Bí ẩn sốc ở ‘tảng đá tình nhân’: Mộ đôi kiêm đài thiên văn 5.000 tuổi
Trên tảng đá tình nhân khổng lồ La Pena de los Enamorados, một cấu trúc cự thạch 5.000 năm tuổi vừa tiết lộ hàng loạt điều bất ngờ.
Theo Ancient Origins, tảng đá tình nhân La Pena de los Enamorados, còn được gọi là “Người khổng lồ đang ngủ” là một khối đá tự nhiên có độ cao tận 884 m, nằm ở vùng Andalusia của Tây Ban Nha, cách Madrid khoảng 458 km về phía Tây Nam.
Mộ đá trắng Piedras Blancas còn là một đài thiên văn và một dạng đền thờ cổ đại – Ảnh: ANTIQUITY
Phía trên nó, ngay vị trí ngực của “người khổng lồ” là một ngôi mộ cổ được người dân gọi là “mộ đá trắng”, đã nổi tiếng từ lâu; nhưng một cuộc khai quật gần đây, dẫn đầu bởi giáo sư tiền sử học Leonardo Garcia Sanjuan từ Đại học Seville (Tây Ban Nha) đã tiết lộ những bí mật gây sốc về “mộ đá trắng”.
Thứ nhất, nó không chỉ là mộ cổ, mà còn là một dạng đài thiên văn sơ khai, nơi những người cổ đại dùng để quan sát các thiên thể, tính lịch, mùa vụ, tính toán để tổ chức các nghi lễ.
Bài công bố trên tạp chí khảo cổ Antiquity cho biết ngôi mộ cổ đá trắng trên “tảng đá tình nhân” và từng chi tiết bên trong mộ đều được sắp đặt một cách cẩn thận, có ý nghĩa đối với thiên văn.
“Tảng đá tình nhân” khổng lồ La Pena de los Enamorados – Ảnh: ANCIENT ORIGINS
Những tảng cự thạch lâu đời nhất của ngôi mộ được đặt vào tận 3.000 năm trước công nguyên. Một số đồ tùy táng bằng gốm cùng niên đại được đặt vào mộ cùng thời điểm.
Video đang HOT
Các nhà khoa học nghi ngờ rằng các bộ hài cốt đã được đặt lên một bệ lớn bằng đá bằng phẳng, sau đó đẩy vào một khu vực phía sau bệ khi đã phân hủy, nơi các nhà khảo cổ tìm thấy 45 chiếc răng và 95 chiếc xương.
Vào khoảng năm 2.500 năm trước Công Nguyên, ngôi mộ có dấu hiệu được nâng cấp và đặt một cặp hốc chôn cất bằng đá, có thể là nơi an nghỉ của một đôi nam nữ có địa vị cao.
Choáng: Đài thiên văn của người Aztec cổ đại trải rộng cả dãy núi
Đào ống nước, lộ ra “đài thiên văn” cổ xưa hơn cả kim tự tháp
Trồng bơ, đào được “đài thiên văn” 7.500 tuổi lớn nhất châu Âu
Một thời gian sau, ngôi mộ tiếp tục được thay đổi đáng kể, khi các khối đá mới được thêm vào, bịt kín lối vào lăng mộ. Lần trùng tu này cũng đồng thời đưa vào thêm xương cốt của ít nhất 2 trẻ em và 3 phụ nữ khác. Như vậy nó đã được sử dụng trong 3 giai đoạn riêng biệt trước khi bị niêm phong hoàn toàn từ khoảng năm 1950 đến 1180 trước Công Nguyên.
Ở một cấp độ khác, các vòng tròn đá, cách đặt lăng mộ chính cho thấy nó đúng là một đài thiên văn cổ đại, nơi người thời kỳ trước đã sử dụng để quan sát nhiều hiện tượng quan trọng từ khoảng 3.000 năm trước Công Nguyên, tức thuộc thời đại đồ đá mới trong khu vực.
Một số cấu trúc được căn chỉnh sẵn để đánh dấu các ngày đặc biệt như Xuân phân, Thu phân, Hạ chí, Đông chí…
Tất cả các tấm sàn trong mộ cũng được sắp xếp cẩn thận để thẳng hàng với hướng mặt trời mọc vào ngày 21-6, tức ngày Hạ chí và cũng là ngày dài nhất trong năm, tiết lộ đây có thể từng là địa điểm nghi lễ để thời thần Mặt Trời.
Tảng cự thạch nặng nhất cũng được đặt chính xác để đưa ánh sáng mặt trời mọc vào phía sau căn phòng trong ngày Hạ chí. Một viên đá tam giác khác cũng được cắm vào sàn nhà, hướng về phía mặt trời mọc.
Những tảng đá bí ẩn biết 'sinh nở' ở Romania
Những tảng đá kỳ lạ này trông giống như các vật thể ngoài hành tinh và chúng không ngừng phình to theo thời gian.
Trovant là một từ đồng nghĩa với thuật ngữ tiếng Đức Sandsteinkonkretionen, có nghĩa là cát xi măng. Ảnh: Daily Mail
Tờ Daily Mail đưa tin những khối đá "sống" ở Romania có tên là trovant. Chúng được hình thành tự nhiên qua các quá trình địa chất trên Trái đất. Bề ngoài tựa như những quả bong bóng to, nhỏ khác nhau gộp lại.
Khởi đầu của chúng chỉ là những viên sỏi nhỏ, sau đó chúng phát triển phình to thêm 5cm sau mỗi 1.000 năm. Đá trovant là những cấu trúc khoáng chất độc nhất vô nhị có thể mô phỏng đời sống của thực vật và động vật có vú.
Ảnh: Daily Mail
Cụ thể, chúng phát triển theo cách gần giống như mô thực vật và "sản sinh" các viên đá mới giống như cách động vật sinh con đẻ cái.
Những viên đá trovant này được tìm thấy tại ngôi làng nhỏ tên là Costesti của Romania cách thủ đô Bucharest khoảng 80km.
Ảnh: Daily Mail
Tiến sĩ Mircea Ticleanu tại Viện Địa chất Romania giải thích thêm: "Các trovant ở Romania có niên đại rất khác nhau. Trovant không chỉ đơn giản là xuất hiện từ mặt đất; chúng có mặt trong khối cát ở những thời đại địa chất khác nhau rồi vươn tới các mỏm đá tự nhiên hoặc các mỏ cát".
Du khách đến thăm Costesti có thể bắt gặp rất nhiều loại đá trovant. Chúng chủ yếu bao gồm một lõi đá cứng, được bao quanh bởi lớp vỏ cát. Khoáng chất trong nước mưa gây phản ứng hóa học từ bên trọng, tạo áp suất và làm cho khối đá lớn lên và sinh sôi.
Ảnh: Daily Mail
Giống như các vòng tròn tạo nên thân cây, trên mặt cắt của trovant cũng có nhiều lớp. Mỗi lớp đại diện cho một giai đoạn tăng trưởng khác nhau.
Mặc dù chúng không sống theo đúng nghĩa khoa học, nhưng người dân địa phương cũng như khách du lịch đã mô tả chúng là "đang sống" dựa trên cách chúng thay đổi theo thời gian.
Ảnh: Daily Mail
Costesti không phải là địa điểm duy nhất sở hữu những viên đá trovant. Chúng cũng xuất hiện ở khắp khu vực Carpathian của Romania. Tuy nhiên, những khối đá ở Costesti nổi tiếng và có đường kính lớn. Đa số có hình cầu và hình trứng, nhưng một số lại có hình dạng rất phức tạp.
Ảnh: Daily Mail
Tìm ra 'quái vật' phóng tia làm mù hàng loạt đài thiên văn Trái Đất Bí ẩn về tia gamma sáng nhất mọi thời đại khiến hàng loạt đài quan sát từ mặt đất đến tàu vũ trụ bị mù tạm thời vào ngày 9-20-2022 đã được vén màn: Một quái vật sơ sinh. Theo SciTech Daily, đó là một sự kiện tia X và tia gamma mạnh mẽ "xuyên thủng" hệ Mặt Trời, mạnh tới nỗi làm...