Bí ẩn ngôi làng 10 năm đàn ông không ai lấy được vợ
Nổi tiếng là ngôi làng đẹp, Bản Aur giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ đang đối mặt với câu chuyện hết sức thời sự: Hầu hết trai làng đều “ế vợ”.
Ông Bhling Mia (Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) dẫn đầu đoàn công tác của huyện vào làng Aur khảo sát, mở đường.
Làng du canh, “nhìn mặt đặt tuổi”
Từ trung tâm xã A Vương (Tây Giang, Quảng Nam), muốn vào làng Aur (xã A Vương) nằm sâu hun hút trong khu rừng già thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Sao La – Bạch Mã, chúng tôi phải mất cả ngày cuộc bộ trên con đường mòn nhỏ “như sợi chỉ” vắt qua rừng núi trập trùng, hiểm trở.
Nhưng vừa đặt chân vào làng, khung cảnh bình yên, trong trẻo như hiển hiện. Già làng A Lăng Jeng niềm nở, ra tận đầu bản đón khách. Già Jeng bảo: “Cả làng có 24 hộ dân, 150 nhân khẩu, với 100% là người đồng bào dân tộc Cơ Tu nên có khách là biết ngay. Lạ nỗi, đây là bản làng hiếm hoi duy trì phong tục truyền thông du cư, du canh, từng sống biệt lập với cộng đồng”.
Theo các vị cao niên, Aur từng sinh sống ở thượng nguồn sông Hương phía Thừa Thiên – Huế. Sau giải phóng năm 1975, với những thay đổi về địa giới, địa chính của các địa phương Huế, Quảng Nam, làng Aur vẫn bám trụ vùng cao, sống biệt lập miền xuôi và có những năm tháng dài tưởng chừng bị “bỏ quên” trên bản đồ hành chính.
Bên bếp lửa bập bùng dưới mái nhà Gươl, già làng A Lăng Jeng kể: “Một trong những “làng cũ” của Aur ở tận Pà Xuông (bây giờ thuộc xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam). Việc di cư mang theo những câu chuyện tưởng chừng chỉ có trong thần thoại.
Theo già Jeng, hồi ở làng cũ, lũ trẻ con trong làng chơi trò “lễ hội đâm trâu”. Một em bé đóng giả làm con trâu, bị trói vào cột. Lũ trẻ chạy về hỏi bà mụ trong làng: “Bà có ăn thịt trâu không?” khi trò chơi đang tiếp diễn. Bà mụ trả lời “có” và lũ trẻ “đâm trâu” thật, rồi chúng cắt phần thịt mang về cho bà mụ. Cả làng chìm trong tang thương”.
Già làng họp quyết dời làng để quên đi sự việc đau thương kia, phải dời làng đi chỗ khác. Cứ thế, một nửa dân làng thẳng hướng núi Aur. Một nửa tách đường ngược dốc Gió (xã Sông Kôn, Đông Giang) sang huyện Nam Đông (Thừa Thiên – Huế) lập làng.
“Về làng mới được mấy năm, làng Aur lại dời đi vì cái “chết xấu”. Đến vùng đất mới, cái nghèo, cái đói cứ mãi đeo đuổi. Người Aur tiếp tục trải qua thêm 2 lần dời làng nữa. Mỗi lần dời, mỗi lần đi sâu vào rừng và làng Aur mới định hình như bây giờ”, già làng Jeng nhớ lại.
Nơi thượng nguồn của dòng A Vương, làng Aur vốn xây dựng trong cảnh không có điện, đường, trường, trạm y tế; “miễn cảm” với chuyển biến của thế giới văn minh, công nghệ. Dân bản không có sóng phát thanh, truyền hình…
Phải đến sau năm 2000, khi thành lập huyện mới Tây Giang, Quảng Nam, huyện này mới phát hiện lại Aur và nâng từ làng hoang sơ, thành đơn vị thuộc xã A Vương…
Nhắc về chuyện này, ông ARât Blui, Pho chu tich UBND huyện Tây Giang còn nhớ: Hồi tìm ra Aur lúc vào làng để lam thu tuc giây tơ cho ba con, cán bộ ngành tư pháp huyện Tây Giang gặp phải rất nhiều khó khăn.
Nhiêu ngươi gia trong lang chăng nhơ minh sinh năm nao, bao nhiêu tuôi… chính vì thê, can bô cư nhin măt, nhin dang ngươi ma đoan tuôi lam giây khai sinh. Cu nao co râu, toc bac, da nhăn nheo thi đông loat trên 60 tuôi, toc con xanh, dang đưng con thăng thi 30, 40 tuổi.
Cư lây tuôi chăn lam môc. Rồi làm giấy đăng ký kết hôn, kê khai hô tich, hô khâu, cư đêm ngươi trong gia đinh ma lam sô…
“Làng thay đổi nhiều, nhưng giữ nét du cư, sống biệt lập giữa núi rừng. Hễ có khách, cả làng đều nấu ăn đãi khách…”, ông Blúi nói.
Nỗi lo trai làng ế vợ
Gần 10 năm qua, làng Aur chưa có ai cưới được vợ
Hướng đôi mắt về dãy rừng trập trùng, giọng già làng Jeng kể, hiện nay, làng Aur vẫn chưa có điện lưới quốc gia, chưa có đường giao thông vào làng, cuộc sống tự cung tự cấp. Nhưng nỗi lo của làng Aur bây giờ không phải là “cái ăn, cái mặc”, mà lo chuyện “dựng vợ, gả chồng” cho con cháu.
Gần 10 năm nay, cả làng Aur chưa có đứa con trai nào lấy được vợ. Nhà nào có con gái đều gả chồng xa. Giờ làng Aur toàn là người già, lớn tuổi.
“Với người Cơ Tu, khi bước sang tuổi 18, con trai đã tính chuyện lấy vợ, vậy mà giờ đây có cả chục trai làng đã trên dưới 30 tuổi rồi mà vẫn không lấy được vợ. Người Cơ Tu không được lấy vợ trong làng, không lấy vợ cùng họ nên chuyện lấy vợ của thanh niên trong làng còn khó hơn việc tìm đường lên trời…!”, già làng A Lăng Jeng nói.
A Lăng Úy, một trai làng Aur 28 tuổi chia sẻ, cách đây 2 năm, có dẫn một người bạn gái về làng giới thiệu với gia đình, làng xóm để tính chuyện trăm năm. Cả nhà chưa kịp vui thì ngay sau lần đầu tiên đó, cô gái lặng lẽ chia tay…
“Có lẽ, họ sợ cảnh sống xa cách miền xuôi. Giờ em đang ở với bố mẹ. Để lấy được vợ, chắc chỉ có cách xuống trung tâm huyện, xin việc may ra mới có người đồng ý”, Úy nói.
Không riêng Úy, A Lăng Phích sau khi học xong lớp 12, từng bỏ việc học để về làng sinh sống, tìm cách lấy vợ từ gần chục năm nay nhưng bất thành.
“Làng đẹp, nhiều người đến tham quan, chụp ảnh nhưng đám con gái trong xã, trong huyện đều “ngó lơ” cả. Họ không muốn về lấy trai làng Aur làm chồng, vì sợ đường sá cách trở, sinh sống lại tách biệt giữa núi rừng. Cảnh “một người đau đẻ, cả làng khiêng chạy” khiến con gái ám ảnh”, A Lăng Phích nói.
Bấm từng đốt ngón tay, già làng Jeng nhẩm tính, có cả chục trai làng trong tuổi lấy vợ đang bị ế. So với tuổi họ, những người con gái trong làng đi lấy chồng sinh 2 – 3 đứa con rồi. Gần 10 năm nay, làng chỉ gả con gái đi lấy chồng, nhưng con trai thì chưa có ai lấy được vợ về làng.
“Mong muốn của người dân làng Aur bây giờ là có một con đường giao thông dẫn vào làng. Đường không cần to rộng, đường chỉ đủ cho xe máy đi được thôi. Có đường giao thông, người dân làng Aur sẽ không còn sống tách biệt với thế giới bên ngoài, không còn cảnh cả làng thay nhau khiêng người ốm, người đau đẻ đi cấp cứu. Có đường giao thông, người làng Aur sẽ không còn lo cảnh ế vợ…”, già làng Jeng bày tỏ.
Theo baogiaothong.vn
Sáng sớm tinh mơ thấy mẹ đẻ đang chống nạnh trước cổng, tôi định bước ra nhưng bố chồng đi vào bảo: "Con cứ ngồi im trong này"
Phải đến tận trưa tôi sang nhà mẹ đẻ thì mới biết được nguyên nhân vì sao sáng sớm mẹ tôi đã chạy sang nhà thông gia và kêu gào ầm ĩ như thế.
Mẹ chồng và mẹ đẻ tôi không ưa nhau. Hai bà từng là bạn học, hồi đi học thì cũng ganh ghét nhau chuyện học hành rồi nhan sắc. Ghét nhau từ hồi còn trẻ, ấy thế mà rồi đúng là oan gia ngõ hẹp, cuối cùng lại trở thành thông gia.
Tôi và anh thì quen nhau ở trường đại học, cùng quê nên anh thường giúp đỡ tôi những việc như bê nước, sửa quạt... thế nên tình cảm lớn dần rồi yêu nhau. Ngày biết tôi yêu anh, mẹ tôi đã tức giận nói: "Mày lấy ai thì lấy, đừng có lấy con trai bà già kia". Còn anh cũng kể mẹ anh ra sức ngăn cản.
Nhưng chúng tôi vẫn đến với nhau, thậm chí hai đứa còn đấu tranh bằng cách đều xin việc trong TP.HCM, mỗi năm về nhà đúng 2 lần. 3 năm sau thì cả hai bên gia đình đều phải xuống nước, kêu gọi chúng tôi về làm gần nhà và thích cưới thì cưới.
Tôi còn nhớ, ngày cưới, mẹ chồng tôi nhờ em gái của bà sang nhà tôi đón dâu. Mẹ tôi bực lắm, bà kê cái bàn chặn ngay trước cổng khiến nhà trai phải đạp đổ hàng rào bằng cây ngâu mới vào được nhà. Chú rể cũng phải dở khóc dở cười đỡ váy cho cô dâu bước qua. Làng xóm cũng biết đôi thông gia không ưa nhau từ đó.
Cưới về, tôi không phải sống chung với nhà chồng vì vợ chồng tôi thuê phòng sống và làm việc ở Hà Nội. Tháng 2-3 lần lại về quê thăm nom hai nhà. Mỗi lần về là tôi lại nghe em chồng kể chuyện mẹ chồng mẹ đẻ tôi cãi nhau ngoài chợ, hay chê bai nhau trong đám cưới ai đó... Nói chung, cứ hai bà gặp mặt nhau là y như rằng có chuyện xảy ra.
Giờ tôi là người khó xử nhất, chẳng dám bênh ai. (Ảnh minh họa)
Sáng sớm tinh mơ chủ nhật, tôi còn đang ngủ thì nghe thấy tiếng đạp cửa cổng rồi tiếng mẹ đẻ tôi oang oang: "Bà tưởng bà làm thế là hay à? Bà tưởng bà giỏi giang hơn tôi chắc".
Tiếng mẹ chồng tôi trong nhà vọng ra: "Tôi không nói chuyện với con người thiếu ý thức. Con người chỉ biết mắng mỏ người khác".
Tôi tỉnh cả ngủ, ngồi bật dậy ngay lập tức. Biết là hai mẹ lại mâu thuẫn gì rồi. Tôi đang định chạy ra can ngăn thì đã nghe thấy tiếng mẹ tôi tiếp: "Tôi sẽ dạy con tôi bật lại bà! Bà sống biết điều chút đi thì con cháu nó báo hiếu. Chứ cứ sống kiểu hai mặt ấy thì sau khổ cũng đừng có trách ai".
Tôi đã đứng dậy nhưng bố chồng đi vào bảo: "Con cứ ngồi im trong này, kệ hai bà ấy cãi nhau". Hai mẹ ầm ĩ mãi một lúc sau bố tôi tới kéo mẹ tôi về thì mới yên chuyện. Tôi cũng xấu hổ ngượng ngùng chỉ biết im lặng nấu bữa sáng.
Đến trưa, tôi sang nhà mẹ đẻ mới biết nguyên nhân. Hóa ra là mẹ chồng tôi đi nói xấu tôi, bà kể khắp với làng xóm tôi lười biếng, về nhà chồng mà ăn no ngủ chỏng vó trưa trờ trưa trật mới dậy. Rồi còn lôi đủ các tính xấu ra để gán ghép cho tôi tham lam, ghen tuông, ganh tị em chồng... Mẹ tôi nghe được, tức quá nên sáng sớm nay đã sang để mắng lại.
Tôi thật không biết làm sao nữa mọi người ạ. Giờ tôi là người khó xử nhất, chẳng dám bênh ai. Cứ thế này chắc tôi chẳng về quê nữa cho yên chuyện.
Clip có thể bạn quan tâm:
- Video hướng dẫn chế biến cá cơm chiên bơ tỏi ngon khó cưỡng. Nguồn: Ăn khắp Hà Nội
Theo Kas Nguyen/Helino
Chồng mặc vợ ngang nhiên ngoại tình Bấy lâu nay chuyện vợ hay chồng cặp bồ dẫn đến việc gia đình tan đàn xẻ nghé đã không còn là chuyện lạ. Nhưng chuyện chồng chấp nhận cho vợ cặp bồ rồi quay sang chửi bới chồng là chuyện chẳng mấy khi xảy ra. Theo Vietnamnet đưa tin ở xã S.Đ, Thái Bình chuyện gia đình nhà anh Tuấn, để vợ...