Bí ẩn ngôi miếu thờ hai thiếu nữ ở bãi giữa sông Hồng
Ở bãi giữa sông Hồng (Hà Nội) có ngôi miếu thờ hai cô gái trẻ, đến nay cái chết đầy ám ảnh của hai cô vẫn là điều bí ẩn.
Từ giữa cầu Long Biên (Hà Nội), men theo con đường dẫn ra bãi “tắm tiên” ở cuối bãi giữa sông Hồng, chúng tôi bắt gặp một ngôi miếu nằm ẩn mình dưới những tán cây um tùm. Ngôi miếu khá đơn sơ với hai ngôi mộ và một ban thờ nhỏ có hai bát hương cắm đầy chân hương.
Ban thờ không có bài vị cũng không có di ảnh, chỉ có duy nhất tấm bia màu đen khắc dòng chữ: “Miếu Hai Cô – Câu lạc bộ những người yêu sông Hồng công đức 2009″.
Miếu Hai Cô ở bãi giữa sông Hồng khá đơn sơ, được người dân nơi đây và các thành viên Câu lạc bộ bơi sông Hồng quyên góp tiền xây dựng.
Hỏi thăm những người dân sinh sống ở đây và những người đi tắm ở sông Hồng, không ai biết lai lịch của hai người nằm dưới mộ. Người ta chỉ biết rằng trước đây, hai ngôi mộ tách rời nhau, lẩn khuất trong những khóm cây dại ven sông.
Sau khi thắp nén nhang trong miếu, chúng tôi may mắn gặp ông Cao Văn Hùng (SN 1950, quê ở Bắc Ninh), người trông coi ngôi miếu. Ông cho biết mình chính là một trong hai người đầu tiên dạt về bãi giữa sông Hồng này để sinh sống. Hiện, ông đang sống ở xóm Phao, cách ngôi miếu vài trăm mét.
Ông Cao Văn Hùng trông coi ngôi miếu đã được 2 năm nay
Trò chuyện với ông, câu chuyện về ngôi miếu Hai Cô mới dần dân được sáng tỏ. Theo ông Hùng, “hai cô” chính là hai xác chết trôi dạt về bãi giữa sông Hồng nhiều năm về trước. Tuy hai nạn nhân được tìm thấy cách nhau về thời gian nhưng lại có những đặc điểm rất giống nhau khi chết. Bởi vậy, dân làng mới cảm thấy kỳ lạ và những câu chuyện liêu trai quanh số phận hai cô gái cũng bắt đầu từ đó.
“Những người làm ăn, buôn bán đến đây thắp hương thấy công việc thuận lợi nên họ hay lui tới, chứ thực ra chẳng có cây chuyện liêu trai nào cả”, ông Hùng nói.
Video đang HOT
Công việc của ông Hùng là dọn dẹp sạch sẽ quanh ngôi miếu và hướng dẫn những người đến cầu khấn
Ông Hùng kể, vào một chiều hè năm 2004, người dân ở xóm Phao phát hiện thi thể một thiếu nữ trôi dạt vào chân cầu Long Biên, cái xác vẫn còn mới, hai ngón tay cái trói vào nhau trong một tư thế lạ lùng. Sau khi được tắm rửa sạch sẽ, cái xác hiện lên là một cô gái trẻ khoảng 17 tuổi, xinh đẹp. Công an vào cuộc, xác nhận cô gái bị hiếp, giết thả trôi sông. Sau đó, công an bàn giao lại thi thể nạn nhân cho người dân địa phương chôn cất. Họ chôn ngay dưới chân bãi bồi sông Hồng, những năm sau vẫn không có người thân đến đón.
Câu chuyện về cô gái trẻ chết oan nghiệt ngỡ như đã bị lãng quên trong kí ức những người từng chứng kiến lại bất ngờ được nhớ đến hai năm sau đó khi một câu chuyện tương tự khác xảy ra. Người dân xóm Phao lại phát hiện một cái xác nhấp nhô trôi dạt gần nhà mình, đó là một thi thể nữ đang phân hủy, trên người mặc bộ quần áo ngủ, họa tiết hoa. Lạ lùng thay, lần này cũng là một cô gái trẻ có hai ngón chân bị cột chặt vào nhau, chi tiết này ám ảnh người dân nơi đây.
Mang thi thể cô gái lên bờ, người dân báo cho công an và chính quyền địa phương. Sau khi điều tra, công an xác định nạn nhân bị cưỡng bức trước khi bị dìm chết. Hai cô gái chết trẻ với những chi tiết giống nhau khiến nhiều người sợ hãi.
Để bày tỏ lòng thương cảm với người đã khuất, ông Hùng- một người trong Câu lạc bộ bơi sông Hồng đã quyên góp tiền xây mộ cẩn thận cho hai cô ở bãi giữa sông Hồng.
Gần 4 năm sau khi phát hiện xác cô gái thứ 2, người dân và những người thuộc câu lạc bộ những người tắm ở sông hồng có ý tưởng đưa hai người về “ở chung” với nhau. Người góp tiền, người góp công và miếu Hai Cô ra đời.
Những người xuống sông Hồng tắm phải đi qua ngôi miếu này, họ hay dừng lại cầu khấn trước khi xuống tắm.
Kết thúc câu chuyện, ông Hùng nói: “Dọc bờ sông Hồng mỗi năm có biết bao nhiêu số phận hẩm hiu trôi dạt vào nương náu, nhưng cái chết oan nghiệt của hai cô đến nay vẫn chưa được sáng tỏ…”.
Theo Danviet
Trắng đêm trải thảm mới cho cầu Long Biên
Hà Nội đang thử nghiệm trải thảm carboncor asphalt - vật liệu bêtông nhựa nguội chế tạo theo công nghệ mới, trên mặt đường bộ cầu Long Biên.
Cầu Long Biên hoàn thành năm 1902, bắc qua sông Hồng, có đường sắt đơn chạy giữa, hai bên là đường dành cho xe cơ giới và người đi bộ.
Trong những ngày này, các công nhân đang tiến hành cào bóc mặt đường cũ để tiến hành trải thảm carboncor asphalt - vật liệu bêtông nhựa nguội chế tạo theo công nghệ mới, trên mặt đường bộ cầu Long Biên.
Phần nhựa đường cũ được bóc lên để thay thế lớp vật liệu mới.
Công nhân bịt kín các khe hở trên mặt đường trước khi rải nhựa.
Thời gian thi công từ 22h đến 4h hàng ngày, do vậy các công nhân và kỹ sư phải chạy đua với thời gian, làm việc liên tục trong đêm.
Đây là lần đầu tiên, mặt cầu Long Biên được thử nghiệm trải thảm carboncor asphalt.
Việc thi công loại vật liệu mới được cho không có khói bụi gây ô nhiễm.
Kỹ sư trên công trường cho biết, loại vật liệu mới thích hợp với khí hậu nắng nóng, khi nhiệt độ mặt đường lên cao thì nó không chảy, không bị biến dạng.
Sau khi rải vật liệu mới, công nhân tưới nước và dùng lu nhỏ lăn qua.
Dự kiến đến cuối năm 2017, việc trải thảm lại toàn bộ mặt cầu Long Biên sẽ hoàn tất.
Giang Huy
Theo VNE
Săn đặc sản trên "ốc đảo" giữa lòng Hà Nội những ngày nước lên Dế mèn là món khoái khẩu của người dân sinh sống ở bãi giữa sông Hồng (Hà Nội) trong những ngày nước dâng cao. Những cơn mưa lớn liên tục diễn ra thời gian gần đây cùng với đợt xả lũ của thủy điện Hòa Bình khiến mực nước tại sông Hồng lên cao. Con đường mòn dẫn vào bãi giữa sông Hồng...