Bí ẩn vũ trụ: Bóng ma vẫn còn sau vụ phun trào lỗ đen
Đây là ‘ bóng ma’ tia X đầu tiên từng thấy sau sự sụp đổ. ‘Bóng ma’ vũ trụ này ẩn nấp xung quanh một lỗ đen siêu lớn ở xa.
Theo đó, Kính thiên văn WM Kech đã tìm thấy một “bóng ma” vũ trụ ẩn nấp xung quanh một lỗ đen siêu lớn ở xa.
Nguồn ảnh: Popular Mechanics
Khám phá này mang đến cho các nhà thiên văn học một cơ hội quý giá để quan sát các hiện tượng xảy ra khi vũ trụ còn rất trẻ. Bóng ma tia X này thưc tế là một dạng năng lượng tia X khuếch tán vẫn còn sau khi các bức xạ khác từ vụ nổ lỗ đen đã biến mất từ nguồn HDF 130, cách xa hơn 10 tỷ năm ánh sáng và nguồn này hình thành vào thời điểm 3 tỷ năm sau Vụ nổ Big Bang.
Fabian và các đồng nghiệp nghĩ rằng tia X phát ra từ nguồn năng lượng HDF 130 là bằng chứng cho sự bùng phát mạnh mẽ từ lỗ đen trung tâm của nó dưới dạng các tia X bao gồm các hạt năng lượng di chuyển với tốc độ gần với tốc độ ánh sáng.
Khi vụ phun trào đang diễn ra, nó đã tạo ra lượng phóng xạ và phóng xạ tia X phi thường, nhưng sau vài triệu năm, tín hiệu tia X này mờ dần khi hiện tượng khuếch tán xảy ra, các elontron trong nó cũng mang ít năng lượng hơn xưa. Và nó không còn “mạnh mẽ”, rõ ràng như trước nữa.
“Con ma này cho chúng ta biết về vụ phun trào của lỗ đen rất lâu sau khi nó chết”, Scott Chapman, cũng thuộc Đại học Cambridge nói.
“Ngay cả sau khi lỗ đen biến mất, phần lớn năng lượng từ vụ phun trào của lỗ đen vẫn còn,” Fabian nói. “Bởi vì chúng rất mạnh, những vụ phun trào này có thể có ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường xung quanh kéo dài hàng tỷ năm”.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Youtube
Bí ẩn vũ trụ: Ngôi sao nhảy múa xung quanh lỗ đen siêu lớn
Các quan sát được thực hiện với Kính viễn vọng Very Large (VLT) của ESO đã lần đầu tiên tiết lộ rằng, có một ngôi sao quay quanh lỗ đen siêu lớn ở trung tâm Milky Way.
Mới đây, có một ngôi sao quay quanh lỗ đen vô tuyến khổng lồ Sagittarius A * ở trung tâm Milky Way.
"Bước đột phá này củng cố bằng chứng cho thấy Sagittarius A * phải là một lỗ đen siêu lớn gấp 4 triệu lần khối lượng Mặt trời ", Reinhard Genzel, Giám đốc Viện Vật lý ngoài Trái đất (MPE) tại Garched, Đức cho biết.
Nguồn ảnh: NASA.
Nằm cách Mặt trời 26.000 năm ánh sáng, Sagittarius A * và cụm sao dày đặc xung quanh nó được xem như một phòng thí nghiệm thiên văn hấp dẫn và chưa được khám phá đầy đủ.
Một trong những ngôi sao mới tên là S2, quét về phía lỗ đen siêu lớn tới khoảng cách gần nhất dưới 20 tỷ km (khoảng cách này gấp một trăm hai mươi lần giữa Mặt trời và Trái đất), khiến nó trở thành một trong những ngôi sao gần nhất từng được tìm thấy trên quỹ đạo xung quanh lỗ đen khổng lồ đồ sộ Sagittarius A *.
Ở cách tiếp cận gần nhất với lỗ đen, S2 đang bay trong không gian với tốc độ gần bằng 3% tốc độ ánh sáng, hoàn thành một quỹ đạo cứ sau 16 năm với quỹ đạo hình dạng hoa hồng thay vì hình eclip. Hiệu ứng này được gọi là Schwarzschild, trước đây chưa từng phát hiện ở một ngôi sao nào đó quay xung quanh một lỗ đen siêu lớn.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Youtube
Bí ẩn vũ trụ: Cây cầu mây chứa rượu dài hàng trăm tỷ km Các nhà thiên văn đặt tại Đài quan sát Jodrell Bank đã phát hiện ra một cây cầu mây khổng lồ chứa nhiều chất methyl alcohol (chất rượu), kéo dài khoảng 463 tỷ km. Các quan sát mới được thực hiện với kính viễn vọng vô tuyến MERLIN của Vương quốc Anh. Nhóm chuyên gia đã nghiên cứu một khu vực gọi là...