Bí ẩn những vùng đất sinh đôi
Trên thế giới, có nhiều vùng đất người dân ở đó có thể sinh đôi. ‘Đặc ân’ này đã đem lại niềm vui cho những người dân và tạo thú vị, tò mò cho nhà khoa học cũng như những du khách tìm tới vùng đất ‘đệ nhất song sinh’ khám phá sự bí ẩn.
Những “đặc ân” vô giá
Nhiều năm nay có một ấp nhỏ ở Đồng Tháp hầu hết phụ nữ khi có bầu đều sinh đôi. Thậm chí có những người muốn được sinh đôi đã đến ấp này xin ở nhờ. Ấp đặc biệt này ấp Phước Khánh (xã Phước Hưng, huyện An Phú, An Giang).
Bà Trần Thị Lan, người đầu tiên trong ấp sinh đôi cho biết: “Không nhớ rõ ràng nữa nhưng lâu lắm rồi. Phải đến hơn nửa thế kỷ. Ngày đó tôi mang bầu 9 tháng rưỡi mới hạ sinh. Ngày sinh phải đưa đi bệnh xá mổ một lúc ra hai đứa trẻ luôn. Đứa nào cũng bụ bẫm và rất khỏe mạnh. Hàng xóm thấy hiếu kỳ nên đến vây kín cả ngôi nhà để thăm hỏi và xem mặt hai đứa bé”.
Sau ca sinh đôi của bà Lan, nhiều cặp vợ chồng khác ở ấp Phước Khánh cứ có bầu là sinh đôi. Trước kia vào những năm 1980 khi chưa có hiện tượng sinh đôi, đa số người dân ấp Phước Khánh chủ yếu đều dùng nước múc từ sông suối, ao hồ để sử dụng. Thế nhưng từ năm 1990 trở lại đây người ta bắt đầu sử dụng hoàn toàn nước sinh hoạt từ những chiếc giếng tự đào. Mọi điều kỳ diệu cũng bắt đầu từ đó.
Bà Lan cho rằng: “Trong xã này chỉ duy nhất có mình ấp này là nước giếng không hề có vị mặn hay lợ như nơi khác. Giếng chỉ cần đào sâu xuống chừng 5m là có nguồn nước trong vắt và tuôn chảy quanh năm. Đặc biệt hơn nữa, nhiều người dân ở đây chỉ thích để nguyên nước lạnh vừa múc từ giếng lên uống và như thế sẽ có cảm giác mát và ngọt hơn. Bao nhiêu năm vẫn thế, chẳng xảy ra ngộ độc hay nguy hại sức khỏe gì cả. Đặc biệt nước vào những ngày trời lạnh thì lại nóng ấm lên một cách khác thường”.
Họ nghiệm ra rằng nguồn nước cũng như điều kiện thời tiết đặc biệt ở đây đã ban cho con người “đặc ân” đó. Tuy nhiên, đó mới chỉ là suy đoán của người dân chứ chưa có chứng cứ khoa học khẳng định điều này…
Một trong những cặp sinh đôi ở Phước Khánh.
Trong nhiều năm, biết bao cặp sinh đôi đã được ra đời ở thị trấn Cândido Godói nhỏ ở miền nam Brazil khiến dân sinh tự hỏi liệu có điều bí ẩn gì ở vùng đất này. Tại Brazil hiện diện 1 vùng đất tên là Cândido Godói – nơi ngụ cư của các cặp sinh đôi. Ước tính, cứ 80 gia đình thì sẽ được hơn 1/2 trong số đó là anh, chị em sinh đôi. Đã có nhiều giả thuyết khác nhau được mang ra để lý giải cho hiện tượng lạ kỳ này nhưng phần lớn nghĩ rằng chính bác sĩ “tử thần” Josef Mengele là người đã khiến phụ nữ ở nơi đây có khả năng thụ thai đôi hoặc đa thai.
Josef Mengele là người của Đức quốc xã. Y là bác sỹ tại trại tập trung Auschwitz – Ba Lan từ năm 1943 tới khi phải bỏ chạy để né đối mặt với cuộc tấn công của Hồng quân. Với mục đích tạo nên một giống người thượng đẳng theo yêu cầu của Hittler, Josef Mengele đã tiến hành các cuộc thử nghiệm để tìm ra cách thức nhằm tăng nhanh dân số của chủng người Aryan bằng phương pháp cho sinh ra những cặp song sinh cùng gen.
Thị trấn Igbo-Ora nằm ở phía đông nam Nigeria. Đây là một thị trấn nông nghiệp, nơi sinh sống của người Yoruba. Tại đây, cứ 1.000 dân sẽ có 45 – 50 cặp sinh đôi, tương đương 10% dân số là anh em sinh đôi. Đây cũng là lý do thị trấn Igbo-Ora được mệnh danh là “thủ đô sinh đôi” của thế giới.
Do nguồn nước hay do di truyền?
Ngôi làng Velikaya Kopanya ở Ukraine còn được biết đến với tên gọi “Vùng đất của những cặp sinh đôi” vì tại ngôi làng chưa đến 4.000 dân này lại có đến 61 cặp sinh đôi. Theo Ủy viên Hội đồng địa phương Maryana Savka, sự “bùng nổ” của các cặp sinh đôi tại ngôi làng Valikaya Kopanya bắt đầu từ cuối năm 2004 khi từ đó đến nay, cứ mỗi năm lại có thêm 2 hoặc 3 cặp sinh đôi được chào đời, nâng tổng số các cặp sinh đôi tại ngôi làng này lên con số 61 và nhiều khả năng sẽ còn tăng trong thời gian tới.
Người dân địa phương tin rằng có điều gì đó ở bên trong nguồn nước với tính chất đặc biệt giúp tăng khả năng sinh sản và tỷ lệ sinh đôi. Từng có câu chuyện đồn đại rằng một người phụ nữ ở cách ngôi làng hàng trăm dặm, sau thời gian dài không có con, đã tìm đến và uống nước ở ngôi làng này, lập tức sau đó cô đã mang thai và sinh ra một cặp sinh đôi.
Điều này khiến ngôi làng Valikaya Kopanya trở nên nổi tiếng và nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn đã tìm tới đây để xin nguồn nước uống. Tuy nhiên trên thực tế, các nhà khoa học Ukraine đã nghiên cứu cẩn thận nguồn nước tại ngôi làng và không phát hiện được điều gì đặc biệt trong nguồn nước, ngoại trừ việc nguồn nước rất sạch.
Với 61 cặp song sinh, ngôi làng Velikaya Kopanya được ghi nhận là ngôi làng có số cặp song sinh nhiều nhất tại Ukraine và được ghi vào sách kỷ lục của quốc gia này. Ngôi làng này hy vọng sẽ sớm được xuất hiện trong sách Kỷ lục Guinness thế giới với danh hiệu “Ngôi làng có số cặp song sinh nhiều nhất thế giới”.
Được mệnh danh là “thị trấn sinh đôi”, Buzim nằm ở phía tây bắc Bosnia. Thị trấn có 20.000 dân và có khoảng 200 cặp sinh đôi. Người dân Buzim đã dựa hơi tỉ lệ sinh đôi khác thường để biến thị trấn thành điểm du lịch. Hiện tượng sinh đôi tại Buzim được phát hiện bởi ông Nedzib Vucelji khi vợ ông sinh đôi. Trong suốt những năm 1992 – 1995, ông Vucelji quan sát và phát hiện có 21 cặp sinh đôi được sinh ra trong cùng thời kỳ này. Cho đến nay, ông Vucelji đã xác định được ít nhất 200 cặp sinh đôi trong thị trấn.
Làng Kodinhi thuộc bang Kerala, phía đông Ấn Độ. Nơi đây có khoảng 2.000 gia đình nhưng có đến 250 cặp sinh đôi đã được đăng ký chính thức. Riêng năm 2008, đã có 15 cặp sinh đôi được sinh ra trong tổng số 300 trẻ em chào đời. Trong 5 năm qua, từ năm 2009, đã có 60 cặp sinh đôi chào đời. Điều đáng nói, Ấn Độ là một trong những nước có tỉ lệ sinh đôi thấp nhất thế giới, vì thế, trường hợp của làng Kodinhi là rất đặc biệt.
Các cặp song sinh ở làng Kodinhi.
Trong vòng 50 năm qua, ngôi làng này đã sản sinh ra 98 cặp song sinh – tỉ lệ cao nhất trước nay ở Trung Quốc. Tỉ lệ song sinh trên thế giới chỉ vào khoảng 1% đến 2%, nhưng ở làng Lạc Sơn, tỉnh Hồ Nam thì tỉ lệ này lại tới mức 5%. Không chỉ những cư dân sinh sống ở đây lâu năm mới có con sinh đôi, ngay cả 20 hộ dân mới chuyển đến cũng có 20 cặp sinh đôi.
Điều kì lạ này khiến các nhà khoa học Trung Quốc một phen vất vả nghiên cứu. Độ tuổi trung bình của những cặp song sinh ở đây là từ 5 – 30, cặp già nhất là 54 tuổi, còn nhiều cặp song sinh mới chỉ được vài tháng tuổi. Trong khi giới khoa học chưa tìm ra lời giải đáp thuyết phục, báo chí Trung Quốc gọi nơi này là “Trung Quốc đệ nhất song sinh thôn”.
Lạc Sơn là ngôi làng rộng chưa tới 2km2 nằm trên núi cao 1.700m so với mực nước biển, ba mặt dựa vào núi. Điều lạ là nếu nhìn từ xa, dãy núi này có hai ngọn cao nhất nhô lên dường như cũng… song sinh. Những gia đình sống giữa hai ngọn núi này cũng có tỉ lệ sinh đôi cao nhất ở Lạc Sơn.
Một ngôi làng hẻo lánh ở Trung Quốc đã trở nên nổi tiếng nhờ có nhiều cặp song sinh một cách bí ẩn. Đó là ngôi làng hẻo lánh Qingyuan tại thành phố Trùng Khánh ở Trung Quốc chỉ có 367 hộ dân nhưng có tới 39 cặp song sinh. Mỗi lớp tại trường tiểu học của làng này đều có ít nhất một cặp sinh đôi theo học.
Đã có nhiều nghiên cứu nhằm tìm ra nguồn gốc tỉ lệ sinh đôi cao đột biến tại Igbo-Ora. Các nhà khoa học cho rằng, chủ yếu tỉ lệ sinh đôi ở đây cao là do di truyền. Ngoài ra, cũng có nghiên cứu cho thấy, khoai lang tại Igbo-Ora có chứa chất hóa học có thể kích thích buồng trứng dễ sinh đôi hơn. Nhưng dù thế nào, điều đó cũng không quan trọng. Người dân Igbo-Ora luôn muốn sinh nhiều con.
Mặc Giang (Trung Quốc) trở nên đặc biệt vì có tỷ lệ sinh đôi cao hơn 25% so với mức trung bình của thế giới. Ở đây có cặp giếng cổ nổi tiếng nắm giữ bí mật về các cặp sinh đôi… Tương truyền rằng nếu gia đình nào uống nước từ hai giếng cổ thì gia đình đó sẽ có nhiều con sinh đôi.
Khi chính sách một con kéo dài suốt 3 thập kỷ qua ở Trung Quốc thì việc các gia đình có con sinh đôi có vị thế xã hội cao hơn được xem trọng. Vì thế, mặc dù nằm trong khu vực ít người biết đến ở phía Tây Nam Trung Quốc, Mặc Giang trở nên nổi tiếng khi đón nhận nhiều người về đây mong xin được nước giếng cổ để uống với khao khát sinh nhiều cặp song sinh hơn. Ngoài ra, Mặc Giang đã tận dụng đặc điểm kỳ lạ này để khai thác du lịch, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương.
…Dù có hàng trăm nhà khoa học đến nghiên cứu thổ ngưỡng, nguồn nước, khí hậu và nghiên cứu gen ở những người dân tại các thôn “đệ nhất song sinh” mà vẫn chưa tìm được câu trả lời khoa học xác đáng. Đó cũng chính là sự bí ẩn lớn của nhân loại và cũng là nơi các du khách tìm về tham quan, khám phá vùng đất có nhiều “lộc trời” này.
Top 10 bí ẩn khoa học "gợi mở" sự thật khủng khiếp cho nhân loại
Sự phát hiện ra móng vuốt của loài chim moa tưởng chừng như đã tuyệt chủng hay nguồn gốc 'vùng đất của người chết' ở Pakistan đến nay vẫn là bí ẩn khoa học chưa thể lý giải làm đau đầu các nhà nghiên cứu.
Loài chim Moa không biết bay từng sống ở New Zealand, được cho là đã tuyệt chủng vào khoảng năm 1500. Thế nhưng trong một cuộc thám hiểm vào thế kỷ XX, các nhà khoa học lại tình cờ phát hiện ra móng vuốt rất lớn từ loài chim này được bảo tồn tốt đến mức khó tin trong nhiều thế kỷ.
Khu phức hợp đền thờ Saksaywaman, ở Peru là một trong những bí ẩn mà cho đến giờ các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích và cũng không ai biết nó được xây dựng ra sao. Công trình kiến trúc này hoàn hảo tới mức chúng được hoàn thành mà không cần sử dụng một giọt vữa nào, đến mức không thể đưa được bất cứ vật gì vào khe giữa hai trong số những tảng đá.
Cổng mặt trời được tìm thấy ở Tiwanaku - một thành phố cổ kính và bí ẩn ở Bolivia. Một số nhà khảo cổ học tin rằng đó là trung tâm của một đế chế khổng lồ từng tồn tại trong thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên và không ai biết gì về ý nghĩa của các hình chạm khắc trên đó.
Hang Longyou ở Trung Quốc bằng sa thạch được tạo ra bởi bàn tay con người. Tuy nhiên, không có một chút tin tức nào đề cập đến các hang động này, hoặc các phương pháp được sử dụng để xây dựng chúng, ở bất cứ nơi nào trong các ghi chép lịch sử.
Người Ai Cập cổ đại thường đặt một cặp obelisk khổng lồ (bút đá tháp) tại lối vào các đền thờ linh thiêng. Có rất nhiều thắc mác về việc sau khi tạo hình xong thì tới việc di chuyển, làm sao họ có thể di chuyển một cây cột nặng 100 tấn từ mỏ đá đến địa điểm cần thiết.
Hiện vẫn còn nhiều tranh luận về việc công trình dưới nước khổng lồ này là tác phẩm của con người hay của tự nhiên. Công trình này nằm ở ngoài khơi bờ biển Yonaguni, Nhật Bản
Tảng đá nơi mà nó được chạm khắc đã chìm dưới nước khoảng 10.000 năm trước - rất lâu trước cả khi các kim tự tháp Ai Cập được dựng lên. Một số nhà khảo cổ học tin rằng trong thời kỳ nguyên thủy này, con người vẫn chui rúc trong các hang động và họ chắc hẳn khó mà xây dựng được công trình thế này.
Sự sụp đổ của thành phố Mohenjo-daro (Vùng đất của người chết), ở Pakistan đến nay vẫn là một trong những bí ẩn khoa học chưa có lời lý giải làm đau đầu các nhà nghiên cứu. Câu hỏi đặt ra là thành phố vĩ đại này đã bị phá hủy như thế nào? Điều gì đã xảy ra với cư dân của nó?
Mạng lưới khổng lồ các đường hầm trong lòng đá này hoàn toàn do con người tạo ra, và có niên đại từ thời kỳ đồ đá. Câu hỏi vẫn chưa có lời giải là làm thế nào con người có thể xây dựng đưộc một hệ thống rộng lớn như vậy vào thời điểm đó.
Những tạo vật bằng đá bí ẩn này không chỉ hấp dẫn vì hình dạng hình cầu hoàn hảo của chúng, mà còn vì nguồn gốc và mục đích sử dụng chưa ai biết. Truyền thuyết địa phương cho rằng những quả cầu bí ẩn được phát hiện năm 1930 này chứa vàng bên trong, nhưng thực sự thì chúng trống rỗng.
Bản thảo chữ viết tay Voynich vẫn còn là một bí ẩn khoa học cho đến ngày nay với nhiều giả thuyết về ngôn ngữ được sử dụng. Trong năm 2014, hai nhóm nghiên cứu khác nhau đã cố gắng giải đáp bí ẩn này, tranh cãi liệu đó là một phương ngữ của người Mexico đã tuyệt chủng, hay một ngôn ngữ châu Á đã được mã hóa.
Những Câu Chuyện Bí Ẩn Về Du Hành Thời Gian. Nguồn: Youtube
Ai là người đã xây dựng vùng đất cổ xưa đầy bí ẩn này? Teotihuacan, một trong những thành phố lớn đầu tiên của Tây bán cầu, được xây dựng rất hoành tráng nhưng cho đến nay nguồn gốc của nó là một bí ẩn, là một câu hỏi khó cho các nhà khảo cổ học. Teotihuacan, nằm ở miền Trung Mexico, được xây dựng rất hoành tráng với hai kim tự tháp khổng lồ, một đại...