“Bí ẩn” trong ngôi mộ cổ
Nằm trong chiếc quan tài bao bọc bởi lớp quách bằng hợp chất cực cứng, dày tới nửa mét là thi hài cụ bà được phủ bằng lá sen, bên dưới có lớp tro dày, hai chân cụ mang hài quý tộc mũi cong, thon, xung quanh đổ nhiều hạt tròn đen kỳ lạ…
Mộ cổ từng bị đào trộm
Trước khi được khảo sát và khai quật, mộ cổ Cầu Xéo từng bị đào trộm – Ảnh chụp lại từ tư liệu của PGS.TS. Phạm Đức Mạnh
Dù đã chủ trì và tham gia rất nhiều công trình nghiên cứu, khai quật mộ cổ ở Nam Bộ nhưng PGS.TS. Phạm Đức Mạnh (Trưởng Bộ môn Bảo tang học & Di sản văn hóa, Trường Đại học KHXH&NV TP .HCM) thực sự ngạc nhiên và hứng khởi vì được thấy quá nhiều điều độc đáo từ ngôi mộ cổ Cầu Xéo (thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai).
Quá trình khảo sát và khai quật, đoàn khảo cổ còn nhận thấy việc ngôi mộ này từng có dấu hiệu bị đào trộm vì chiếc quách hợp chất bị đào băm gần chính giữa thân, nền cạnh hông bên trái ngôi mộ địa bị đào sâu một rãnh dài gần 3m, sâu cỡ 1,5-1,8m, tuy nhiên có lẽ do hợp chất của mộ quá cứng nênnhững người đào trộm đã phải bỏ ngang. Trong khi đó, nằm cách mộ này khoảng 15m về hướng đông nam còn có một ngôi mộ hợp chất khác cũng đã bị đào phá toàn bộ kiến trúc bề mặt, vật liệu hợp chất vẫn còn nằm rải rác xung quanh.
Người dân địa phương cho biết, đã từng xuất hiện nhiều lời đồn thổi quanh việc có kho báu, vàng bạc dưới một cổ Cầu Xéo nên không ít kẻ tham lam đã đào trộm. Tuy nhiên, tất cả đều “bó tay” vì lớp hợp chất cực kỳ cứng, dày tới nửa mét bảo vệ ngôi mộ này. “Trong quá trình khai quật, lực lượng Công an Đồng Nai đã phải ngày đêm bảo vệ nghiêm ngặt vì lo sợ có sự phá hoại công trình do một số người đồn đại rằng trong quan tài có nhiều vàng bạc đá quý, ngoài ra còn có một số người có ý định xin hoặc lấy trộm một số miếng gỗ quan tài để về cầu cơ, đánh đề…” – PGS.TS. Phạm Đức Mạnhkể.
Khuy sắt được gắn vào quan tài để dùng khi hạ quan – Ảnh chụp lại từ tư liệu của PGS.TS. Phạm Đức Mạnh
Theo đoàn khảo sát, khi ngôi mộ cổ hợp chất Cầu Xéo được khai quật, có thể thấy ngôi mộ được chôn theo dạng “trong quan – ngoài quách”, quách được làm bằng gỗ sao ghép tấm liền khít bờ bao kim tĩnh hợp chất, với nắp phẳng, ghép bằng đinh sắt hình chữ U cỡ lớn và cỡ trung bình. Áo quan nằm lọt chính giữa quách gỗ, với tấm thiên làm bằng nửa thân cây và khoét rỗng rất nặng, được chế tác kỳ công, toàn bộ vòm cong tấm thiên phủ tấm minh tinh bằng vải mỏng đã bị mủn, mờ gần hết chữ và trang trí dày đặc (hình họa nhận rõ nhất là dây leo và các hàng hoa cúc, hoa 5-6 cánh viền dọc, các hình vòng cung đối xứng rất đều nhau…), đây là đặc trưng của dạng mộ quý tộc ở miền Nam.
Áo quan ghép mộng ở hai đầu rất chắc chắn, tạo gờ viền đều đặn với bốn mấu nhô có trổ thủng đối xứng nhau để chốt gỗ vào tấm thiên. Bốn góc bên ngoài của quan tài có bốn vòng đinh sắt khoen tròn dùng lúc hạ quan vào quách gỗ. Các khóa, chêm, hay các mộng liên kết với nhau của quan tài đều có hình con cá, đây là một dạng kỹ thuật mộc thông dụng của thế kỷ XVIII.
Xác người phủ lá sen
Video đang HOT
Chiếc quan tài được đưa ra từ ngôi một cổ Cầu Xéo được mở nắp – Ảnh chụp lại từ tư liệu của PGS.TS. Phạm Đức Mạnh
Theo PGS.TS. Phạm Đức Mạnh, phần đặc biệt nhất mà lần đầu tiên ông được thấy là toàn bộ phần bên trên của thi hài cụ bà đều được phủ bằng lá sen (một nét văn hóa Phật giáo rất rõ ràng), sau đó là phần y phục chủ nhân đã bị mủn nát kết dính nhau thành khối, có thể nhận rõ nhiều lớp lụa, gấm in hoa cầu kỳ, tinh xảo, các tệp giấy bản dài và hẹp dọc hai bên thân…
Chiếc lá sen được dùng phủ trên xác – Ảnh chụp lại từ tư liệu của PGS.TS. Phạm Đức Mạnh
Toàn thân cụ được để nằm trên một chiếu cói, bên dưới chiếu là một lớp tro dày độ 2 tấc để thấm hút. Đặc biệt dưới phần đầu của cụ bà là một lớp thủy ngân óng ánh. Đoàn khai quật cho rằng, mộ hợp chất thường có quách hợp chất rồi đổ đầy cát tuyển, nhưng riêng ở ngôi mộ này thì ngoài quách hợp chất còn có một quách bằng gỗ sam cứng, lớn, áo quan để trong không hề có chút cát nào. Khắp áo quan đều được phủ vải, trong đó thường ghi họ tên, chức danh của chủ nhân ngôi mộ.
Bên cạnh đó, phần ngực cũng có dấu tích của lúa nguyên hạt, bên tai trái của cụ có đặt một cái ngoáy trầu, trong ống ngoáy trầu còn thấy một xác cau (bước đầu xác định đầu cầm của ngoáy trầu và ống ngoáy có thể bằng bạc, tạo hình giống như cái nậm rượu, que ngoáy bằng đồng thau). Dưới đó một chút là dây buộc, hột có thể bằng hổ phách, một túi gấm hình tam giác bên trong đựng mấy chiếc răng rụng, và một số phẩm phục màu đỏ có hàng nút bằng vàng tây.
Đồ trang sức bằng vàng tây của người nằm trong ngôi mộ cổ – Ảnh chụp lại từ tư liệu của PGS.TS. Phạm Đức Mạnh
Xương cốt của cụ còn nguyên vẹn và chất lượng sọ và xương rất tốt, cụ được đặt nằm ngửa, hai tay xuôi để dọc sát thân người, đặc biệt hai chân được đặt trên một chiếc gối bọc da màu đen hình vuông được mang hài quý tộc mũi thon cong, xung quanh rải nhiều hạt tròn đen lạ…
Những hạt đen kỳ lạ được tìm thấy trong quan tài – Ảnh chụp lại từ tư liệu của PGS.TS. Phạm Đức Mạnh
Như vậy, có thể thấy di tích mộ hợp chất cổ Cầu Xéo có khá nhiều chi tiết trang trí, phối trí và kiến trúc độc đáo riêng, lạ, lần đầu tiên được khám phá tại Việt Nam. Sau khi được khai quật, các mẫu thực vật sẽ được tiến hành giám định tại Phòng thí nghiệm thực vật, Khoa Sinh vật Trường Đại học Tự nhiên – ĐHQG TP.HCM, giám định C14 mẫu gỗ quách tại Trung tâm kỹ thuật hạt nhân TP.HCM, mẫu hợp chất tại Trung tâm kỹ thuật đo lường chất lượng và Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm TP.HCM.
(Còn tiếp)
Theo Dantri
Côn đồ lộng hành hai bến xe miền Tây lẫn miền Đông
Đứng ngay giữa cổng bến xe miền Tây (Q.Bình Tân) thấy một phụ nữ từ xe buýt xuống, Hoẹt "xì ke" liền chạy tới khóa chặt tay khách, giật túi xách.
Cho dù hành khách là phụ nữ lớn tuổi, băng Hùng 'xe lam' ở bến xe miền Tây cũng không tha - Ảnh cắt từ clip quay ngày 18/6
Các băng nhóm chèo kéo, trấn lột khách tại khu vực cổng bến xe miền Tây - Ảnh cắt từ clip quay ngày 17/6
Ngay lập tức, chiếc xe 24 chỗ lao đến "hốt" khách trong sự phản đôi bât lực của người phụ nữ.
Người phụ nữ tôi nghiêp trên không phải là nạn nhân duy nhất của Hoẹt "xì ke" và đông bọn. Bằng nhiều thủ đoạn, các băng nhóm này biến những chuyến đi về quê của người dân thành nỗi sợ hãi.
Nhốt người để trấn lột
Sau khi "hôt" được người phụ nữ lên xe, Hoẹt "xì ke" quay lại cổng bến xe, kẹp tay một thanh niên khác. Người khách nói: "Em đã đặt vé giường nằm xe hãng đi Cà Mau rồi". Hoẹt lừa: "Anh là nhân viên hãng xe ra đây đón em". Vừa nói dứt lời, Hoẹt ngoắt một đồng bọn đi xe máy rồi đẩy khách lên. Khách cố xuống xe, Hoẹt "xì ke" dọa: "Tao mới gọi điện cho quầy vé nói là mày tới rồi. Giờ không đi thì cũng đưa tiền vé cho tao". Quá sợ hãi, người thanh niên buộc phải đi theo về phía cây xăng Comeco (chi nhánh 14, đường Kinh Dương Vương, Q.Bình Tân).
Lúc này, tại cây xăng cũng có gần 20 người bị băng nhóm này đưa lên. Hai tên trong băng nhóm là Trung "tóc vàng" và Long thu tiền vé của khách rồi ra hiệu cho đồng bọn lùa hết khách lên ôtô 12 chỗ ngồi, biển số 53L-26... Tiếp đó, Long khóa cửa xe lại và cho khách biết rằng năm phút nữa xe sẽ chạy. Tuy nhiên suốt bốn giờ sau đó, băng nhóm này chỉ giam khách chứ không cho xe chạy.
Một phụ nữ trèo qua cửa xe để tìm Trung "tóc vàng". Trung dọa: "Bà không chờ được thì bỏ tiền biến đi. Một xu cũng không đưa lại cho bà". Thêm một giờ trôi qua, chiếc xe vẫn nằm ì ở cây xăng. Không đợi được nữa, tất cả khách nhốn nháo trèo ra khỏi xe để lấy lại tiền. Trung "tóc vàng" lớn giọng: "Xe hư đang chờ thợ tới sửa. Đứa nào không chờ được biến đi". Trung vừa dứt lời, năm đồng bọn lao đến chửi bới khách. Tất cả khách đều sợ hãi, bỏ tiền quay lại bến xe miền Tây...
Chiều 17/6, Thành đến thay Trung "tóc vàng" thu tiền. Đồng thời, nhóm này đưa thêm chiếc xe 24 chỗ ngồi biển số 53N-87... để đón khách. Khoảng 16g30, chị Phương đi xe buýt đến bến xe miền Tây để mua vé về Cần Thơ thì bị nhóm này đưa lên cây xăng. Thành thu 100.000 đồng rồi đẩy chị Phương lên xe. Đến gần 18g, xe không chạy. Chị Phương xuống xe để xin lại tiền vé. "Mẹ đang bệnh nặng. Cho em xin lại tiền vé em đi xe khác". Thành từ chối: " Vé đặt rồi. Giờ mẹ em có chết anh cũng chịu. Xe chưa đủ khách nên chưa chạy được". Không còn đủ tiền vào bến mua vé mới, chị Phương đành bắt xe ôm quay về nhà.
Quan sát tại cây xăng này đến cuối ngày 17/6, chúng tôi thây băng nhóm này đưa được cả trăm lượt khách lên xe để trấn lột tiền.
Nhân diên băng nhóm
Theo tìm hiểu, tại khu vực xung quanh bến xe miền Tây nổi trội lên là hai băng nhóm trấn lột khoảng 40 đối tượng do Hùng "xe lam" và Long "bò chét" cầm đầu. Đầu năm 2010, Hùng mua lại hai ôtô 12 chô và một chiếc 24 chô để lập ra một bến xe "ma" ở cây xăng Comeco. Hùng "xe lam" và Long "bò chét" thường ngồi ở quán cà phê đối diện bến xe miền Tây hoặc quán nước bà Sáu cạnh bên cây xăng Comeco để chỉ đạo "lính" làm việc.
Từ 6h-19h hằng ngày, đàn em của Hùng "xe lam" chia làm bốn nhóm rảo quanh khu vực bến xe miền Tây để bắt khách. Nhóm bốn người do bà Hoa, khoảng 35 tuổi, cầm đầu đứng chốt ở khu vực gần cổng chính ra vào bến xe. Hai nhóm khoảng 10 người do Hoẹt "xì ke" chỉ huy thường ở các trạm xe buýt. Trung "tóc vàng", Thành và Long, ba đệ tử ruột của Hùng, cầm đầu nhóm còn lại khoảng 20 người tập trung ở cây xăng như một bến xe dù.
Thường băng nhóm này sẽ tìm mọi cách giam khách trên xe thật lâu để trấn lột toàn bộ tiền của hành khách bỏ chuyến. Băng Hùng "xe lam" còn tự xưng làm dịch vụ trung chuyển cho hãng xe chất lượng, có vé giá rẻ để dụ khách. Ngoài ra, Long "bò chét" và Hùng "xe lam" còn cấu kết với các xe "dù" để sang khách. Đối với các xe "dù" nhận khách chạy đúng tuyến, Hùng "xe lam" chia tiền theo tỉ lệ 5-5. Với xe "dù" nhận khách rồi bỏ khách giữa đường, Hùng sẽ lấy bảy phần tiền vé.
Chuyên nhận khách của hai băng nhóm trấn lột này là Liêm - chủ ôtô 24 chô chạy chui ở khu vực bến xe. Hằng ngày, Liêm cho xe đậu ở các con hẻm quanh bến xe miền Tây. Khi gom khách đầy xe, đàn em của Hùng "xe lam" và Long "bò chét" sẽ gọi điện cho Liêm đến nhận khách. Tất cả hành khách đi các tỉnh miền Tây, Liêm đều nhận chở. Tuy nhiên, khi xe chạy đến địa phận tỉnh Tiền Giang, Liêm sẽ "đem con bỏ chợ" để quay về TP.HCM đón khách. Cuối năm 2012, khi đang bỏ khách giữa đường thì xe của Liêm bị Công an tỉnh Tiền Giang bắt vì hành vi trấn lột. Sau vụ đó, Liêm thường xuyên đổi màu xe để tiếp tục lừa đảo.
Tại bến xe miền Đông (Q.Bình Thạnh), băng nhóm trấn lột gồm Hải "đen", Ba "đen", Danh "mắt lồi", Trường "em", Thành "mốc" hoạt động công khai khu vực gần cổng chính bến xe. Nhóm này câu kết với đám xe "dù" đậu ở hai bãi xe đối diện bến xe (đường Đinh Bộ Lĩnh) để đưa khách lên xe "chặt chém". Trường hợp khách không chịu đi xe "dù" hoặc khách phát hiện bị lừa, băng nhóm sẽ trấn lột khách 50.000 đồng tiền dẫn qua bến.
Theo xahoi
Ca sĩ, người mẫu muốn biểu diễn phải có... thẻ Trước sai phạm liên tiếp trong giới người mẫu, ca sĩ như tình trạng hát nhép, ăn mặc phản cảm, phát ngôn gây sốc... gây bức xúc trong dư luận, Bộ VH,TT&DL quyết định áp dụng giấy phép hành nghề từ tháng 1/2014 đối với nghệ sĩ hoạt động trong hai lĩnh vực trên. Nghệ sĩ buộc phải có chứng chỉ hành nghề...