch, ra vào thành phố; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Cơ sở sản xuất mắm tép, ruốc... 209 Nguyễn Khoái.
Được sự chỉ đạo của Công an thành phố, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Trung tá Nguyễn Văn Hiển, Đội trưởng Đội 3 đã chỉ đạo anh em phối hợp với lực lượng chức năng tăng cường giám sát 24/24 tại các trạm kiểm dịch, cũng như nắm tình hình ở một số địa bàn "nóng" và đã phát hiện mối nghi vấn về việc xuất hiện đường dây tiêu thụ lợn mắc bệnh tai xanh từ đầu mối là chủ hộ Nguyễn Bá Trọng (30 tuổi), trú tại thôn Thanh Trì (Đông Sơn).
Trong quá trình theo dõi, đêm 12/6, lực lượng chức năng đã phát hiện xe tải BKS 29C-053.60 chở 4 con lợn (nặng 400kg) đã giết mổ nhưng không có chứng nhận kiểm dịch và nguồn gốc xuất xứ, đang bốc mùi hôi thối. Chủ hàng là Nguyễn Văn Hải (24 tuổi), trú tại thôn Đan Nhiễm, Khánh Hà, Thường Tín (Hà Nội) khai với cơ quan điều tra số hàng trên mua của Nguyễn Bá Trọng. Dù biết việc sơ chế, bán thịt lợn đã chết do bệnh dịch là rất nguy hiểm cho bản thân và những người tiêu dùng nhưng do lãi lớn nên Hải đã nhắm mắt làm liều.
Thịt lợn mắc bệnh tai xanh đang trong quá trình chế biến thành ruốc, mắm tép...
Kiểm tra kho đông lạnh của Nguyễn Bá Trọng, lực lượng chức năng thu giữ gần 2,2 tấn thịt lợn không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Trọng cho biết anh ta hành nghề giết mổ từ rất lâu, còn việc thu gom lợn bệnh, ốm cũng hơn 10 ngày nay. Theo anh ta khai với cơ quan điều tra, số lợn trên thu mua từ địa bàn huyện Chương Mỹ với gần 8 tấn lợn ốm, bệnh giá rẻ, sau đó, mang bán cho một trang trại cá sấu và bán cho Hải để kiếm lời.
Khi chúng tôi làm việc với Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ về vấn đề trên, được sự ủy quyền của đồng chí Mai Ngọc Thích, Chánh văn phòng huyện Chương Mỹ, Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngữ, Trạm trưởng Trạm thú y đã tiếp chúng tôi và cho biết, từ 30/4 đến 6/5 trên địa bàn huyện Chương Mỹ đã xảy ra ổ dịch tai xanh ở lợn tại thôn Đồi Miễu, xã Nam Phương Tiến. Trong đó, có 8 hộ có lợn bị dịch tai xanh. Trạm thú y đã xác minh, lấy mẫu và có kết quả dương tính, đã tiêu hủy 10 con và chữa khỏi 83 con.
Hơn 1 tháng nay địa bàn không có lợn bị mắc bệnh tai xanh. Nhưng khi chúng tôi hỏi về việc có hay không cán bộ của Trạm thú y không làm nắm rõ về tình hình địa bàn, Thạc sĩ Ngữ cho biết thêm, vừa họp ngày 11/6, các xã không báo cáo có tình hình dịch bệnh ở lợn.
Xe tải chở lợn bệnh được phát hiện vào đêm 15/6.
Tại Ủy ban nhân dân xã Thanh Trì, đồng chí Hoàng Văn Thi, Phó Chủ tịch xã, phụ trách kinh tế đã nhìn nhận: Chúng tôi đã giao trực tiếp cho Ban chăn nuôi thú y của xã theo dõi, quản lý. Hiện xã chỉ có 6 hộ đăng kí kinh doanh giết mổ hàng ngày từ 1 đến 2 con lợn bán ở chợ. Còn hộ nhà anh Trọng là hộ phát sinh, sau khi cơ quan Công an và các ngành vào cuộc xã mới biết. Bố anh Trọng trước đây còn sống thì có giết mổ trâu, bò. Anh này kinh doanh cây cảnh. Việc anh ấy làm nghề giết mổ từ lâu nhưng lại không đăng ký, hoạt động lén lút... Thực ra là chúng tôi đã không nắm được tình hình hộ anh Trọng và sẽ phải rút kinh nghiệm. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với anh Trọng để có hướng giải quyết theo thẩm quyền.
Trước đó, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ đã xử phạt vi phạm hành chính đối với Nguyễn Bá Trọng với số tiền là 25.800.000 đồng vì đã kinh doanh động vật mắc bệnh thuộc danh mục các bệnh phải công bố dịch (lợn mắc bệnh tai xanh); Nguyễn Văn Hải cũng đã bị xử phạt 25 triệu đồng.
Đến chiều 15/6, Đội 3 vẫn đang phối hợp với cơ quan chức năng chờ kết quả kiểm định số ruốc, mắm tép (thịt chưng) của ông Đào Quang Bình, 209 Nguyễn Khoái (quận Hai Bà Trưng) mua từ thịt lợn bệnh của Hải để có hướng xử lý.
Nếu như cơ quan chức năng không vào cuộc và kịp thời ngăn chặn thì không biết sự việc sẽ đi đến đâu. Nhưng đằng sau đó, vẫn là câu trả lời bỏ ngỏ về sự quản lý, giám sát đến từng hộ dân chăn nuôi gia súc, gia cầm của chính quyền địa phương
Theo CAND
Khiếp sợ lợn tai xanh chết, "hô biến" thành ruốc Lợn chết do mắc bệnh tai xanh ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội), được bí mật thu mua, giết mổ, tích trữ, qua các khâu trung gian rồi "hô biến" thành đặc sản. Từ tháng 5-2012 đến nay, trên địa bàn huyện Chương Mỹ (Hà Nội), có hiện tượng lợn chết hàng loạt do mắc bệnh tai xanh. Chớp lấy thời cơ này,...