Bí ẩn những đám cưới chui trong đêm ở Ấn Độ
Đê cho con cai tao hôn, các gia đình Ấn Độ có nhiều cách lách luật như tổ chức đam cưới chui vào ban đêm, nói dối tuổi cô dâu, chú rể…
Đê cho con cai tao hôn, các gia đình Ấn Độ có nhiều cách lách luật như tổ chức đam cưới chui vào ban đêm, nói dối tuổi của cô dâu, chú rể…
Mùa cưới ở bang Rajasthan, bang có diện tích lớn nhất ở Ấn Độ thường rơi vào tháng 4 và tháng 5 với hàng nghìn đám cưới. Phần lớn các đám cưới chui này, cô dâu, chú rể vẫn còn ở tuổi vị thành niên.
“Hình ảnh các bậc cha mẹ giữ yên con cái họ ở trong lòng – những cô dâu, chú rể đôi khi chỉ mới 4, 5 tuổi – trong đám cưới không có gì xa lạ”, ông Prem Dabi, một chuyên gia chuyên nghiên cứu về tác động của tình trạng tảo hôn đối với xã hội Ấn Độ cho hay.
Luật Hôn nhân và Gia đình của Ấn Độ quy định, nữ dưới 18 tuổi và nam dưới 21 tuổi kết hôn là vi phạm pháp luật. Những người kết hôn dưới độ tuổi cho phép có thể bị phạt tù 2 năm và phạt tiền tới 200.000 rúp (hơn 3.200 USD).
Một cô dâu trẻ con 14 tuổi ở Ấn Độ đang bồng đứa con 4 tháng tuổi của em.
Tuy nhiên, theo ước tính của UNICEF, năm 2014, 47% các thiếu nữ Ấn Độ kết hôn trước khi họ bước sang tuổi 18. Việc tảo hôn phổ biến nhất ở các vùng nông thôn.
Và để lách luật, các gia đình thường bí mật tổ chức cưới xin. Thậm chí, nhiều nhà chọn cách tổ chức cưới vào đêm hôm khuya khoắt để tránh bị người ngoài dòm ngó hoặc chính quyền phát hiện.
Người lạ không bao giờ được cho phép vào dự các đám cưới này. Hôn lễ chỉ diễn ra dưới sự chứng kiến của những người thân của hai bên gia đình nhà trai và nhà gái.
Tuy nhiên, gia đình chú rể Rajma Patel là một ngoại lệ khi họ cho phép phóng viên của hãng tin CBN News của Mỹ tham dự đám cưới của con trai họ vào đêm trước khi hôn lễ diễn ra.
“Tôi sẽ trở thành một người đàn ông thực thụ vào ngày mai”, chú rể Patel cười bẽn lẽn nói với phóng viên hãng tin CBN News.
Video đang HOT
Cha mẹ của Patel cho biết, con trai họ năm nay 21 tuổi. Tuy nhiên, theo tiết lộ của nhóm bạn thân của chú rể, Patel mới chỉ 10 tuổi. Gương mặt trẻ thơ non nớt của chú rể Patel được che giấu dưới lớp trang điểm theo truyền thống ở địa phương. Bộ trang phục chú rể truyền thống cũng khiến chú rể trẻ con Patel trông có phần “già dặn” hơn tuổi thật.
Đêm trước khi hôn lễ diễn ra, gia đình chú rể tổ chức tiệc rượu và mời người thân đến chia vui. Mọi người uống rượu và nhảy múa chúc mừng gia đình chú rể. Cô dâu của Patel nhỏ tuổi hơn chú rể, chỉ khoảng 8 hoặc 9 tuổi.
“Các bậc cha mẹ luôn nói dối về tuổi của con cái họ. Các gia đình đều biết rằng, tổ chức đám cưới cho con cái khi chúng còn ở tuổi vị thành niên là vi phạm luật pháp. Tuy nhiên, do hủ tục và những lý do liên quan đến kinh tế, các gia đình vẫn dựng vợ gả chồng cho con khi chúng còn bé”, chuyên gia chuyên nghiên cứu về tác động của tình trạng tảo hôn đối với xã hội Ấn Độ tên là Dabi nhấn mạnh.
Theo ông Dabi, phần lớn người dân ở các vùng nông thôn ở Ấn Độ rất nghèo, chỉ có thu nhập khoảng 1 USD/ngày. Do đó, càng gả chồng sớm cho con gái, gia đình càng đỡ được một miệng ăn.
Trong khi đó, theo mục sư Dinesh Shur ở bang Rajasthan – bang có diện tích lớn nhất ở Ấn Độ, các cô con gái từ lâu bị xem là gánh nặng trong gia đình, do đó, các bậc cha mẹ thường không muốn giữ “của nợ” ở nhà lâu năm.
Các cô dâu trẻ con ở Ấn Độ đều chưa chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để lấy chồng cũng như cuộc sống hôn nhân.
“Các cô con gái từ lâu bị xem là của nợ và gánh nặng. Theo truyền thống, gia đình của các cô gái sẽ phải tích lũy của hồi môn cho con gái đi lấy chồng. Con gái càng lấy chồng muộn, gia đình các cô dâu càng tốn kém trong khoản mua sắm của hồi môn. Do đó, các bậc cha mẹ, đặc biệt là ở vùng nông thôn nghèo khó của Ấn Độ luôn tìm cách gả chồng cho con gái càng sớm càng tốt”, mục sư Dinesh Shur ở Rajasthan chia sẻ.
Ngoài ra, các cô con gái cũng bị xem như “quả bom” trong nhà, có thể yêu đương sớm và quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên rồi mang thai, bôi nhọ danh dự gia đình.
Phóng viên của hãng tin CBN News cũng được cho phép tham dự đám cưới của cô dâu Veena ở Rajasthan, một trong những đám cưới hiếm hoi được tổ chức vào ban ngày.
Bố mẹ của cô dâu cho biết, Veena vừa tròn 18 tuổi. Tuy nhiên, trông Veena mới chỉ 7 hoặc 8 tuổi.
“Chúng tôi đã chuẩn bị đám cưới gần một năm nay. Tôi đã mời cả làng đến chia vui”, cha của cô dâu Veena trả lời phỏng vấn hãng tin CBN News.
Trong lúc đó, cô dâu Veena lại đang thổn thức. Nước mắt của cô dâu tuôn rơi không ngừng khi người ta đang trang điểm và đeo đồ trang sức cho em.
Mọi người trong gia đình cố gắng an ủi, vỗ về Veena. Khi phóng viên CBN News hỏi vì sao em khóc, cô bé từ chối trả lời.
Tuy nhiên, dì của Veena là cô Jeetha cho hay: “Con bé chưa chuẩn bị tinh thần để trở thành một người vợ cũng như cuộc sống mới ở nhà chồng. Việc này khiến con bé cảm thấy áp lực. Có lẽ con bé sợ hãi. Nhưng con bé sẽ ổn cả. Tôi cũng đã từng kết hôn khi còn rất trẻ”.
Theo Phương Đăng/Dân Việt
Bà mẹ không tay dùng đôi chân tật nguyền chăm con
Đôi chân khéo léo của cô không chỉ có thể ôm con, cho con ăn mà còn đan lát, thêu thùa quần áo cho con.
Chị Mã năm nay 26 tuổi, là người tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Bẩm sinh chị đã bị dị tật khiến cơ thể chị không có bàn tay, đôi chân cũng không được lành lặn như người bình thường. Nhưng điều này cũng không thể ngăn cản chị trở thành một người mẹ tốt tự mình chăm sóc chu đáo cho con.
Chị Mã và con trai.
Vì bẩm sinh không có tay, từ nhỏ chị Mã đã tự tập luyện cách sử dụng thành thạo đôi chân tật nguyền của mình để tự lo cho cuộc sống của bản thân. Năm ngoái, người phụ nữ kiên cường này được làm mẹ.
Do chồng đi làm thuê ở xa nên trách nhiệm chăm sóc em bé rơi hết lên vai chị. Một lần nữa, chị lại phải luyện tập đôi chân của mình để có thể chăm sóc cho em bé. Hiện em bé nhà chị đã 7 tháng tuổi, rất khỏe mạnh và đáng yêu.
Với một người phụ nữ bình thường, một mình phải làm tất cả các công việc nhà từ may vá thêu thùa đến dọn dẹp, nấu nướng rồi chăm sóc em bé đã là chuyện rất khó khăn. Với chị Mã, một người không tay, chân lại tật nguyền thì càng khó khăn gấp bội. Thế nhưng, chị Mã vẫn kiên cường làm tròn trách nhiệm của một người vợ hiền mẹ đảm, thậm chí còn khéo léo hơn nhiều người lành lặn khác.
Chị Mã kể lại, chị bẩm sinh đã không có tay, sau đó lại mắc bệnh nặng khiến hai chân co quắp, ban đầu còn không duỗi ra được. Ngày đó nhà chị rất nghèo nên không có tiền chạy chữa cho con nên bố mẹ chị đành chấp nhận để đôi chân của chị biến dạng thành như bây giờ.
Khi đó, chân của chị co quắp đến mức không thể tự di chuyển được, lại không có tay, mọi người đều cho rằng cuộc sống của chị sẽ không có tương lai. Nhưng chị Mã dù còn nhỏ tuổi nhưng khát vọng sống lại rất lớn. Chị ngày ngày cố gắng luyện tập đôi chân bại liệt của mình, từng chút từng chút một.
Năm tuổi, chị bắt đầu tự đi lại được. Đến sáu, bảy tuổi, chị đã bắt đầu dùng chân học làm một số công việc nhà đơn giản. Nhờ sự kiên cường và nỗ lực không ngừng nghỉ, đôi chân của chị ngày càng linh hoạt, khéo léo. Tám tuổi chị đã biết nấu cơm và cho em ăn.
Ngoài việc dùng chân làm việc nhà, chị còn học cách dùng chân tập xe chỉ luồn kim, khâu vá quần áo, rồi thêu thùa để kiếm thêm thu nhập, tự nuôi sống bản thân. Nói thì đơn giản, nhưng đó là cả một quá trình đầy gian nan, vất vả mà không phải ai cũng có thể làm được. Dù thân thể tật nguyền nhưng chị Mã vẫn nuôi trong mình khát khao cháy bỏng là được làm vợ, làm mẹ như bao người bình thường khác. Do điều kiện kinh tế gia đình không cho phép nên chị cũng không thể trở thành một bà mẹ đơn thân.
May mắn, chị gặp được người chồng hiện tại. Anh thương chị ở cái nết chăm chỉ hiền lành, thương sự kiên cường, mạnh mẽ của chị nên đã ngỏ lời muốn cưới chị làm vợ. Hạnh phúc càng trọn vẹn hơn khi hai người có với nhau 1 cậu con trai. Dù rất thương vợ nhưng chồng chị Mã phải đi làm thuê ở xa nên không thể ở bên chăm lo cho vợ con. Chị Mã không chỉ tự mình chăm sóc rất tốt cho bản thân mà còn nuôi dạy con lớn khỏe mỗi ngày.
Chị Mã ôm con, thay tã, tắm rửa, giặt giũ và cho con ăn bằng chính đôi chân của mình. Thậm chí, chị còn tự thêu gối, làm đồ chơi cho con. Ban đầu, động tác chăm con của chị còn vụng về, lóng ngóng, người nhà rất lo lắng chị có thể "xảy chân" làm tổn thương con. Nhưng chị Mã kiên quyết muốn tự mình chăm sóc cho con, và tình yêu thương của người mẹ đã giúp chị Mã làm tốt mọi việc. Bây giờ, con chị Mã đã được 7 tháng, bé rất khỏe mạnh và đáng yêu.
Chị Mã chia sẻ: "Người bình thường có thể làm mẹ thì người tàn tật cũng có thể làm mẹ. Người ta dùng tay ôm con thì tôi dùng chân. Cách thức thể hiện có thể khác nhau nhưng tình yêu thương của tôi dành cho con cũng không hề thua kém những bà mẹ bình thường khác."
Theo_Eva
Nữ du khách Việt bị cướp tấn công dã man ở Brazil Nữ du khách Việt Nam Trần Vũ Hà, 39 tuổi đi du lịch Brazil bị ba tên cướp tuổi vị thành niên tấn công bằng dao phải nhập viện Theo tin tức nhật báo Globo, vụ tấn công xảy ra vào ngày 17-5. Khi đó nữ du khách Việt Nam Trần Vũ Hà, 39 tuổi, đang đi dạo ở trung tâm Rio cùng...