Bí ẩn sau những cánh cửa tí hon trong Điện Capitol
Bên trong Điện Capitol có những cánh cửa tí hon được đồn đoán là nơi ở của yêu tinh, nhưng thực chất không phải vậy.
Điện Capitol không chỉ là một địa danh chính trị mà còn là nơi khách du lịch có thể đến để tham quan. Đây là nơi phù hợp để tìm hiểu về lịch sử và kiến trúc Mỹ. Bên trong công trình nổi tiếng này có những cánh cửa tí hon rải rác khắp tòa nhà. Những cánh cửa này có nhiều màu sắc khác nhau, nằm ở các phòng và sảnh khác nhau. Điểm chung của chúng là rất nhỏ, người bình thường hoàn toàn không thể đi qua.
Khách du lịch, và cả nhân viên ở đây đều tò mò về những cánh cửa bí ẩn này. Có nhiều suy đoán cho rằng đằng sau những cánh cửa tí hon là nơi ở của các yêu tinh. Tuy nhiên, lời giải thích cho sự tồn tại của chúng bắt đầu từ một trận hỏa hoạn tại Điện Capitol vào đêm Giáng sinh năm 1851.
Nhiều đồn đoán cho rằng đằng sau cánh cửa là nơi ở của các yêu tinh, thần lùn.
Vào thời điểm đó, Thư viện Quốc hội được đặt bên trong Điện Capitol. Người bảo vệ John Jones đi dạo ngoài vườn và nhìn thấy ánh sáng lập loè qua cửa sổ thư viện. Jones không có chìa khóa vào phòng, vì vậy anh ta buộc phải phá cửa. Khi vào bên trong, anh phát hiện ra một đám cháy nhỏ. Trong tòa nhà không có sẵn nước nên Jones phải chạy xuống tầng dưới để tìm kiếm. Lúc anh ta quay lại, ngọn lửa đã lan ra khắp hai tầng thư viện.
Bảy trạm cứu hỏa đã được huy động đến. Lực lượng cứu hỏa miệt mài cả đêm đến sáng để dập tắt ngọn lửa. Vụ cháy đã làm hỏng 2/3 bộ sưu tập cá nhân và hơn 35.000 tài liệu vô giá của cố tổng thống Thomas Jefferson. Bản thảo, bản đồ và nhiều tác phẩm nghệ thuật khác đã bị ngọn lửa thiêu rụi. Nguyên nhân vụ cháy được xác định là một tia lửa từ lò sưởi của căn phòng bên dưới thư viện.
Du khách có thể nhìn thấy các cánh cửa cao chưa đến 1 m trong Điện Capitol.
Trong quá trình điều tra, Jones cho rằng đám cháy có thể dễ dàng dập tắt nếu có nước gần đó. Nỗi lo về nguy cơ hoả hoạn trong tương lai đã thúc đẩy Quốc hội tài trợ một nguồn cung cấp nước bên trong tòa nhà.
Video đang HOT
Đại úy Montgomery C. Meigs của Công binh Lục quân Mỹ được giao quản lý dự án này. Meigs có một sự nghiệp vang danh khi từng tham gia xây dựng nhiều địa danh của tại thủ đô, từ Nghĩa trang Quốc gia Arlington, phần mở rộng cho đến mái vòm của Điện Capitol. Có lẽ thành tựu lớn nhất của ông là cầu dẫn nước Washington. Hệ thống công phu này đưa nước ngọt từ sông Potomac tại thác Great vào thành phố và chảy vào các đường ống được ẩn đi khéo léo trong Điện Capitol.
Những cánh cửa nhỏ này và nguồn nước mà chúng đặt, được tìm thấy ở một số nơi trong Tòa nhà Capitol, là đa năng. Họ sẵn sàng cung cấp nước để ngăn chặn mọi đám cháy trong tương lai lan rộng, nhưng họ cũng đảm bảo bùn bám từ những con đường đất và lối đi bộ của Washington có thể dễ dàng được làm sạch khỏi các tầng của Điện Capitol. Đó là lý do tại sao các cánh cửa chỉ cao khoảng 30 inch: chúng che giấu các tủ quần áo thấp, nông, nơi công nhân đổ đầy các thùng nước để lau sàn nhà.
Và những cánh cửa tí hon xuất hiện để che giấu các vòi nước đa năng mới được lắp đặt. Chúng luôn sẵn sàng cung cấp đủ nước để dập mọi vụ hoả hoạn trong tương lai, ngăn ngọn lửa lan rộng. Không chỉ vậy, khoảng trống sau cánh cửa còn là nơi để nhân viên vệ sinh lấy nước vào xô khi lau dọn Điện Capitol vào thời ấy.
Bên trong các cánh cửa này là vòi nước, dùng để đảm bảo an toàn cháy nổ và giữ vệ sinh cho Điện Capitol.
Hệ thống dẫn nước của Meigs được nâng cấp nhiều lần, nhưng ngày nay vẫn dẫn nước vào thành phố. Còn Điện Capitol cũng qua nhiều lần cải tạo, bao gồm lắp các thiết bị cấp nước dễ tiếp cận hơn và hệ thống dập lửa hiện đại. Mặc dù những cánh cửa tí hon không còn cần thiết cho mục đích ban đầu, chúng vẫn là một phần của Điện Capitol khiến du khách dừng lại giữa chuyến tham quan và tưởng tượng xem những gì có thể ẩn giấu đằng sau.
Bí ẩn về đền đôi tọa trên đỉnh núi dựng đứng
Đến nay, đáp án cho câu hỏi làm thế nào để xây được hai ngôi đền trên chóp đá cheo leo vẫn còn bỏ ngỏ.
Nằm trên Phạm Tịnh Sơn (Fanjingshan) tỉnh Quý Châu, Trung Quốc là hai ngôi đền nhỏ được xây dựng trên đỉnh một chóp đá chẻ đôi. Chóp đá chẻ tự nhiên này có tên gọi là Hồng Vân Kim Đỉnh (nghĩa là đỉnh núi vàng mây đỏ).
Hai ngôi đền Phật giáo đã nằm ở đó hơn 500 năm, từ thời nhà Minh, nối với nhau bằng một cây cầu hình vòm qua hẻm Kiếm Vàng, xung quanh là thiên nhiên hùng vĩ. Ảnh: Costfoto/Barcroft Media
Ngôi đền nằm về phía nam thờ Phật Thích Ca Mâu Ni - tượng trưng cho hiện tại, ngôi đền còn lại ở phía bắc thờ Phật Di Lặc, đại diện cho tương lai. Ảnh: Costfoto/Barcroft Media
Điều khiến đền đôi nổi tiếng và trở thành điểm hành hương hút khách bậc nhất chính là bí mật về quá trình xây dựng. Đến nay chưa có tài liệu nào ghi chép rõ ràng về cách vận chuyển vật liệu lên núi đá dựng đứng này. Ảnh: Costfoto/Barcroft Media
Quần thể tâm linh trên dãy núi bên dưới đỉnh Phạm Tịnh. Ngày nay, đền đôi được trùng tu, gia cố bằng các vật liệu chắc chắn hơn để chống lại sức gió mạnh, môi trường khắc nghiệt trên cao. Tuy nhiên, công trình mà du khách thấy ngày nay vẫn giữ nguyên kiến trúc ban đầu. Ảnh: VCG
Để đến được chốn thiên đường này, trước tiên du khách phải leo hơn 8.000 bậc thang để đến ngôi đền ở phía nam, sau đó đi bộ qua cầu để tới thăm công trình còn lại ở phía bắc - như hành trình từ hiện tại tới tương lai. Ảnh: Keitma/Shutterstock
Khi leo lên hàng nghìn bậc theo các vách đá, du khách có thể chiêm ngưỡng những dòng chữ cổ có từ triều nhà Minh - Thanh, chứng minh đây là điểm hành hương linh thiêng từ rất lâu. Ảnh: VCG
Khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến địa điểm kỳ diệu này để tận hưởng khung cảnh tuyệt đẹp của khu bảo tồn Thiên nhiên Quốc gia Fanjingshan. Nơi đây là nhà của hơn 2.000 loài thực vật và hàng trăm động vật quý hiếm. Ảnh: VCG
Hàng trăm triệu năm trước, núi Phạm Tịnh từ từ nhô lên khỏi đáy đại dương. Những cảnh quan tuyệt đẹp như vách đá dốc đứng, thung lũng sâu và thác nước hình thành từ 1 đến 1,4 tỷ năm trước còn tồn tại nguyên vẹn đến nay. Toàn bộ dãy núi Phạm Tịnh là một trong năm ngọn núi thiêng trong Phật giáo, được người dân Trung Quốc coi là bồ đề của Phật Di Lặc. Nhiều tài liệu lịch sử cho thấy núi là nơi có nhiều chùa Phật giáo xây từ thời cổ đại. Tuy nhiên, phần lớn đều bị phá hủy trong thế kỷ 16, ngày nay còn lại ít nhất 50 ngôi chùa. Ảnh: Clkraus/Shutterstock
Khu thắng cảnh Phạm Tịnh Sơn
Vé vào cửa: 14.5 USD. Combo vé 42.2 USD gồm vé vào cửa, tham quan và cáp treo khứ hồi.
Để hòa mình vào thiên nhiên, khách du lịch có thể leo lên đỉnh núi Phạm Tịnh. Hành trình này mất khoảng 4 giờ, với rất nhiều cửa hàng tiện lợi để nghỉ ngơi dọc đường. Nếu không, bạn có thể đi cáp treo khoảng 30 phút để ngắm cảnh núi rừng. Vé cáp treo một chiều là 13 USD, và 23.3 USD khứ hồi.
Lưu ý, mặc quần áo ấm và mang theo áo mưa vì thời tiết trên núi rất khó đoán.
Bạn có thể bắt xe buýt đưa đón đến núi Phạm Tịnh từ ga tàu Nam Đồng Nhân hoặc sân bay Phượng Hoàng Đồng Nhân ở thành phố Đồng Nhân, tỉnh Quý Châu. Xe buýt khởi hành từ ga tàu lúc 10h50 sáng và thời gian khởi hành từ sân bay tùy thuộc vào lịch trình chuyến bay.
Cuộc truy tìm người phụ nữ bí ẩn du lịch châu Âu Cuộn film ghi lại khoảnh khắc riêng tư đến mức nhà sưu tập máy ảnh William Fagan cảm thấy mình đang nhìn trộm vào ký ức của một ai đó. Trong gần 70 năm, một cuộn film dở dang ghi lại chuyến dạo chơi của một cặp vợ chồng ở Thụy Sĩ và Italy cất trong một thùng đựng bằng đồng đã bị...