Bí ẩn nhà cổ đầy cỏ dại ở Sài Gòn, chủ xây xong 3 năm mới làm được cửa chính
Lọt thỏm trong khuôn viên 4 bề nhiều cỏ dại, căn nhà hơn trăm tuổi của gia tộc giàu có bậc nhất làng “tăng người giàu” tại Sài Gòn xưa từng được nhận định là một trong những nhà cổ đẹp nhất TP Thủ Đức.
Trăm năm nhà cổ
Dưới chân con dốc ngắn thuộc phường Tăng Nhơn Phú A (TP Thủ Đức, TPHCM), ngôi nhà cổ trăm tuổi nổi bật giữa khu đất vuông vức, rộng khoảng 4.000m2. Đây là ngôi nhà được cụ Nguyễn Văn Giác (1875-1970) xây dựng.
Hiện ngôi nhà được ông Nguyễn Minh Luận (67 tuổi, cháu nội cụ Giác) quản lý. Ông Luận cho biết: “Ngôi nhà này được xây dựng từ thời ông nội của tôi.
Ngôi nhà cổ lọt thỏm giữa bốn bề cây cỏ.
Tôi nghe kể rằng ông nội tự vẽ thiết kế, rồi ra Huế mời nhóm thợ khoảng chục người vào xây dựng. Nhà được dựng theo kiểu nhà rường Huế.
Căn nhà được dựng suốt mấy năm ròng. Có điều lạ là, dù nhà dựng xong đã lâu nhưng ông nội tôi không làm được bộ cửa chính.
Phải 3 năm sau, căn nhà mới có bộ cửa bằng gỗ như bây giờ. Nguyên nhân của việc này là gì, đến giờ tôi cũng không biết”.
Phía trước, ngôi nhà có bức tường với hệ thống cột, cửa vòm được trang trí bằng các họa tiết đắp nổi.
Căn nhà của cụ Giác có diện tích xây cất khoảng 500m2 với 3 gian, 2 chái, tiêu biểu cho kiểu kiến trúc nhà rường Huế. Phía trước căn nhà là bức tường với hệ thống cột, mái vòm.
Bức tường và hàng cột tại đây được trang trí bằng các họa tiết đắp nổi đẹp mắt theo phong cách châu Âu. Sau bức tường này, căn nhà được dựng bằng gỗ quý.
Ông Luận khẳng định, trong lúc dựng nhà, thợ mộc không sử dụng đinh. Thay vào đó, những người thợ chỉ dùng kỹ thuật ghép mộng để kết nối hệ thống kèo cột, vách gỗ…
Các họa tiết trang trí trên bức tường phía trước nhà mang phong cách châu Âu.
Bên trên bộ cửa chính là vách gỗ được chạm lộng các họa tiết tinh xảo, hài hòa, vừa để trang trí vừa có tác dụng lấy sáng cho căn nhà. Các vì kèo cũng được chạm khắc hình linh vật, họa tiết mềm mại, đẹp mắt.
Video đang HOT
Bên trong nhà là hệ thống cột tròn từ gỗ quý. Dù đã ngoài trăm năm, những cây cột này vẫn không có dấu hiệu hư mục mà càng lên nước, bóng mượt theo thời gian.
Vách gỗ trên cửa trước được chạm lộng đẹp mắt vừa để trang trí, vừa có tác dụng lấy sáng cho ngôi nhà.
Căn nhà được ngăn đôi bởi vách gỗ chạm lộng, cẩn xà cừ lấp lánh. Trước và trên bức vách này, gia đình ông Luận đặt các ban thờ Phật và cụ Giác. Phía sau vách có bàn thờ vợ của cụ Giác.
Toàn bộ nền nhà được lót bằng gạch lục giác màu đỏ. Theo giới chuyên môn, đây là loại gạch hiếm gặp trong những căn nhà cổ khác tại TPHCM.
Vì kèo của ngôi nhà được chạm khắc tinh xảo, họa tiết mềm mại đẹp mắt.
“Làng tăng người giàu”
Phía sau nhà cổ còn có một nhà khác được gọi là nhà sau. Nhà sau cách nhà trước bởi giếng trời, nơi từng trồng nhiều loại hoa cảnh quý.
Theo ông Luận, ngày xưa, chỉ có đàn ông mới được sinh hoạt ở nhà trước. Nữ giới, người giúp việc chỉ được sinh hoạt ở nhà sau. Hiện, căn nhà sau vẫn còn nhưng đã xuống cấp, dùng làm kho chứa đồ.
Toàn bộ căn nhà đều được làm từ gỗ quý.
Trước đây, ngôi nhà cổ được người chú của ông Luận chăm sóc. Năm 1975, ông Luận được gia đình giao nhiệm vụ bảo quản căn nhà.
Ngày dọn đến ở, ông Luận cảm thấy áp lực, lo lắng bởi căn nhà quá rộng lại có dấu hiệu xuống cấp theo thời gian, cần số tiền lớn để trùng tu.
Ban thờ cụ Nguyễn Văn Giác, người xây dựng ngôi nhà cổ có kiến trúc đẹp, độc đáo.
Ông Đặng Văn Quang (72 tuổi, Trưởng khu phố 20, phường Tăng Nhơn Phú A) cho biết, trước kia nơi đây được gọi là làng Tăng Nhơn Phú, nghĩa là làng “tăng người giàu”.
Cụ Nguyễn Văn Giác là một trong những người giàu có nhất làng Tăng Nhơn Phú xưa, được dân làng gọi là “ông huyện Giác”.
Nhà sau, nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi của phụ nữ, người giúp việc ngày trước.
Ngày nhỏ, ông Quang thường đến khu vực nhà cụ Giác chơi. Ấn tượng của ông về căn nhà này rất sâu đậm.
Ngoài vẻ đẹp kiến trúc, có bậc thềm cao ngang đầu mình, ông Quang thích nhất khoảng sân giữa nhà trước và nhà sau của căn nhà cổ bởi nơi đây có hòn non bộ, hồ cá và đủ loại hoa cảnh.
Ông Luận giới thiệu bức ảnh cụ Nguyễn Văn Giác ngồi chụp ảnh tại khoảng sân giữa nhà trước và nhà sau .
“Lúc tôi 15-16 tuổi, ông Giác vẫn còn khỏe mạnh. Ông thường mặc bộ bà ba trắng, râu tóc bạc phơ, đứng uy nghi trên hiên nhà”, ông Quang nhớ lại.
Phần sân phía trước và hai bên ngôi nhà cổ ngập nước khiến cỏ dại mọc um tùm, không thể đi lại.
Một thời, ngôi nhà của cụ Giác từng được nhận định là một trong những nhà cổ đẹp nhất TP Thủ Đức. Hiện nay, phần đất xung quanh căn nhà ngập nước khiến cỏ dại mọc um tùm.
Sau nhiều năm, cây cỏ gần như bao phủ 3 mặt căn nhà cổ. Khoảng sân rộng trước căn nhà cũng chìm trong nước, không thể đi lại.
Dù vậy, vẻ đẹp của căn nhà vẫn nổi bật giữa 4 bề cây cỏ, khiến khách tham quan vừa thích thú vừa có cảm giác tiếc nuối khi đến thăm.
Hình ảnh ngôi nhà cổ có kiến trúc đẹp, đặc sắc xuất hiện nhiều dấu hiệu xuống cấp khiến nhiều người tiếc nuối.
Nghề có từ thời tiền sử 'biến' những mảnh xương động vật thành tác phẩm nghệ thuật kinh ngạc
Chạm khắc xương có một vị trí đặc biệt quan trọng trong văn hóa Ấn Độ. Vào triều đại Mughal, các thành viên hoàng gia sẽ sử dụng những tác phẩm chạm khắc xương tinh xảo để trang trí cung điện của họ.
Tại huyện Lucknow, thủ phủ của bang Uttar Pradesh (Ấn Độ), có một nhà xưởng đang giúp bảo tồn truyền thống nghệ thuật có từ thời tiền sử. Jalaluddeen Akhtar - chủ của khu xưởng - đã học kỹ năng điêu khắc xương từ chú mình vào năm 1980 và tạo ra những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp kể từ đó. Giờ đây, con trai ông - Aqueel - cũng đang tiếp nối nghề nghiệp của cha mình tại một trong số ít các xưởng điêu khắc còn hoạt động trong vùng.
Tuy nhiên, cùng với xã hội ngày càng hiện đại, nghề chạm khắc xương đang gặp phải khá nhiều thách thức. Dù nhận được sự hỗ trợ của chính phủ, nhưng những khó khăn như chi phí điện cao, khan hiếm nguyên liệu và thị trường thu hẹp đã khiến người lao động khó để duy trì nghề truyền thống này.
Người nghệ nhân đang chạm khắc trên một mảnh xương
Hiện tại, gia đình Akhtar đang cố gắng kéo dài nghề truyền thống bằng cách tham dự và truyền bá kiến thức về chạm khắc trong các hội thảo do chính phủ trợ cấp, đồng thời cùng với một số nghệ nhân chuyên nghiệp khác tiếp tục tạo ra những tác phẩm chạm khắc bằng xương tuyệt đẹp.
Nguồn gốc của nghệ thuật chạm khắc xương
Kể từ khi con người bắt đầu biết săn bắn, họ đã sử dụng xương động vật để chế tạo công cụ. Vì vừa dễ tạo hình, lại có độ bền cao hơn gỗ, xương bắt đầu được sử dụng để làm ra công cụ lao động. Về sau, các món đồ trang sức từ xương cũng được tạo ra và sử dụng như một vật tượng trưng cho quyền lực và kỷ niệm.
Đến thế kỷ 17, khi nghệ thuật chạm khắc dần phát triển, các nghệ nhân thường sử dụng ngà voi hoặc sừng tê giác để phô bày kỹ năng của mình. Các tác phẩm nghệ thuật như đồ trang sức, gậy chống hoặc rương đựng đồ được chạm khắc tinh xảo dần trở nên thịnh hành ở vùng Đồng bằng Ấn - Hằng, được các nhà cai trị cùng các vị vua đánh giá cao và đặt làm riêng. Điều này đã góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy nghệ thuật chạm khắc xương, thậm chí còn khiến việc săn trộm voi để lấy ngà trở nên phổ biến trong khu vực.
Một số sản phẩm được làm từ xương như rương, đèn, trang sức, bút,...
Vào cuối thế kỷ 20, sau khi chính phủ đưa ra lệnh cấm buôn bán ngà voi, ngành nghề truyền thống này đã gặp phải nguy cơ lớn.
Trong khi một số người tận dụng kỹ năng chạm khắc của mình để chuyển hướng sang chạm khắc gỗ, những người khác lại quyết tâm bỏ nghề và chuyển sang làm lĩnh vực khác để mưu sinh.
Đối với những người muốn duy trì truyền thống của gia đình và tổ tiên, họ bắt đầu sử dụng các loại xương động vật như xương trâu - loại xương động vật có thể dễ dàng thu mua từ các cửa hàng bán thịt - để thay thế cho các vật liệu cũ. Hiện nay, đây vẫn là loại xương chủ yếu được gia đình Akhtar sử dụng để tạo nên các tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp.
Quá trình làm việc tỉ mỉ và phức tạp
Khi những đoạn xương đến với tay người nghệ nhân, chúng sẽ được cắt nhỏ, làm sạch và bắt đầu được chạm khắc. Sản phẩm được tạo ra vô cùng đa dạng từ đèn lồng, bút, dao đến hoa tai và dây chuyền. Những mảnh xương vụn không được sử dụng về sau sẽ được bán cho các doanh nghiệp để nghiền nát và cho vào phân bón.
Công việc phức tạp nhất mà Aqueel từng làm là khôi phục một chiếc đèn có tuổi đời lên đến 60 tuổi. Chiếc đèn cao khoảng 1,5m và được trang trí bởi vô số những hình chạm khắc có kích cỡ chưa đến 1mm trên khắp thân đèn. Dù đã kéo dài vài năm, việc sửa chữa chiếc đèn vẫn chưa thể hoàn thành.
Những người nghệ nhân làm việc tại xưởng
Hầu hết các chi tiết chạm khắc xương đều đòi hỏi người nghệ nhân phải thực hiện hoàn toàn bằng tay. Quá trình tạo nên tác phẩm vẫn sử dụng máy móc, nhưng chúng chỉ giới hạn ở những giai đoạn thô sơ như dùng máy cưa để cắt xương hoặc máy khoan để tạo lỗ.
Nhiều người vốn có quan điểm tiêu cực về nghề chạm khắc vì lịch sử sử dụng ngà voi, tuy nhiên, cùng với sự thay đổi của xã hội, những người nghệ nhân cũng nhận ra rằng việc làm hại động vật chỉ vì nghệ thuật là một hành động sai lầm. Chính vì vậy, họ đã quyết tâm thay đổi bằng cách sử dụng xương của các loại động vật khác - thông thường là động vật nuôi lấy thịt - thay cho xương hoặc ngà của các loài quý hiếm.
Aqueel chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với My Modern Met: "Khi mọi người nhìn vào tác phẩm của chúng tôi, chúng tôi mong rằng họ không chỉ nhìn thấy những hoa văn phức tạp bề ngoài mà còn nhìn thấy được lịch sử hàng ngàn năm của nó. Tôi muốn họ nhận ra rằng chúng tôi đã tiến bộ bao nhiêu so với nguồn gốc ban đầu".
Phát hiện yên ngựa vô cùng tinh xảo trong cổ mộ 2.000 năm Theo một nghiên cứu mới, các nhà khảo cổ đã khai quật được một chiếc yên ngựa bằng da tinh xảo - có thể là chiếc lâu đời nhất từng được tìm thấy - từ một ngôi mộ ở tây bắc Trung Quốc. Chiếc yên da tinh xảo có niên đại từ khoảng năm 700 trước Công nguyên và có thể là sớm...