Bị bắt tại đám cưới vì nghi kết hôn giả
Cô dâu Trung Quôc Yanan Sun và Neil McElwee, bị cảnh sát Bắc Ireland bắt khi đang làm lễ cưới vì nghi kết hôn giả hồi năm 2011, đã được bồi thường 21.000 bảng Anh.
Ngoài ra, 4 cảnh sát liên quan đến vụ bắt nhầm này đã bị kỷ luật. .
Khi sự việc xảy ra, cô dâu người Trung Quốc Yanan Sun đang mang thai 6 tháng. Nhớ về cái ngày kinh khủng ấy, Yanan Sun nói: “Lẽ thường, đám cưới phải là ngày trọng đại của bất cứ phụ nữ nào trên thế gian này. Thế nhưng, với tôi, nó lại hóa thành ngày tệ hại nhất đời. Không có số tiền nào có thể bù đắp cho việc ngày quan trọng nhất đời tôi bị phá hủy”.
Chú rể ngày ấy, anh Neil McElwee, một đầu bếp, chia sẻ sau khi nhận được tiền bồi thường: “Tôi cảm thấy công lý đã được thực hiện dẫu rằng ký ức khủng khiếp kia sẽ chẳng thể phai nhạt”.
Cô dâu Yanan Sun và chú rể Neil McElwee Ảnh: FEATURE WORLD
Hai người biết nhau thông qua bạn bè hồi năm 2010. Ảnh: FEATURE WORLD
Hiện Yanan Sun và Neil McElwee có 2 con gái, một 3 tuổi và một 1 tuổi. Hai người biết nhau thông qua bạn bè hồi năm 2010, khi Yanan từ TP Thẩm Dương (tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc) đến Anh học tiếng địa phương. Sau một thời gian tìm hiểu, họ dự định kết hôn vào mùa hè năm 2012. Tuy nhiên, khi phát hiện có con, cả hai quyết định tổ chức đám cưới sớm hơn dự kiến. Ngày 19-7-2011, trước sự chứng kiến của hơn 70 bạn bè và người thân, cả hai chuẩn bị hứa hẹn sống trọn đời bên nhau thì cảnh sát ập đến. Chiếc váy cưới 1.000 bảng, bánh cưới, tiệc tùng bị cô dâu, chú rể “bỏ rơi”.
Hiện Yanan Sun và Neil McElwee có 2 con gái. Ảnh: FEATURE WORLD
“Tôi đang chuẩn bị tinh thần cho buổi lễ, việc tung hê với hoa giấy. Do đó, tôi hết sức sốc khi nhìn thấy 4 cảnh sát đứng chờ sau cánh cửa” – anh Neil McElwee kể. Nước mắt, lời trần tình của Yanan Sun không thuyết phục được cảnh sát. Cả hai bị đưa về đồn và giam giữ riêng biệt. Cuối cùng, hai người cũng được thả sau khi luật sư của họ vào cuộc. Đám cưới của họ trong ngày hôm đó buộc phải hoãn tới ngày hôm sau.
Đã nhiều năm trôi qua nhưng Yanan Sun vẫn không thể nào quên được sợ hãi lúc đó, cô vẫn còn hoảng sợ khi ai đó gõ cửa. “Tôi biết là thật vô lý nhưng bản thân cứ nơm nớp lo mình sẽ bị bắt giữ. Tôi cảm thấy không thể tin tưởng bất cứ ai”.
Video đang HOT
H.Bình (Theo Daily Mail)
Theo_Người lao động
Câu chuyện về những tờ tiền từng có mệnh giá lớn nhất thế giới
Trong suốt lịch sử của tiền giấy, đã có những tờ tiền có mệnh giá lên tới hàng triệu, hàng tỷ, thậm chí là hàng nghìn tỷ. Một số là những hiện vật lịch sử rất có giá trị với các nhà sưu tập, số khác vẫn đang được sử dụng hiện nay.
Đồng 100 USD là đồng tiền được cả thế giới biết tới. Theo cựu chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ, hai phần ba số tiền 100 USD đang được lưu hành ngoài nước Mỹ. Nước này cũng từng in các tờ tiền có mệnh giá 500, 1000, 5000 và 10000 USD cho tới những năm 1940. Vào năm 1969, theo lệnh của Tổng thống Nixon, tất cả các tờ tiền mệnh giá trên 100 USD đều phải ngừng lưu hành và in ấn. Một phần lí do được cho là để ngăn chặn việc các đồng tiền này được sử dụng bởi tội phạm có tổ chức.
Tờ tiền mệnh giá 500 Đô la Mỹ
Tờ tiền mệnh giá 10 nghìn USD khi đó có giá trị tương đương 64 nghìn USD ngày nay. Đồng tiền có mệnh giá lớn nhất được in bởi nước Mỹ là chứng nhận vàng với mệnh giá 100 nghìn USD, được in chân dung tổng thống Woodrow Wilson. Chỉ có 42 nghìn tờ tiền như vậy được in vào những năm 1930 để Cục dự trữ Liên bang sử dụng nội bộ. Chúng được coi là tài sản của chính phủ và các nhà sưu tập không được sở hữu chúng, tuy nhiên có một tờ duy nhất đang được giữ tại viện Smithsonian và trưng bày trong một số dịp đặc biệt.
Tờ 100 nghìn USD, được in chân dung tổng thống Woodrow Wilson
Tờ 1000 Đô phát hành năm 1890 in hình George Meade
Chứng nhận vàng 1000 Đô sơ-ri 1928, với hình Grover Cleveland
Trên thế giới, các loại tiền có mệnh giá cao hơn 100 USD vẫn được lưu hành thường xuyên. Liên minh châu Âu đang sử dụng loại tiền 500 Euro, trong khi Canada sử dụng loại tiền 1000 đôla Canada cho tới năm 2000 khi nó được rút khỏi thị trường do lo ngại về tội phạm có tổ chức. Nhật Bản có loại tiền 10000 Yên, trong khi Indonesia đã in loại tiền 100.000 Rupiah. Italia sử dụng loại tiền 500.000 Lira cho tới khi nước này chấp nhận đồng Euro và hiện nay Việt Nam cũng đang sử dụng loại tiền mệnh giá 500.000 đồng.
Tờ tiền 500,000 lira, in hình Raffaello Sanzio
Một người có thể trở thành triệu phú rất dễ dàng nếu cầm trong tay một tờ tiền của Rumani và Thổ Nhĩ Kỳ, trước khi các đồng tiền này được định giá lại vào năm 2005. Trước đó, chúng được coi là những loại tiền có giá trị thấp nhất thế giới. Rumani đã in loại tiền 1 và 5 triệu Leu, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu loại tiền 1, 5, 10 và 20 triệu Lira. Vào năm 2005, tờ tiền 20 triệu Lira tương đương với 13,5 USD. Hai nước này đã định giá lại tiền của mình bằng việc bỏ bớt sáu số 0 và tung ra các tờ tiền có mệnh giá thấp hơn.
Tờ tiền một triêu Leu của Rumani năm 2003
Ngân hàng Anh quốc dùng các tờ tiền mệnh giá lớn trong giao dịch họ với Ngân hàng Scotland và Bắc Ireland. Loại tiền "giant" (khổng lồ) có mệnh giá 1 triệu Bảng, trong khi "Titan" (bạch kim) có mệnh giá tới 100 triệu Bảng. Các giao dịch này ít được công chúng biết tới còn các tờ tiền đều được cất giữ cẩn thận trong các hầm chứa.
Trên đây là ví dụ về các loại tiền mệnh giá lớn được in bởi các nền kinh tế ổn định. Nếu một đất nước trải qua giai đoạn siêu lạm phát, tiền tệ sẽ mất giá rất nhanh và các chính phủ phải in những loại tiền có mệnh giá cực lớn để bù lại, đôi khi con số này lên tới hàng tỷ hoặc cao hơn.
Tờ tiền Titan 100 triệu Bảng của Ngân hàng Anh
Brazil và Áo từng in loại tiền 500.000 Cruzeiro Real và Kronen. Argentia và Georgia có tiền 1 triệu Peso và Laris. Peru in tiền 5 triệu Intis, trong khi Bolivia sở hữu tiền mệnh giá 10 triệu Peso. Hi Lạp dưới thời Phát xít chiếm đóng phải in loại tiền mệnh giá 100 tỷ Drachma. Khi Nam Tư tan rã, nước này đã cho ra đời tiền 500 tỷ Dinar. Nước Đức sau Thế chiến thứ nhất đã phải in tiền mệnh giá hàng nghìn tỷ Marks. Zimbabwe đã ra mắt loại tiền có mệnh giá lớn nhất của mình vào năm 2009, đó là 100 nghìn tỷ Dollar. Khi đó, loại tiền này không đủ giá trị để mua vé xe buýt tại thủ đô Harare.
Tờ tiền 1 tỷ Đô la của Zimbabwe
Tờ tiền 100 nghìn tỷ Đô la Zimbabwe năm 2009
Trường hợp siêu lạm phát tệ nhất thế giới từng biết là Hungary sau Thế chiến thứ hai cho tới tháng 8/1946. Nhiều nhà sưu tập đã coi loại tiền Pengo của Hungary là tiền có mệnh giá cao nhất thế giới, lên tới 100 triệu tỷ (một số 1 với 20 số 0 ở sau). Hungary cũng từng in loại tiền 1 tỷ tỷ Pengo (một số 1 với 21 số 0), nhưng loại tiền này không được đưa ra thị trường. Tiền Pengo khi đó gần như vô giá trị. Vào năm 1946, Hungary giới thiệu Forint, đồng tiền hoàn toàn mới, và một bức ảnh nổi tiếng đã cho thấy đường phố tràn ngập các tờ tiền Pengo bị người dân vứt bỏ. Khi đó, 1 Forint đổi được 4 tỷ tỷ tỷ Pengo (một số 4 và 29 số 0 ở sau).
Bức ảnh nổi tiếng đã cho thấy đường phố tràn ngập các tờ tiền Pengo bị người dân vứt bỏ
Tờ tiền được các nhà sưu tập ví có mệnh giá cao nhất của Hungary
Phan Hạnh
Theo Dantri/Atlas
Thủ tướng Anh hứa hẹn với Scotland sau trưng cầu dân ý Trong bình luận đầu tiên sau khi kết quả cuộc trưng cầu dân ý tại Scotland được công bố, Thủ tướng Anh David Cameron cho biết ông vui mừng khi Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (UK) vẫn thống nhất và cam kết sẽ trao nhiều quyền hơn cho Scotland. Thủ tướng Anh David Cameron. Scotland sẽ không ly khai khỏi...