Bí ẩn nhà đầu tư được Samland chào bán cổ phần
Dân Việt đã từng phản ánh một số thông tin về dự án trên khu đất 6.000m2 (tại Hà Nội) mà SAM – thông qua Công ty CP Địa ốc Sacom ( Samland) – đang triển khai. Trong một diễn biến liên quan, trung tuần tháng 8, ban lãnh đạo Samland quyết định thông qua phương án chào bán cổ phần riêng lẻ, tăng vốn điều lệ của DN. Vậy đâu là nhà đầu tư được Samland nhắm tới?
Những cột mốc thời gian
Tại ĐHCĐ bất thường ngày 16.8, Samland thông qua phương án chào bán riêng lẻ 9.776.391 cổ phần cho nhà đầu tư (Công ty CP Đầu tư Infinity Group) với giá 11.500 đồng/cổ phiếu. Dự kiến sau chào bán, Samland tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng.
Trong trường hợp Infinity Group không mua/không mua hết số cổ phần này, Đại hội ủy quyền cho HĐQT chào bán cho đối tượng khác với giá 11.500 đồng/cổ phần.
Tới 22.8, HĐQT của SAM ra nghị quyết thông qua phương án chào bán 10 triệu cổ phần sở hữu tại Samland (SLD). Mục tiêu nhằm đại chúng hóa và tạo điều kiện để Samland đáp ứng đủ điều kiện niêm yết cổ phiếu trên HOSE.
SAM quyết định chào bán 10 triệu cổ phần SLD với giá dự kiến không thấp hơn 11.500 đồng/cổ phần theo hình thức chào bán riêng lẻ. Thời gian thực hiện dự kiến trong tháng 8, tháng 9/2017.
Nếu đợt chào bán thành công, tỷ lệ sở hữu cổ phần của SAM tại Samland sẽ giảm xuống từ 99,44% xuống còn 60%.
Theo Nghị quyết ĐHCĐ bất thường của Samland, đối tác được lựa chọn chào bán lượng cổ phần mà Infinity Group không mua/không mua hết, là phải thỏa mãn một hoặc một số tiêu chí: “có năng lực tài chính, đảm bảo việc thanh toán tiền mua cổ phần; có khả năng hợp tác, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.”
Phía sau một DN “bí ẩn” là …nhà băng?
Còn đây là thông tin về công ty CP Đầu tư Infinity Group – nhà đầu tư mà Samland lựa chọn để chào bán gần 9,8 triệu cổ phần.
Video đang HOT
Những nhân vật chủ chốt của SAM (hay Samland), đều ít nhiều liên quan tới Infinity Group (nhà đầu tư mà Samland lựa chọn để chào bán cổ phần) lẫn nhà băng Việt Á
Theo hồ sơ, Công ty CP Đầu tư Infinity Group thành lập từ 25.11.2016 (tức chưa tròn 1 năm tuổi khi được Samland lựa chọn chào bán cổ phần). Công ty này có trụ sở chính tại số 46 Ngô Quyền, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), công ty có người đại diện pháp luật hiện tại là ông Đào Ngọc Thanh – TGĐ. Ông Thanh đã thành người đại diện pháp luật của Infinity Group chỉ một tuần trước khi Samland công bố chọn nhà đầu tư Infinity Group để bán cổ phần (Đáng lưu ý, đảm nhiệm vị trí người đại diện pháp luật của Infinity Group trước ông Thanh, là ông Ngô Tấn Dũng – Chủ tịch HĐQT Infinity Group).
Theo tài liệu riêng của PV, nhiều thành viên cốt cán của Infinity Group đã bất ngờ xuất hiện ở sự kiện liên quan tới một DN chuyên về thiết kế nội thất vào tháng 12.2016 vừa qua. Cụ thể, những cái tên đáng chú ý bao gồm: ông Ngô Tấn Dũng – Chủ tịch HĐQT; ông Đào Ngọc Thanh – TGĐ điều hành; ông Phương Hữu Việt và ông Nguyễn Hồng Hải- thành viên HĐQT.
Trước hết, vị TGĐ điều hành Infinity Group, có tên tuổi và số CMND trùng với ông Đào Ngọc Thanh – Chủ tịch HĐQT Samland kiêm Phó Chủ tịch HĐQT SamHoldings (được bầu vào HĐQT từ tháng 3 vừa qua). Tương tự, danh tính ông Nguyễn Hồng Hải (thành viên HĐQT Infinity Group) cũng trùng với nhân sự mới trong HĐQT của Samland từ tháng 4 vừa qua.
Đặc biệt nhất, là cá nhân ông Ngô Tấn Dũng – Chủ tịch HĐQT Infinity Group. Đối chiếu thông tin cá nhân (CMTND và nơi cư trú) cho thấy, đây chính là Phó Chủ tịch HĐQT của Việt Á Bank. một nhà băng mới đây ghi nhận nhiều xáo trộn nhân sự.
Tên tuổi cuối cùng, là ông Phương Hữu Việt – được nhắc tới trong thành phần lãnh đạo của Infinity Group.
“Chúng tôi đã có kế hoạch tăng vốn lên 2.000 tỷ đồng, tất nhiên không phải tăng một mạch gấp 5 lần như vậy trong vòng vài tháng. Trong năm nay, chúng tôi dự kiến sẽ tăng vốn lên khoảng 600 tỷ đồng, sang năm sẽ tăng gấp đôi…” Ông Phạm Ngọc Tùng – TGĐ Samland
Như vậy, việc ông Ngô Tấn Dũng (Phó Chủ tịch HĐQT Việt Á Bank) và ông Đào Ngọc Thanh cùng lúc nắm vị trí lãnh đạo ở Infinity Group lẫn Samland cho thấy việc chào bán cổ phần của Samland cho Infinity Group chỉ là một chiêu trò của những ông chủ thực sự!?
Điều này, nếu trở thành hiện thực (Infinity Group mua toàn bộ/phần lớn) lượng cổ phần của Samland, thì vốn điều lệ của Samland sẽ tăng lên về mặt…giấy tờ, sổ sách. Còn thực tế ra sao, chỉ ban lãnh đạo của SAM và Infinity Group (trong mối liên hệ với Việt Á Bank) nắm được.
Hiện tại, theo công bố, dự án Samsora Premier 105 Chu Văn An (Samland phát triển) được cho vay ưu đãi của Ngân hàng TMCP Việt Á (lãi suất 0% trong 12 tháng). Một điểm tham khảo khác: Việt Á Bank nằm trong danh sách các ngân hàng mà SAM vay vốn thời gian qua (như Vietcombank, Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga, VietinBank, ACB…)./.
Theo Danviet
Phía sau cú "Bắc tiến" của đại gia SACOM
Thành danh nhờ sản xuất trang thiết bị điện, cáp viễn thông, công ty CP Đầu tư & Phát triển SACOM (HOSE:SAM) đang tham vọng đầu tư mạnh vào địa ốc (cụ thể bằng một siêu dự án trị giá hơn 1.000 tỷ đồng tại Hà Nội). Chưa rõ kết quả của chuyến đi xa này ra sao, nhưng rõ ràng SAM đã thành công trong việc nhảy vào chi phối phát triển khu đất sạch hàng nghìn m2 tại Thủ đô.
Tìm về vùng đất "chết"
Ngày 22.8, công ty CP Địa ốc Sacom (Samland) - SAM nắm giữ 99,40% trong tổng vốn điều lệ 400 tỷ đồng (tính đến 31.12.2016) kí hợp tác phát triển dự án Samsora Premier 105 Chu Văn An với Công ty CP đầu tư Sài Gòn - Hà Nội (chủ đầu tư) với tổng mức đầu tư trên 1.300 tỷ đồng.
Những thông tin nền về dự án đánh dấu sự có mặt của Samland (SAM) tại thị trường Hà Nội: Samsora Premier 105 Chu Văn An (quận Hà Đông) có quy mô 6.000m2, gồm trung tâm thương mại, văn phòng dịch vụ và căn hộ chung cư. Theo đại diện Samland, dự án đã xong thủ tục pháp lý từ tháng 1.2017 và đã thi công đến tầng hầm B3; dự kiến xong phần móng đủ điều kiện bán hàng trong tháng 8. Đồng thời, mức giá dự kiến của Samsora là 1,2 - 1,9 tỷ đồng/căn. Từ đây, Samland xác định phân khúc nhà ở giá rẻ là mục tiêu hướng tới.
Nằm trên phần đất của rạp Nguyễn Trãi (Hà Đông), dự án do Công ty CP đầu tư Sài Gòn - Hà Nội làm chủ đầu tư từ 2008 đến nay vẫn chưa khỏi mặt đất
Dự án nằm trên khu đất gần 6.000m2 (nguyên là rạp Nguyễn Trãi, Hà Đông) có nguồn gốc pháp lý từ 2008.
Tháng 6.2008, Công ty CP đầu tư INDEVCO Hà Nội (nay là Công ty CP đầu tư Sài Gòn - Hà Nội) được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) giao 5.985m2 đất tại 105 Chu Văn An, phường Yết Kiêu để thực hiện dự án Tòa nhà trung tâm văn hóa, thương mại, dịch vụ, văn phòng và chung cư cao cấp Hà Đông tại Quyết định 1496/QĐ-UBND. Tới tháng 11.2011, Công ty CP Đầu tư Sài Gòn - Hà Nội được Sở TN&MT cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Tới tháng 1.2012, Sở Xây dựng cấp GPXD 11/GPXD cho chủ đầu tư (từ năm 2012 đến cuối 2015, Công ty CP đầu tư Sài Gòn - Hà Nội vẫn chưa triển khai dự án). Dự án bắt đầu bị chú ý về tình hình thực hiện từ 2013.
Tháng 1.2013, Thanh tra Thành phố Hà Nội ra Kết luận 69/KL-TTTP-P6 về việc làm rõ những sai phạm đã được Uỷ ban kiểm tra Thành ủy nêu tại Kết luận số 43/KL-UBKTTU đối với Dự án này. Cụ thể: "Thanh tra thành phố thống nhất với nội dung Ủy ban Kiểm tra Thành uỷ kiến nghị UBND Thành phố: Thu hồi đất đã giao cho công ty INDEVCO Hà Nội (nay là công ty đầu tư Sài Gòn - Hà Nội) thực hiện dự án Trung tâm văn hoá, thương mại, dịch vụ, văn phòng và chung cư cao cấp trên địa bàn phường Yết Kiêu, quận Hà Đông để sử dụng vào mục đích công cộng hoặc tiếp tục thực hiện dự án nhưng phải công khai đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định hiện hành".
Tháng 5.2013, UBND quận Hà Đông có Báo cáo 150/BC-UBND về kết quả tổ chức thực hiện sau kết luận của Thanh tra Thành phố đối với dự án trên. Tới tháng 8.2014, Đoàn giám sát của HĐND Thành phố có báo cáo giám sát về việc giải quyết kiến nghị của cử tri về dự án chậm triển khai, vi phạm Luật đất đai tại số 105, phố Chu Văn An. Trong đó thể hiện nội dung: Chủ đầu tư không tiến hành khởi công công trình; Đoàn giám sát đã nhiều lần liên lạc với Chủ đầu tư qua bưu điện, qua điện thoại và địa chỉ đăng ký trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty song đều không liên hệ được (!)
Và cấp tập "chạy" pháp lý dự án
Tiếp tục diễn biến, tháng 3.2015, UBND quận Hà Đông làm việc với Chủ đầu tư yêu cầu tiến hành triển khai thực hiện dự án ngay; trường hợp chủ đầu tư không có khả năng thì UBND thành phố thu hồi diện tích trên để đầu tư xây dựng công trình công cộng trên địa bàn phường.
2 tháng sau đó, UBND quận Hà Đông có Báo cáo 94/BC-UBND về tình hình quản lý và triển khai dự án của Công ty CP đầu tư Sài Gòn - Hà Nội; trong đó đề xuất, kiến nghị: "Việc chậm đầu tư dự án của Công ty CP Đầu tư Sài Gòn - Hà Nội là vi phạm Luật Đất đai về thực hiện các dự án đầu tư trên đất. UBND quận đề nghị Sở TN&MT xem xét, báo cáo UBND Thành phố xử lý theo quy định".
Việc đại gia phía Nam nhảy vào khu đất 6.000m2 nhiều tai tiếng là rất khôn ngoan và kín đáo
Cũng chỉ 2 tháng sau, Sở TN&MT ra Kết luận 1081/KL-STNMT-ĐTTr về việc chấp hành Luật Đất đai đối với Công ty CP Đầu tư Sài Gòn - Hà Nội. Cụ thể: Sở đề nghị UBND Thành phố có văn bản cho phép gia hạn thời gian sử dụng đất là 24 tháng theo quy định tại Điểm i, Khoản 1, Điều 64, Luật Đất đai năm 2013; đồng thời chủ đầu tư có trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ tài chính có liên quan theo quy định của pháp luật trong thời gian gia hạn.
Đối chiếu với những thông tin phát đi từ đại diện Samland về dự án, cho thấy việc đại gia phía Nam nhảy vào khu đất 6.000m2 nhiều tai tiếng là rất khôn ngoan và kín tiếng. Bởi, về tính thời điểm thì khoảng tháng 7.2017 là "đáo hạn" thời gian sử dụng đất mà chủ đầu tư Công ty CP Đầu tư Sài Gòn - Hà Nội được phép du di. Trong khi đó, theo đại diện Samland, dự án đã xong thủ tục pháp lý từ tháng 1 và thi công tới hầm B3. Tham chiếu tài liệu, dự án đã được cấp GPXD vào tháng 1 và khởi công vào tháng 3 vừa qua. Tạm hiểu, thương vụ này đã được Samland và chủ đầu tư 105 Chu Văn An âm thầm rốt ráo thực hiện trong 6 tháng ngay trước giờ G.
Ở diễn biến mới nhất, Samland đã thông qua phương án chào bán riêng lẻ 9.776.391 cổ phiếu cho nhà đầu tư Công ty CP Đầu tư Infinity Group để tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng.
Theo Danviet
Hai đại gia bia Nhật Bản "nhòm ngó" mua cổ phần Sabeco Theo đánh giá của Nikkei, với dân số 90 triệu dân, Việt Nam có mức tiêu thụ bia đang tăng mạnh và là một trong số ít những thị trường bia đầy tiềm năng. Vì lý do này, nhiều hãng bia lớn của nước ngoài cũng đang quan tâm tới kế hoạch bán cổ phần Nhà nước tại Sabeco. Kể từ khi Chính...