Bí ẩn sinh vật bất tử sống tốt ở hành tinh khác, có thể lai với con người
Các nhà khoa học Tây Ban Nha đã giải mã được bí ẩn của bọ gấu nước tardigrade, sinh vật bất tử có thể đang vui vẻ sống trên… mặt trăng, và con người có thể sẽ phải lai với nó nếu muốn đến hành tinh khác.
Trở ngại lớn nhất của những chuyến tàu đưa con người đến hành tinh khác chính là bức xạ khắc nghiệt, bởi không phải hành tinh nào cũng có một từ quyển và bầu khí quyển đủ mạnh mẽ, dày và chống lại bức xạ tốt như Trái Đất của chúng ta. Bức xạ và những điều kiện khắc nghiệt khác có thể khiến các phi hành gia bị ung thư, đảo lộn quá trình chuyển hóa của cơ thể hoặc thậm chí là chết ngay trên hành tinh họ vừa hạ cánh.
Thế nhưng bọ gấu nước tardigrade thì khác, các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy chúng sống trong những nơi “ tử địa” của Trái Đất. Với các tính chất đặc biệt, cho dù bị đem đến hành tinh khác, bọ gấu nước vẫn vui vẻ sống khỏe! Vừa qua, các nhà khoa học còn nghi ngờ sinh vật này đã biến mặt trăng thành thuộc địa, sau khi bám lên tàu vũ trụ của Israel.
Di chuyển một loại protein thần kỳ trong sinh vật bất tử sang con người có thể giúp các phi hành gia có được chiếc áo giáp phân tử bền chắc, tự tin du hành đến hành tinh khá – ảnh đồ họa từ NASA
Video đang HOT
Nhóm khoa học gia từ Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật và gene, thuộc Đại học Bách khoa Madrid (Tây Ban Nha) đã giải trình tự gene của một loài trong chi bọ gấu nước là Ramazzottius varieornatus, để xem xét sự sắp xếp các thành phần axit amin trong Dsup – một loại protein ức chế thiệt hại từ bức xạ. Ở bọ gấu nước, các protein này biến thành một chiếc áo giáp phân tử để bảo vệ con vật.
Năm ngoái, nhà di truyền học danh tiếng Chris Mason từ Đại học Weill Cornel (Mỹ) đã đề xuất phương án hòa trộn DNA của sinh vật bất tử này vào con người, giúp những nhà du hành tương lai có thể chống lại những điều kiện cực đoan của vũ trụ và thực hiện những nhiệm vụ thám hiểm hành tinh khác được an toàn. Đề xuất này rất được giới khoa học ủng hộ và đang là mục tiêu của những nghiên cứu mới, bao gồm công trình này.
Theo đó, nhóm nghiên cứu Tây Ban Nha đã đưa Dsup vào môi trường nuôi cấy tế bào người và nhận được kết quả đáng kinh ngạc: nó làm giảm 40% sự thiệt hại tế bào khi bị chiếu xạ bởi một luồng tia X mạnh. Dsup còn bảo vệ DNA chống lại các tác động ăn mòn tốt hơn nhiều các gốc hydroxyl mà con người sở hữu. Dsup bám vào các sợi axit nucleic, làm lệch hướng hoặc hấp thụ các yếu tố khó chịu có thể gây ảnh hưởng tế bào sống.
Ngoài ra, Dsup hoàn toàn dễ dàng “uốn cong” để phù hợp với DNA của một sinh vật khác không phải bọ gấu nước và cung cấp cho sinh vật đó một bộ áo giáp phân tử tương tự sinh vật bất tử này.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports.
Sự thật sốc về xác ướp thiêng không phải con người trong mộ cổ Ai Cập
Một máy quét micro-CT đã vén màn bí ẩn hàng ngàn năm về những xác ướp kỳ lạ, không phải là con người mà là những sinh vật đại diện cho những vị thần tôn kính của người Ai Cập.
Các nhà khoa học từ Trung tâm Ai Cập tại Đại học Swansea (Anh) đã bị sốc khi kết quả chụp CT hé lộ cách mà những xác ướp đại diện cho những động vật linh thiêng trong văn hóa Ai Cập được tạo thành.
Xác ướp đầu tiên là một con mèo, biểu tượng của nữ thần hoàng hôn Bastet, một trong những vị thần bảo hộ được người Ai Cập tôn sùng và thờ cúng rộng rãi nhất. Nhưng quá trình tạo ra một xác ướp mang hình dáng vị thần mình người, đầu mèo hết sức đáng sợ. Nạn nhân là một con mèo con chưa đầy 5 tháng tuổi, đã được chọn từ thuở sơ sinh, nuôi và thuần hóa chỉ để bị ướp xác. Cổ của nó bị bẻ gãy để có thể được tư thế thẳng đứng, thanh tú của con người, sau đó được mang một chiếc mặt nạ tử thần được tạo tác công phu.
Xác ướp mang hình dáng nữ thần Bastet thanh tú thực ra là một con mèo đã trải qua cái chết vô cùng tàn khốc - ảnh: NATURE
Xác ướp thứ 2 là một con rắn hổ mang bị gãy xương sống nặng nề, chết trong một nghi lễ "quất roi": bị giữ đuôi rồi đập mạnh xuống đất nhiều lần. Nó cũng được khử độc ở nanh, với niềm tin là để xác ướp con người chôn cùng không bị giết bởi nọc độc. Rắn hổ mang cũng là vật thiêng trong văn hóa Ai Cập. Biểu tượng Uraenus - "rắn hổ mang ngẩng đầu"- là biểu tượng vương quyền tối thượng. Nữ thần Meretseger mình người, đầu rắn hổ mang là người bảo vệ các lăng mộ hoàng gia, được thờ cúng trang trọng khắp Thung lũng các vị vua.
Từ trên xuống: xác ướp chim cắt lưng hung, mèo và rắn hổ mang - ảnh: NATURE
Xác ướp thứ 3 là một con chim cắt lưng hung, được ướp xác và chôn theo người chết như một thứ vàng mã, một đồ tùy táng. Con chim cắt này được bắt trong tự nhiên. Khi ướp, người ta dường như đã bẻ gãy mỏ và o ép nhiều phần cơ thể để tạo hình.
Xác ướp chim cắt lưng hung được "mổ xẻ" bằng micro-CT scan.
Theo nhà Ai Cập học Carolyn Graves-Brown, thành viên nhóm nghiên cứu, có thể có hàng chục triệu xác ướp động vật trong các mộ cổ Ai Cập. Rõ ràng, dù được "hưởng" nghi lễ ướp xác chỉ dành cho vua chúa trong thế giới con người, nhưng những động vật này đã bị đối xử tệ bạc và trải qua cái chết khủng khiếp trước khi biến thành vật thiêng trong mộ cổ.
Loạt ảnh mới nhất chụp sao Hỏa tiết lộ nhiều hố sâu bí ẩn Những hình ảnh sao Hỏa ấn tượng chụp bởi Vệ tinh Trinh sát Sao Hỏa (Mars Reconnaissance Orbiter - MRO) được NASA công bố kỷ niệm 15 năm ngày con tàu bắt đầu sứ mệnh. Theo CNET, năm 2014 MRO đã chụp được một vết lõm đường kính 30 m, được tạo ra bởi một thiên thạch lao vào Hỏa tinh. Bầu khí...