Bí ẩn những cái chân người treo gác bếp trên cao nguyên đá (Kỳ 1)
Chị Dính cầm mẩu xương nhấc cái chân của anh chồng lên cho tôi xem, rồi thả bịch xuống đất.
Chị Dính lấy chân sấy trên gác bếp xuống cho PV xem
Có một câu chuyện rợn tóc gáy ở cao nguyên đá Hà Giang, ấy là chuyện đồng bào nơi đây có tục treo bộ phận lên gác bếp để sấy khô.
Trong quá trình tìm hiểu về tình trạng bom mìn sót lại, gây sát thương người và súc vật ở vùng biên ải Hà Giang, tôi được một đồng chí cán bộ biên phòng kể một câu chuyện rất lạ, ấy là đồng bào H’Mông ở vùng biên giới có tục sấy bộ phận cơ thể bị cắt bỏ bằng cách treo trên gác bếp.
Đồng nghiệp của tôi từng lặn lội trong rừng sâu ở Indonesia, thăm bộ tộc ít người vẫn sống như thời thời nguyên thủy, được tận mắt chuyện người ta đem xác ông tộc trưởng sấy trên gác bếp. Những cái xác ấy đã có tuổi vài trăm năm. Thi thoảng con cháu lại lôi từ gác bếp xuống chiêm ngưỡng tộc trưởng!
Chuyện ấy có lẽ chỉ có ở một vùng đất nào đó, quá xa xôi, quá lạc hậu, quá nguyên sơ, chứ tôi chẳng thể nghĩ rằng, ở đất nước mình lại có câu chuyện quá kỳ lạ như thế.
Chuyện đồng bào làm món thịt treo gác bếp, rồi thịt hun khói làm đồ ăn đã thành đặc sản thì không nói làm gì, nhưng sử dụng cách đó để giữ lại một phần cơ thể, thì lịch sử nước ta cũng chưa thấy nhắc đến.
Vậy nên, ngay khi nghe chuyện lạ lùng ấy, tôi đã nhằm bản Mã Hoàng Phìn mà đi, cho dù chưa biết người làm cái việc kỳ cục ấy là ai. Đứng ở ngã ba xã Minh Tân (Thanh Thủy) hỏi đường vào Mã Hoàng Phìn, anh chàng người Mông bảo: “Ừm, đi vào đó khó lắm, xa lắm”.
Video đang HOT
Đoạn đường leo núi đá hộc dốc ngược chỉ cỡ 40km, mà phải vật vã với chiếc xe máy, vừa đi vừa đẩy từ sớm đến đầu giờ chiều mới tới nơi. Đứng trên dãy Răng Cưa (đứng ở thành phố Hà Giang nhìn dãy núi như hình răng cưa) nhìn xuống đếm đủ 30 nóc nhà đồng bào Mông. Ngay chân núi, chỉ 15 phút cuốc bộ đã là bản làng của Trung Quốc.
Nhận được điện thoại của lãnh đạo Đồn biên phòng Thanh Thủy, ông Phào Sào Chỉn, Bí thư bản Mã Hoàng Phìn ngồi ở hội trường bản đợi nhà báo. Hỏi chuyện bom mìn vùng biên ải, bí thư Chỉn kéo tôi ra hiên hội trường, chỉ tay từng nóc nhà một rồi thống kê: “Nhà kia có thằng bị mìn nổ banh xác, nhà kia có thằng cụt chân, thằng kia bị múc mắt, thằng kia cụt tay… Nhiều lắm nhà báo à. Trâu bò vẫn bị mìn cưa cụt chân, dân bản làm thịt ăn suốt ấy mà!”.
Hỏi chuyện có một anh chàng của bản bị mìn cưa đứt chân, hiện đang sấy chân gác bếp, như lời cán bộ biên phòng kể, bí thư Chỉn gõ cốc cốc vào đầu nhưng nghĩ mãi không ra.
Bí thư Chỉn mới được tăng cường từ xã vào thôn để giải quyết tình trạng phá rừng nghiến bán sang Trung Quốc rất phức tạp, nên chưa nắm được cụ thể những chuyện xảy ra từ trước. Mà trung tâm xã, nơi bí thư Chỉn sống và làm việc, đến Mã Hoàng Phìn hơn 1 ngày cuốc bộ, nên chả mấy khi vào bản. Đường vào Mã Hoàng Phìn mới được mở năm nay, nhưng trời đẹp đi xe máy cũng mất nửa buổi. Mã Hoàng Phìn nằm giữa rừng nghiến, như một thế giới khác.
Trưởng bản Thào Mìn Hoa gỡ chân khỏi chiếc áo
Đang không biết tìm đâu ra cái anh chàng có hành động kỳ quặc như lời kể của đồng chí biên phòng, thì trưởng bản Vàng Seo Quả cắp gà đến. Quả khoe vừa ra biên giới mua được con gà Trung Quốc về làm thịt.
Tôi dành câu hỏi về cái chân treo gác bếp cho Vàng Seo Quả, thì Quả trả lời ngay: “Có chuyện này mà. Đó là cái chân của thằng Thào Mìn Hoa. Nó là bạn mình. Nó bị trúng mìn, mình còn đưa nó xuống bệnh viện cơ. Bác sĩ cưa đứt chân nó. Nó đòi cái chân ấy đem chân về treo ở gác bếp mấy năm nay rồi. Không biết nó còn giữ ở gác bếp nữa không, phải lên nhà nó hỏi mới biết”.
Có manh mối, tôi cùng Vàng Seo Quả vừa leo vừa bò lên tít tận một quả núi trong dãy Răng Cưa. Đứng ở hội trường bản, Quả chỉ nhà Hoa ở sau mỏm núi, sau rặng vầu, cỡ con dao quăng, mà đi đến mướt mát mồ hôi mới tới.
Thế nhưng, trong ngôi nhà ám muội bồ hóng, lên màu đen sì ấy chỉ có 2 người đàn bà, là chị Sùng Thị Dính, vợ của Thào Mìn Hoa và mẹ đẻ của Hoa. Hai người đàn bà không biết tiếng phổ thông, thấy người lạ thì xấu hổ, chui tọt vào buồng. Trưởng bản Quả phải gọi mãi mới chịu ra tiếp người lạ.
Chân của anh Thào Mìn Hoa
Theo chị Dính, chồng chị, Thào Mìn Hoa đã sang nhà bố vợ từ sáng sớm. Chỉ còn một chân, chống nạng tập tễnh, thế mà Hoa cuốc bộ cả ngày, vượt qua mấy dãy núi từ bản Mã Hoàng Phìn của huyện Thanh Thủy sang tận bản Lò Sín Toỏng của huyện Quản Bạ.
Sở dĩ Hoa sang nhà bố vợ, là vì 2 đứa con gửi ở bên đó. Nhà Hoa nghèo, bố chết sớm, bản thân lại thương tật, không có điều kiện nuôi 2 con, nên đành gửi chúng cho bố vợ. Vợ chồng Hoa cùng người mẹ đẻ sống ở Mã Hoàng Phìn, trồng cây ngô, gieo lúa nương kiếm miếng ăn.
Cuộc sống ở Mã Hoàng Phìn xa xôi, khốn khó. Núi đá một màu xám xịt. Làm lụng vất vả, mà vẫn phải ăn mèn mén (ngô xay) vài tháng.
Hỏi chuyện về chiếc chân khô của chồng, chị Sùng Thị Dính bảo đúng là có cái chân khô của chồng treo trên gác bếp, nhưng phải hỏi ý kiến chồng thì mới lấy xuống xem được.
Rồi chị Dính chạy ra góc vườn, chao điện thoại một hồi, thấy có cột sóng mới bấm gọi chồng. Nói chuyện líu lo với chồng một lúc, chị Dính bảo Hoa cho phép mọi người được xem chân.
Chị Sùng Thị Dính lấy chiếc ghế đặt ở ngay bếp lửa giữa nhà, nhón chân móc từ đống đồ ám bồ hóng xuống một cái bọc to tướng. Chị Dính đặt cái bọc xuống nền đất, dùng tay đập đập, miệng thổi bồ hóng phù phù.
Gỡ chiếc dây dù, mở lớp vải thì trật ra một cái áo rách nham nhở. Đây chính là cái áo mà chồng chị, Thào Mìn Hoa mặc khi bị trúng mìn. Gỡ chiếc áo thì thòi lòi ra nguyên một cái bàn chân. Một thứ mùi ngai ngái, tanh tanh xộc vào mũi. Thứ mùi ủ lâu ngày, tích tụ đậm đặc, nhưng chỉ một lát thì bay hết.
Chị Dính cầm mẩu xương nhấc cái chân của anh chồng lên cho tôi xem, rồi thả bịch xuống đất.
Rõ mồn một bàn chân người nguyên vẹn cả 5 ngón, với móng chân đầy đủ. Phần thịt ở cổ chân, bắp chân te tua, những sợi cơ rách tướp héo quắt. Hai khúc xương lòi ra bám bồ hóng đen sì như thanh sắt. Bàn chân đã khô quắt lại, lộ ra những sợi cơ vằn vện.
Theo Xahoi
Khía cạnh tâm linh của việc khấn nguyện "trúng tủ" trước khi đi thi
Trước khi con cái đi thi, các bậc phụ huynh và cả sĩ tử thường lên chùa khấn vái, mong được kết quả tốt. Về mặt tâm linh, vấn đề này được giải thích thế nào?
Cầu đỗ đạt trước khi đi thi (Ảnh minh họa)
HỎI: Mỗi lần đến mùa thi, một số HSSV kể cả phụ huynh thường đến chùa khấn nguyện để con cái họ gặp may mắn hoặc "trúng tủ" khi đi thi. Về mặt tâm linh giải thích như thế nào? Áp dụng tâm linh vào học tập như thế nào để có kết quả tốt?
Minh Anh (Đà Nẵng)
TRẢ LỜI: Học tập đến ngày thi cử là một quá trình đòi hỏi nỗ lực nhiều tháng nhiều năm, kết quả tốt xấu cao thấp là do sự kiên trì siêng năng hoặc ham chơi lười biếng. Nhưng cá biệt do nghiệp quả nhiều kiếp trước vẫn có trường hợp siêng năng, cần cù vẫn thi rớt, học yếu kém vẫn thi đậu.
Các yếu tố để trở thành một người học giỏi nơi trường học người ta thường nhắc đến động cơ học tập từ thấp như báo ân báo hiếu cha mẹ, ông bà cho đến cao hơn như để giúp dân giúp nước, xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Đây cũng là một yếu tố cơ bản của đạo làm người.
Trong thời gian trải nghiệm về tâm linh, tôi được nhân duyên tiếp cận tìm hiểu và thực hành Phật Pháp thông qua một số khoá tu ngắn ngày như Niệm Phật, tụng kinh, trì chú, thiền định. Khi liên hệ hồi tưởng lại những tháng năm đi học từ tiểu học, trung học, lên đến đại học tôi đều thấy các nhà giáo dục có vận dụng ít nhiều những yếu tố tâm linh vào chương trình phương pháp giáo dục đào tạo.
Ở bậc tiểu học và những năm đầu bậc trung học, một số môn học áp dụng phương pháp HỌC THUỘC LÒNG như đạo đức, lịch sử, địa lý.... Phương pháp này có giá trị to lớn là đi sâu vào tiềm thức từ thời niên thiếu để hình thành nhân cách đạo đức sau này. Đến nay tôi được biết Hoà Thượng Thích Trí Tịnh dù đã gần 100 tuổi Ngài nói vẫn đang nỗ lực đọc thuộc thêm một chương trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Ngài nói: Tụng trì thuộc lòng giáo lý mới trở thành vốn liếng tâm linh thực sự của bản thân, con đường dẫn đến giải thoát sanh tử luân hồi, hơn nữa khi tập trung thuộc lòng cũng là cách thiền định làm cho tâm trí sáng suốt.
Khi học càng lên cao tuỳ vào chuyên sâu của ngành KH tự nhiên hoặc KH xã hội, phương pháp học tập phải Tập Trung nghiên cứu nhiều hơn, sự tập trung này cũng là một đặc điểm của phương pháp THIỀN ĐỊNH, con đường tất yếu để dẫn đến khám phá và sáng tạo của sinh viên. Vì vậy HSSV nếu biết áp dụng thực hành tâm linh đều đặn mỗi ngảy khoảng 30, 60 phút cũng là cách bồi dưỡng trí não tốt, kết quả học tập chắc chắn sẽ tốt đẹp (ban đầu nếu chưa có thầy hướng dẫn chỉ nên thực hành đơn giản nhất, thí dụ tập trung đọc hồng danh của bậc vĩ nhân mà mình tôn kính và ngưỡng mộ hay niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT v...v. Cũng đạt được hiệu quả bất ngờ). Ngoài ra trong quá trình học tập nghiên cứu, SV thường tập trung áp dụng những công thức, những thành quả trí tuệ của các nhà bác học, triết gia, nhà văn học rất đức độ và yêu thương nhân loại,thậm chí thời tôi học có một số HSSV xuất sắc còn thuộc lòng cả tiểu sử các nhà KH, các nhà văn hoá nghệ thuật nữa; đây cũng là sự kết nối tâm linh vô tình và từ cõi tối cao sự trợ lực vô hình của các Ngài là đương nhiên.
Việc chia sẻ này không thể đầy đủ, chúc bạn sức khoẻ,vận dụng thành công trong học tập.
Theo xahoi
Bí ẩn lời đồn thổi về tảng đá quan tài trấn yểm đình Vạn Phúc ở Hà Nội Hòn đá lại được khắc 11 lỗ vuông, đặt hướng vào phía cửa đình. Người ta cũng đồn thổi rằng, người Tàu đã dùng nó để trấn yểm, làm mất linh khí của đình và làng. Đình Vạn Phúc - nơi có "tảng đá quan tài trấn yểm" Tại đình Vạn Phúc (Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) lâu nay có một tảng...