Bí ẩn ngôi sao sáng hơn 2,5 triệu lần Mặt trời bỗng biến mất
Các nhà khoa học vẫn không thể hiểu vì sao, bằng cách nào mà một ngôi sao sáng hơn 2,5 triệu lần Mặt trời bỗng nhiên biến mất một cách bí ẩn.
Trong số các giả thuyết được đưa ra, có thể ngôi sao đã mất độ sáng và bị bụi vũ trụ che khuất, nhưng cũng có thể nó đã chết. Một nhóm nhà vật lý thiên văn đưa ra vài giả thuyết, trong đó cách giải thích hợp lý nhất là ngôi sao khổng lồ chết và sụp đổ thành hố đen mà không trải qua vụ nổ siêu tân tinh.
“Chúng ta có thể đã phát hiện một trong những ngôi sao lớn nhất trong vũ trụ của chúng ta biến mất nhẹ nhàng vào màn đêm”, Jose Groh, nhà thiên văn học tại Trinity College Dublin (Dublin, Ireland) và là đồng tác giả của một nghiên cứu mới về ngôi sao cho biết.
“Nếu đúng, đây sẽ là phát hiện trực tiếp đầu tiên về một ngôi sao tầm cỡ như vậy kết thúc cuộc đời theo cách này”, tác giả chính của nghiên cứu Andrew Allan, cũng thuộc Trinity College Dublin cho biết.
Ngôi sao kỳ lạ này nằm cách chúng ta khoảng 75 triệu năm ánh sáng, trong Thiên hà lùn Kinman, thuộc chòm sao Bảo Bình, vốn được các nhà khoa học quan sát nghiên cứu từ năm 2001 – 2011. Nó là một ví dụ hoàn hảo về sao biến quang xanh (LBV), ngôi sao lớn sắp kết thúc vòng đời và thường trải qua những biến động khó dự đoán về độ sáng. Những ngôi sao kiểu này rất hiếm gặp, chỉ có vài trường hợp được xác nhận trong vũ trụ.
Các nhà khoa học chỉ phát hiện ra sự biến mất kỳ lạ của nó trong thời gian gần đây, khi quay lại tìm kiếm ngôi sao này để tìm hiểu thêm về việc những ngôi sao lớn chết như thế nào. Nhưng khi hướng Kính thiên văn cực lớn (VLT) của Đài thiên văn Nam châu Âu (ESO) vào đó, họ không còn thấy ngôi sao.
Không ai giải thích được lý do tại sao và bằng cách nào mà ngôi sao này biến mất.
Thông thường, khi một ngôi sao lớn hơn rất nhiều so với Mặt trời của chúng ta chết đi, nó sẽ biến mất trong một vụ nổ siêu tân tinh khổng lồ. Những vụ nổ này rất dễ được phát hiện, vì chúng nhuộm màu bầu trời xung quanh chúng với khí ion hóa và bức xạ mạnh trong nhiều năm ánh sáng ở mọi hướng. Sau vụ nổ, lõi dày đặc của vật liệu còn sót lại của ngôi sao có thể sụp đổ thành lỗ đen hoặc sao neutron – hai vật thể bí ẩn và to lớn nhất của không gian.
Để tìm hiểu điều bí ẩn, nhóm nghiên cứu xem xét lại những quan sát trước đây về ngôi sao từ năm 2002 đến 2009. Họ phát hiện ngôi sao trải qua một vụ bùng phát mạnh trong suốt thời gian này, bắn ra lượng lớn vật liệu sao ở tốc độ nhanh hơn nhiều bình thường. LBV có thể bùng phát nhiều lần như vậy ở cuối vòng đời, khiến chúng trở nên sáng rực. Theo nhóm nghiên cứu, quá trình bùng phát nhiều khả năng kết thúc sau năm 2011.
Điều này có thể lý giải tại sao ngôi sao có vẻ sáng chói trong những quan sát ban đầu. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết điều gì khiến ngôi sao biến mất. Một cách lý giải là ngôi sao mờ đi đáng kể sau đợt bùng phát và bị che khuất bởi đám bụi vũ trụ dày đặc. Nếu giả thuyết đúng, ngôi sao có thể sẽ tái xuất hiện trong các quan sát tương lai. Cách lý giải khác là ngôi sao không bao giờ phục hồi sau khi bùng phát mà sụp đổ thành hố đen nhưng không trải qua vụ nổ siêu tân tinh. Đó sẽ là sự kiện rất hiếm gặp.
Bí ẩn 'cái chết' của ngôi sao cách Trái đất 75 triệu năm ánh sáng
Một ngôi sao không ổn định trong thiên hà lùn Kinman cách Trái đất 75 triệu năm ánh sáng bất ngờ biến mất khiến các nhà khoa học bối rối.
Do khoảng cách quá xa, các nhà thiên văn học trước đây không thể quan sát được từng ngôi sao trong Kinman. Nhưng từ năm 2001 đến 2011, họ phát hiện ra dấu vết của một ngôi sao lớn, không ổn định trong giai đoạn tiến hóa sau của nó.
Vào năm 2019, khi các nhà khoa học tại Đài thiên văn Nam châu Âu quan sát thiên hà này, ngôi sao lớn trên biến mất không còn dấu vết.
Hình ảnh về thiên hà lùn Kinman. (Ảnh: ESO)
Những quan sát ban đầu về ngôi sao này cho thấy nó là một sao "biến màu xanh lam", có độ sáng gấp 2,5 triệu lần Mặt trời.
Các ngôi sao "biến màu xanh lam" có độ dao động đáng kể về độ sáng của nó. Nhưng cả khi mờ đi, chúng vẫn tạo ra các ký hiệu quang phổ đủ để các nhà khoa học nhận biết.
Không có ký hiệu nào như vậy được tìm thấy trong các quan sát mới đây.
"Là rất bất thường khi một ngôi sao lớn như vậy biến mất mà không tạo ra một vụ nổ siêu lân tinh sáng chói", ông "biến màu xanh lam" tới từ Đại học Trinity ở Dublin, Ireland cho hay.
Nhiều người cho rằng ngôi sao này có thể mờ đi trước khi bị lớp bụi liên ngân hà che khuất, nhưng các nhà khoa học nghiêng về giả thiết nó chết đi một cách lặng lẽ khác thường.
Với các dữ liệu cũ, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng ngôi sao này trải qua một giai đoạn "hoạt động bận rộn" có thể đã kết thúc vào năm 2011.
Nhóm nghiên cứu hy vọng với thế hệ kính viễn vọng mới trong tương lai, họ có thể nghiên cứu các ngôi sao ở xa chi tiết hơn và tìm hiểu về những gì xảy ra với những người ngôi sao đột ngột biến mất.
Hố đen quái vật, 'làm thịt' một ngôi sao cỡ Mặt trời mỗi ngày Hố đen J2157 cách chúng ta hàng tỷ năm ánh sáng gây ấn tượng với các nhà khoa học bởi nhu cầu tiêu thụ một ngôi sao tương đương với Mặt trời mỗi ngày. Theo nghiên cứu mới đây của một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế, khổi lượng của J2157 lớn gấp khoảng 8.000 lần so với lỗ đen ở...