Bí ẩn về ngôi mộ thật của Gia Cát Lượng: Lời giải ẩn trong bức họa 200 tuổi
Hiện nay, có hai ngôi mộ nằm cách nhau khoảng 100m đều được cho là nơi yên nghỉ của Gia Cát Lượng. Vậy đâu mới là mộ thật của chính trị gia nổi tiếng thời Tam Quốc?
Ảnh minh họa
Sau khi Gia Cát Lượng mất, được hậu chủ Lưu Thiện phong là Trung Vũ Hầu nên mộ của Gia Cát Lượng còn được gọi là mộ Vũ Hầu.
Mộ của Gia Cát Lượng hiện được đặt tại khu vực núi Định Quân, huyện Miễn, thành phố Hán Trung, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Khu vực này còn được gọi là khu di tích Vũ Hầu mộ. Nhưng bất ngờ hơn, cách ngôi mộ Gia Cát Lượng bề thế đó khoảng 100m về hướng Tây Nam, cùng nằm trong khuôn viên di tích, xuất hiện một đình nghỉ mát nằm dưới chân núi.
Trong đình này có lập một tấm bia với dòng chữ “ Hán Thừa tướng Gia Cát Lượng Vũ Hầu chi chân mộ” tức mộ thật của Vũ Hầu Gia Cát Lượng Thừa tướng nhà Thục Hán.
Trong cùng một khu di tích – nơi mỗi ngày đón hàng ngàn lượt du khách tới thăm viếng – lại xuất hiện tới hai ngôi mộ. Vậy đâu mới là mộ thật của Gia Cát Lượng?
Các giai thoại về việc an táng Gia Cát Lượng
Hiện nay tại Trung Quốc có hai giai thoại được lưu truyền rộng rãi nhất về việc chôn cất Gia Cát Lượng.
Gia thoại thứ nhất kể rằng, trong những giây phút cuối đời, Gia Cát Lượng đã lên kế hoạch xây mộ cho mình. Ông biết Thục Hán không còn tồn tại được lâu và sẽ bị nước Ngụy tiêu diệt. Hơn nữa, ông và Tư Mã Ý đối đầu nhiều năm, thâm thù kết sau nên Tư Mã Ý có thể sẽ phát hiện và phá mộ khiến ông nhắm mắt vẫn không yên.
Vì vậy, ông trực tiếp mật tấu lên hậu chủ Lưu Thiện với nội dung: “ Nếu thần nhắm mắt, xin không tổ chức tang lễ long trọng, không chọn đất hậu táng, chỉ cần đặt thần vào quan tài gỗ, dùng dây thừng và đòn khiên mới, khiêng quan tài về hướng Nam không nghỉ, dây thừng đứt ỏ đâu thì lập mộ thần ở đó“.
Trước khi mất, Gia Cát Lượng đã mật tấu lên hậu chủ Lưu Thiên, yêu cầu không tổ chức long trọng tang lễ cho ông. Ảnh minh họa
Sau đó, Gia Cát Lượng lại công khai tuyên bố, sau khi chết nhất định sẽ lập mộ ở núi Định Quân, cho nên sau khi ông mất, các thuộc hạ đã tổ chức hậu sự long trọng ở núi Định Quân nhằm đánh lạc hướng thiên hạ. Còn thực tế, Lưu Thiện từ sớm đã thực hiện di nguyện của Gia Cát Lượng, âm thầm cử bốn tráng sĩ khiêng quan tài của ông di chuyển về phía Nam.
Tuy nhiên, bốn tráng sĩ di chuyển ngày đêm đến kiệt sức mà dây thừng buộc quan tài của Gia Cát Lượng vẫn chưa đứt nên đã thương lượng với nhau tìm một khu đất trống, chôn quan tài xuống. Sau khi chôn cất, bốn người lính vội vã trở về kinh lĩnh thưởng.
Hành động nhanh gọn của bốn người lính đương nhiên dấy lên sự nghi ngờ của Lưu Thiện, bởi ông cho rằng, dây và đòn khiên đều mới thì không thể dễ dàng đứt gánh chỉ trong vài ngày nên hạ lệnh thẩm vấn bốn binh sĩ kia.
Sự việc bị bại lộ, bốn người lính bị trảm vì tội khi quân và kể từ đó, không ai biết mộ thật của Gia Cát Lượng ở đâu.
Ngoài ra, còn giai thoại thứ hai. Sau khi Gia Cát Lượng mất, Lưu Thiện vô cùng đau buồn nên tìm 77 người để xây mộ cho Gia Cát Lượng, cùng một đầu bếp chuyên phục vụ cho 77 người này.
Trong đó, tiền công xây mộ được đặt chung trong một chiếc rương. Theo lệnh của Lưu Thiện, đợi mộ hoàn tất, mới có thể mở chiếc rương này. Nhưng một ngày trước ngày hoàn thành mộ, một người trong 78 người này không nén nổi sự tò mò nên đã mở chiếc rương ra xem. Phát hiện, trong rương có 77 thỏi vàng.
Tuy nhiên, 77 thỏi không thể chia đều cho 78 người, bao gồm đầu bếp. Trong hoàn cảnh đó, tất cả đều tán thành chủ trương diết chết đầu bếp. Liền sau đó, nhóm người này xông vào phòng bếp và thực hiện thành công kế hoạch.
Vừa hay, khi bị hại tự vong, người đầu bếp cũng đã chuẩn bị xong tiệc rưụ. 77 người quyết định mở tiệc chia công. Bất ngờ thay, dùng xong bữa cũng là lúc 77 người này mất mạng. Hóa ra, trước đó, người đầu bếp đã hạ độc vào thức ăn nhằm độc chiếm rương vàng kia. Và như thế, nơi yên nghỉ thực sự của Gia Cát Lượng trở thành câu đố ngàn năm.
Video đang HOT
Về các giai thoại trên, Trưởng phòng Nghiên cứu văn hóa Tam Quốc Học viện công trình tỉnh Thiểm Tây Lôi Dũng cho rằng: “ Những giai thoại này thực tế đều thiếu cơ sở tin cậy, tài liệu lịch sử ghi chép rất rõ ràng về ngôi mộ của Gia Cát Lượng“.
Tam Quốc Chí – Gia Cát Lượng truyện viết: “ Gia Cát Lượng tiến hành Bắc phạt nhiều năm nên sức khỏe hao mòn, lâu ngày thành bệnh và mất ở thị trấn Ngũ Trượng Nguyên, huyện Kỳ Sơn, Bảo Kê, Thiểm Tây, hưởng thọ 54 tuổi“.
Mộ Gia Cát Lượng được đặt trong khuôn viên di tích mộ Vũ Hầu tại huyện Miễn, Thiểm Tây. Ảnh minh họa
Cũng theo Tam Quốc chí, trước lúc lâm chung, Gia Cát Lượng dặn thuộc hạ tìm một huyệt mộ có thể đặt quan tài ở bên núi, khi hạ táng nên để xác ông vẫn chỉ mặc trang phục như ngày thường, không chôn theo bất cứ đồ tùy táng nào.
Như vậy, vị trí này chính là mộ Vũ Hầu mộ ngày nay và có thể khẳng định, mộ thật của Gia Cát Lượng nằm ở khu di tích Vũ Hầu là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là, cùng một khu di tích lại xuất hiện hai ngôi mộ của Gia Cát Lượng.
Tại sao lại xuất hiện 2 ngôi mộ Gia Cát Lượng ở cùng một địa điểm?
Bên cạnh mộ Vũ Hầu, huyện Miễn còn dựng đền Vũ Hầu để người dân có thể chiếm bái nhà chính trị gia nổi tiếng thời Tam Quốc. Tại đền Vũ Hầu có bức hoành phi ca ngợi công trạng của Gia Cát Lượng do chính hoàng đề Gia Khánh nhà Thanh ngự bút đề tên. Đây cũng là bức hoành phi duy nhất trong vô số các bức hoành phi ở đền Vũ Hầu có dấu tích của hoàng đế.
Vì sao hoàng đế nhà Thanh lại đề bút ca ngợi Gia Cát Lượng ở thời Tam Quốc? Điều này có liên quan gì đến hai ngôi mộ ở khu di tích lăng mộ Gia Cát Lượng?
Câu chuyện này bắt nguồn từ khởi nghĩa Bạch Liên Giáo cách đây hơn 200 năm. Đây là cuộc nổi dậy chống lại chính quyền nhà Thanh nổ ra dưới thời Gia Khánh, diễn ra ở khu vực Tứ Xuyên, Thiểm Tây, Hồ Bắc, Hồ Nam Trung Quốc ngày nay.
Đáng chú ý là, đội quân của Bạch Liên Giáo không thể chiếm thế thượng phong trước quân đội triều đình nhà Thanh ở huyện Miễn, Thiểm Tây.
Bà Quách Mạn, Chủ nhiệm Ban Tuyên giáo thuộc Bảo tàng đền Vũ Hầu huyện Miễn, Hán Trung cho biết: “ Một hiện tượng đáng ngạc nhiên đã xảy ra, Bạch Liên Giáo đã nhiều lần tấn công vào huyện Miễn nhưng đều không thành công.
Bởi đánh vào huyện Miễn, đội quân này phải di chuyển qua núi Định Quân nhưng bất cứ thời điểm nào họ cũng đều phát hiện thấy trên đỉnh núi phấp phới cờ phướn nên cho rằng có quân triều đình mai phục. Ngày hôm sau, Bạch Liên Giáo cho người đi dò la dân chúng thì người dân kể rằng do Gia Cát Lượng hiển linh“.
Thông tin Gia Cát Lượng hiển linh vì thế rất nhanh được truyền đến tai hoàng đế Gia Khánh. Vừa nghe tin, Gia Khánh vô cùng vui mừng nên đã ban vàng bạc cho huyện Miễn và tặng hoành phi cho đền Vũ Hầu.
Thời điểm này, Tùng Quân là Tổng đốc Thiểm Cam tuy được triều đình ban thưởng nhưng lại không tỏ ra vui mừng mà vô cùng bình tĩnh bởi điều này đã nằm trong tính toán của ông.
Tấm bia đề Hán Thừa tướng Gia Cát Lượng Vũ Hầu chi chân mộ xuất hiện cách ngôi mộ cũ khoảng 100m. Ảnh cắt từ màn hình
Hóa ra, chuyện Gia Cát Lượng hiển linh do ông nghĩ ra nhằm che mắt hoàng đế bởi khi đó, Tùng Quân dẫn binh đánh Bạch Liên Giáo nhưng hầu hết đều thất bại, sợ hoàng đế trách tội nên đã tung tin đồn về sự hiển linh của Gia Cát Lượng khiến Bạch Liên Giáo không đánh mà lui. Không ngờ hoàng đế nhà Thanh tin vào tin đồn này và còn thưởng lớn.
Vụ việc 2 ngôi mộ giả thật của Gia Cát Lượng cũng do Tùng Quân lên kế hoạch. Đó là vào năm Gia Khánh thứ 4, khi dẫn binh đi đánh Bạch Liên Giáo, ông đã đi qua mộ Vũ Hầu, khẩn cầu Gia Cát Lượng giúp đỡ đánh thắng trận. Và cũng trong chuyến thăm viếng này, ông đã phát hiện ra một điều đặc biệt.
“ Di nguyện của Gia Cát Lượng được an táng bên núi, tức sát dưới chân núi Định Quân nhưng ngôi mộ Gia Cát Lượng khi đó lại nằm cách chân núi Định Quân hơn nữa lại rất bề thế. Do đó, Tùng Quân nghi ngờ rằng, ngôi mộ nằm trên đất bằng kia không phải là mộ thật của Gia Cát Lượng“, ông Lôi Dũng nói.
Được biết, quan điểm của Tùng Quân nhận được sự ủng hộ của một cấp dưới tên Đàm Nam Cung. Đàm Nam Cung cho rằng, ngôi mộ trên đất bằng của Gia Cát Lượng được đặt ở nơi có phong thủy không tốt và nhận định, mộ của Gia Cát Lượng nên đặt ở nơi có phong thủy tốt hơn đó là chân núi.
Sau đó rất nhanh, Tùng Quân quyết định dựng một ngôi mộ mới cho Gia Cát Lượng ở dưới chân núi.
“ Tùng Quân đã lệnh cho Tri huyện huyện Miễn là Mã Duẫn Cương nội trong một tháng phải dựng một ngôi mộ mới ở góc Tây Nam mộ cũ Gia Cát Lượng”, bà Lương Yến, Cán bộ bảo tàng mộ Vũ Hầu huyện Miễn cho biết.
Như vậy, cách ngôi mộ cũ khoảng 100m xuất hiện thêm một ngôi mộ Gia Cát Lượng mới. Sự việc càng trở nên huyền bí hơn khi 100 năm sau vào thời Dân quốc, một viên quan địa phương đến huyện Miễn. Ông này không chỉ tán thành cách làm của Tùng Quân mà còn cho dựng một tấm bia trước ngôi mộ mới của Gia Cát Lượng, chính là bia đá mà người ngày nay thường thấy với dòng chữ “ Hán Thừa tướng Gia Cát Lượng Vũ Hầu chi chân mộ“.
Lời giải đáp từ bức họa hơn 200 năm tuổi
Lời giải về mộ thật mộ giả của Gia Cát Lượng được các chuyên gia phát hiện khi tìm thấy bức vẽ của một đạo sĩ có tên là Lý Phục Tâm. Vào hơn 200 năm trước dưới thời Gia Khánh, khi Vũ Hầu mộ vẫn còn là một đạo quán. Đứng đầu đạo quán này là Lý Phục Tâm, người vô cùng sùng bái Gia Cát Lượng.
Theo bà Lý Yến, Lý Phục Tâm vô cũng bất mãn khi chứng kiến việc làm của Tổng đốc Tùng Quân về ngôi mộ của Gia Cát Lượng nhưng ông không thể đứng ra chỉ sai do áp lực từ quan phủ. Do đó, ông đã làm theo cách riêng của mình, bằng cách soạn cuốn sách mang tên Trung Vũ Hầu từ mộ chí.
Đáng chú ý, nhằm để tránh bị phát hiện việc tiết lộ sự thật, Lý Phục Tâm đã dùng hình thức hội họa vẽ lại cảnh quan mộ Vũ Hầu thời điểm trước khi Tùng Quân tới.
Hình ảnh đình nghỉ mát (bên trên) được vẽ trong Trung Vũ Hầu từ mộ chí không xuất hiện bất cứ tấm bia mộ nào.
Hình ảnh so sánh cho thấy, đình nghỉ mát nơi đặt “tấm bia mộ thật” hoàn toàn trống rỗng trước khi Tùng Quân tới. Trái lại, ngôi mộ lớn vốn có được ông vẽ lại vô cùng cẩn thận, thậm chí số lượng cây xanh xung quanh ngôi mộ cũng được ông vẽ lại đầy đủ.
Theo các cán bộ Bảo tàng mộ Vũ Hầu huyện Miễn, mục đích chính của ông là nhắn nhủ người đời sau rằng, ngôi mộ trong đình nghỉ mát là giả. Còn ngôi mộ thật sự của Gia Cát Lượng chính là ngôi mộ được bao quanh bởi nhiều cây xanh kia.
Bà Quách Mạn chia sẻ, số cây được trồng ở mộ và đền Vũ Hầu là cùng một năm với 54 cây tùng ở khu mộ và 64 cây tùng ở đền Vũ Hầu. 54 là tuổi thọ của Gia Cát Lượng, 64 là để kỷ niệm bát trận đồ của Gia Cát Lượng.
Đương nhiên, cùng với sự thay đổi của lịch sử, 54 cây tùng ở mộ Vũ Hầu hiện nay chỉ còn 22 cây. Vào năm 1979, các chuyên gia của Học viên lâm nông Bắc Kinh đã tiến hành giám định tuổi thọ của số cây này và phát hiện chúng đều được trồng từ thời Tam Quốc, cách ngày nay hơn 1700 năm lịch sử.
Theo Helino
Ca sĩ thần tượng: Trấn Thành bị giám đốc âm nhạc "quăng dép" lên sân khấu
Với phần nhận xét quá "bức xúc", Trấn Thành đã bị nhạc sĩ Minh Vy "dằn mặt".
Đêm bán kết "Ca sĩ thần tượng 2019" tiếp tục lên sóng tối qua với sự hóa thân của 7 thí sinh thành những nghệ sĩ hàng đầu của làng nhạc Việt gồm: Tuấn Phong (Đàm Vĩnh Hưng), Lê Trang (Mỹ Tâm), Thanh Hiền (Như Quỳnh), Nhã Thanh (danh ca Thái Thanh), Quang Anh (Tuấn Hưng), Quang Nghị (Đan Nguyên), Thu Ngân (Hương Tràm).
MC Minh Xù cùng 4 vị giám khảo: Trấn Thành - Minh Tuyết - Cẩm Ly - Hoàng Nhật Nam
Tuấn Phong giữ vững phong độ với màn trình diễn "Ngày đó tôi yêu em". Nhưng cũng chính vì việc quá tròn trịa với màn hóa thân thành Đàm Vĩnh Hưng nên khiến giám khảo có phần không hài lòng. Tuấn Phong được đánh giá là đối thủ nặng ký đối với các thí sinh khác khi giống thần tượng đến từng giây một và luôn nhận được sự tán thưởng của ban giám khảo. Tuy nhiên, vì luôn "một màu" với việc đứng hát nên Tuấn Phong bị cả ca sĩ Cẩm Ly và Trấn Thành nhận xét thiếu đột phá.
"Chị thích phần trình diễn của em tuần này hơn tuần trước, cách nhấn nhá của em cũng tốt hơn tuần trước và chính vì vậy chị lại có cái áp lực là đặt sự kỳ vọng vào em. Chị muốn em phải thật bùng nổ trong vòng tiếp theo" - Cẩm Ly chia sẻ. Trấn Thành tiếp lời ngay: "Riêng bạn này tôi không còn muốn comment gì nữa, tại vì giống quá rồi nên giờ coi gì phải coi cái gì nó đỉnh cao. Một là những bài hát khoe giọng phải có cao trào thể hiện được tất cả những đặc trưng của anh Đàm. Vừa hát vừa diễn vừa cào cấu đồ. Hai là bài phải vui và phải diễn, phải nhảy". Vừa nhận xét Trấn Thành cũng không quên thị phạm để Tuấn Phong rút kinh nghiệm trong đêm thi quan trọng sắp tới.
Không chỉ vậy, Trấn Thành còn góp về việc chọn bài hát không có trợ diễn, không có vũ đoàn khiến tiết mục an toàn, thiếu điểm nhấn và chưa đủ thể hiện đặc trưng của Mr.Đàm. Minh Tuyết bật mí đây là sáng tác của giám đốc âm nhạc Minh Vy. Trấn Thành vẫn chưa ngã ngũ, anh tiếp tục "chì chiết" thí sinh: "Em tưởng anh Minh Vy chấm hả. Anh Minh Vy chỉ là giám đốc âm nhạc của chương trình thôi. Anh Minh Vy không có chấm điểm, em tưởng em ca bài này em được thêm hả". Trong cơn "phẫn nộ" của Trấn Thành khi chê bài hát của mình, nhạc sĩ Minh Vy "quăng dép" lên sân khấu dằn mặt danh hài khiến anh phải "tắt điện" ngồi ngay vào vị trí và không nhận xét về bài hát nữa. Nhưng Trấn Thành vẫn nhắn nhẹ Tuấn Phong phải bùng nổ ở vòng chung kết mới có khả năng chinh phục ngôi vị quán quân của chương trình.
Quang Anh tiếp nối đêm thi với phần hóa thân thành Tuấn Hưng trong ca khúc "Tìm lại bầu trời". Không chỉ nhún nhảy theo từng câu hát của thí sinh mà ngay sau phần trình diễn, Trấn Thành tỏ vẻ nghiêm trọng: "Bạn có một vấn đề rất nghiêm trọng là càng ngày bạn hát càng hay. Từng vòng bạn càng tiến bộ và tôi càng thích bạn nhiều hơn. Cá tính bạn rất thú vị và càng hát càng tình cảm". Quang Anh được đánh giá cao không chỉ có thần thái, giọng hát giống với thần tượng mà còn có cái tình giống với Tuấn Hưng. Cẩm Ly chỉ góp ý Quang Anh nên có sự thoải mái hơn trong cách di chuyển và cơ mặt để có được sự lãng tử, phiêu như Tuấn Hưng.
Thanh Hiền lấy lại phong độ với ca khúc "Chuyện tình La Lan" với hình tượng Như Quỳnh và được giám khảo khen ngợi, đặc biệt giám khảo Hoàng Nhật Nam rất yêu thích từ giọng hát và cách dàn dựng của tiết mục. Thanh Hiền có dáng vẻ, tâm hồn và giọng hát hệt như Như Quỳnh ở những vòng đầu, thậm chí khiến Trấn Thành phát cuồng nhưng ở những vòng sau Thành Hiền chưa thực sự tỏa sáng. Minh Tuyết cho rằng đây là sự nỗ lực của thí sinh khi vừa hát vừa nhảy và đây cũng là tiết mục tiến bộ hơn so với tuần trước.
Nhã Thanh cũng có một đêm thi thành công với ca khúc "Dòng sông xanh" trong hình ảnh danh ca Thái Thanh. So với những đêm thi trước, Nhã Thanh hát không thực sự giống với bản gốc nhưng thần thái của cô, hình ảnh xuất hiện trên sân khấu vẫn đúng dáng vẻ cuốn hút, kiêu sa của danh ca Thái Thanh khi trẻ. Trấn Thành đánh giá cao về kỹ thuật thanh nhạc của thí sinh và nhận xét giống với một ca sĩ thính phòng hát nhạc thính phòng hơn là màn hóa thân thành danh ca lẫy lừng của làng nhạc Việt. "Cô nói chuyện nhiều hơn, cô nhấn nhá nhiều hơn, cô có thái độ trong từng câu hát còn bạn chưa có được những điều đó rõ rệt nên bạn hát chỉ tròn trịa thôi. Nếu chấm điểm thì chỉ được 8/10 thôi" - Trấn Thành nhận xét. Minh Tuyết tiếp lời và thị phạm ngay một vài câu hát đúng với tinh thần của nữ danh ca.
Phần trình diễn của Thu Ngân với ca khúc "Cho em gần anh thêm chút nữa" thuộc top những phần trình diễn xuất sắc nhất đêm. Thu Ngân tiến bộ qua từng vòng, càng ngày càng giống Hương Tràm từ trong hơi thở. Vốn có cùng sự đồng điệu với bản gốc từ quê quán, độ tuổi, phong cách âm nhạc và màu sắc trong giọng hát nên Thu Ngân ngày càng tỏa sáng, thể hiện quá giống với giọng ca "Em gái mưa".
Giám khảo đánh giá đây là phần trình diễn thăng hoa của Thu Ngân sau những đêm thi trước. Đạo diễn Hoàng Nhật Nam đánh giá cao nhan sắc, giọng hát của Thu Ngân. Anh hi vọng sau cuộc thi thí sinh sẽ có con đường âm nhạc riêng và thành công với những gì cô có. "Em hát bài này là hát cho em chứ không phải hát cho Tràm. Em luyến khác Tràm, em phiêu theo kiểu của em và đó là lý do tại sao mà Trấn Thành thấy em không giống Tràm" - Minh Tuyết nhận xét. Còn Trấn Thành kỳ vọng Thu Ngân sẽ nổi tiếng sau cuộc thi và ngỏ lời sẽ tư vấn bài hát, phong cách cho thí sinh nếu cô muốn làm album.
Lê Trang khiến khán phòng sôi động với hit của Mỹ Tâm - "Người hãy quên em đi" từng viral đình đám trên mạng xã hội với điệu nhảy say rượu. Ở những vòng thi trước, Lê Trang thường xuyên chọn những ca khúc nhẹ nhàng để hát, đêm nay cô lột xác với những vũ đạo cộp mác Mỹ Tâm. "Hôm nay bạn hát giống nhưng có vài chỗ không kiểm soát được, chắc vì do bạn nhảy nhưng mà bạn là thí sinh lột xác qua từng vòng. Nói chung nếu là Mỹ Tâm thì tôi yêu thương bất chấp" - Trấn Thành bày tỏ sự yêu thích. Cẩm Ly chỉ nhắc nhỏ thí sinh cần luôn giữ được thái độ hát của Mỹ Tâm, sự kiểm soát và có dấu ấn riêng trong từng ca khúc.
Quang Nghị chinh phục giám khảo với ca khúc "Tình chết theo mùa đông" qua hình tượng Đan Nguyên. So với màn trình diễn tuần trước thì Quang Nghị đã có sự nghiên cứu và giống với thần tượng hơn. Minh Tuyết còn bật cười vì Quang Nghị còn nghiên cứu cả hình ảnh Đan Nguyên với mái tóc bổ luống. Quang Nghị là thí sinh hát tốt nhất nhì cuộc thi cùng với Thu Ngân nên nhiều khán giả kỳ vọng chàng trai sẽ thành công trong cuộc thi này. Đạo diễn Hoàng Nhật Nam cũng bày tỏ sự yêu mến với thí sinh và hi vọng sẽ được nhìn thấy Quang Nghị là anh chứ không phải là ai khác trong không gian phòng trà nào đó và chinh phục khán giả bằng chính giọng hát của mình.
Chỉ có 3 cơ hội được đi tiếp nhưng với sự xuất sắc, đồng đều của 7 thí sinh, giám khảo đã đắn đo và đưa ra kết quả cuối cùng có 4 thí sinh lọt vào chung kết gồm: Thu Ngân, Tuấn Phong, Quang Nghị, Quang Anh.
Đêm chung kết "Ca sĩ thần tượng" sẽ được phát sóng lúc 21h thứ Ba, ngày 13/08 trên kênh THVL1, phát lại 13h trưa hôm sau trên kênh THVL2.
Theo trí thức trẻ
Phát hiện hiếm có: Loạt mộ cổ được tìm thấy ngay khuôn viên đại học danh tiếng Trung Quốc Ơ nhiêu nơi tai Trung Quôc, nhưng ngôi mô cô đươc tim thây không phai la hiêm, đăc biêt la ơ nhưng nơi tưng la kinh đô cua cac triêu đai trong lich sư. (Anh: News.sina.com.cn) Tuy nhiên, ngươi ta đa phat hiên môt loat cac ngôi mô cô trong khuôn viên Trương Đai hoc Thanh Hoa - ngôi trương danh gia bậc...