Bí ẩn nền nhà nóng lên 50 độ C giữa trời mưa gió
Giữa ngày mưa gió, thời tiết bên ngoài vô cùng ẩm ướt, nền nhà của gia đình anh Lý (trú huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) bất ngờ nóng ran. Nhiệt độ đo được lúc cao điểm lên tới 50 độ C
Giữa ngày mưa gió, thời tiết bên ngoài vô cùng ẩm ướt, nền nhà của gia đình anh Lý (trú huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) bất ngờ nóng ran. Nhiệt độ đo được lúc cao điểm lên tới 50 độ C, lan tỏa trong diện tích lớn. Hiện tượng bất thường ấy đã khiến gia chủ đi từ kinh ngạc đến lo sợ.
Nền nhà anh Lý bỗng dưng nóng bất thường, gây tâm lý hoang mang trong dân chúng
Hốt hoảng vì nền gạch nóng bỏng chân
Trở lại xóm Nhân Hòa (xã Thạch Tân, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) những ngày này, “nền nhà tự nóng lên” là chủ đề thời sự nóng nhất mà chúng tôi ghi nhận được. Ở bất kỳ chỗ nào, người dân cũng thấy túm năm, tụm ba bàn tán về hiện tượng lạ xảy ra tại gia đình anh Lê Văn Lý (46 tuổi). Với mức độ quan tâm như vậy, không quá khó để chúng tôi hỏi đường đến thăm ngôi nhà xảy ra hiện tượng hiếm gặp này.
Tiếp xúc phóng viên, anh Lý kể lại: Sự việc xảy ra vào khoảng 8h ngày 13/09. Hôm đó trời mưa, không khí khá lạnh và ẩm ướt. Anh Lý vừa đi chân trần từ ngoài vào trong thì bất ngờ cảm nhận thấy nền nhà nóng ran như có lửa đốt. Ngỡ nhà bị chập điện, anh Lý vội chạy lại ngắt cầu dao. Nhưng dù đã xử trí nhanh chóng, hiện tượng nền nhà nóng ran vẫn không chấm dứt. Một thời gian dài sau đó, diện tích nền nhà rộng khoảng 1m2 không những không nguội đi, mà còn tăng nhiệt độ. Dùng nhiệt kế đo thử, anh Lý hoảng hồn khi thấy nền nhà mình nóng lên tới hơn 50OC.
Thời điểm chúng tôi tìm đến, diện tích nền nhà anh Lý chỉ không còn hiện tượng nóng lên bất thường nữa. Tuy nhiên, chủ nhân ngôi nhà vẫn còn rất hoang mang. Anh cho biết: “Lúc đó, tôi cho thử tay xuống viên gạch hoa thì có cảm giác nóng rát. Tôi cũng đã đi kiểm tra nhiều lần nguồn điện của gia đình nhưng vẫn không thấy được dấu hiệu lạ. Thậm chí, càng ngày nhiệt độ ở khu vực này càng tăng, không biết là hiện tượng đang xảy ra. Cả đêm hôm đó, gia đình tôi rất hoang mang. Các thành viên mấy ngày qua mất ăn mất ngủ vì lo lắng”.
Video đang HOT
Từ hôm xảy ra sự việc đến nay, anh Lý luôn sợ hiện tượng trên sẽ lặp lại. Nhiều người hàng xóm hiếu kỳ, khi được anh kể lại sự việc cũng sang tận nơi kiểm chứng và không khỏi kinh ngạc. “Mấy ngày qua, gia đình tôi nhận được hàng chục cuộc điện thoại thăm hỏi về sự việc. Thực lòng, tôi chỉ mong cơ quan chức năng sớm vào cuộc tìm hiểu, đưa ra lời giải đáp khoa học thấu đáo. Bởi mấy ngày qua, tin đồn thất thiệt về sự việc rộ lên nhiều quá”, anh Lý rầu rĩ nói.
Cần dẹp bỏ những đồn đại huyễn hoặc
Theo ghi nhận của chúng tôi, căn nhà này được anh Lý xây dựng cách đây vài tháng. Nhà xây bằng gạch kiên cố, nằm trên thửa đất sở hữu nhiều năm của gia đình. Khi làm nhà, anh Lý không chạy hệ thống điện ngầm dưới nền nhà. Hơn nữa khi phát hiện hiện tượng bất thường, gia chủ đã nhanh chóng xử lý bằng cách ngắt cầu dao điện. Do đó, có thể loại trừ nguyên nhân làm nền nhà nóng lên là do tác động từ hệ thống điện.
Cũng theo gia chủ, thời điểm phát hiện sự việc, anh đã thử đổ nước lạnh xuống nền nhà và chứng kiến hiện tượng nước bốc hơi. Nhưng chỉ ít phút sau, nền nhà khô sạch nước thì lại tiếp tục nóng ran như cũ. Trong lúc chưa thể lý giải được sự việc, hàng loạt đồn thổi huyễn hoặc theo đó đã xuất hiện. Anh Trung, hàng xóm nhà anh Lý cho hay: “Khi nghe thông tin nền sân anh Lý phát nóng, nhiều người đã kéo sang nhà anh Lý để xem, ai cũng rất tò mò về hiện tượng kỳ lạ này. Đến 17h30 cùng ngày, nền sân anh Lý vẫn nóng lên tại khu vực 4 viên gạch. Sự việc này từ trước đến nay tại địa phương chưa hề xảy ra”.
Tâm sự với phóng viên, anh Lý cho biết, gia đình anh lo đến “mất ăn mất ngủ” khi dư luận bên ngoài đồn thổi căn nhà có “ma”. Rồi chẳng biết từ đâu, tin đồn “thêu dệt” khu đất này từng có người tự tử vì tình? Tuy nhiên theo xác minh của chúng tôi, tin đồn này hoàn toàn chỉ là thất thiệt. Lãnh đạo địa phương cũng cho biết sẽ tuyên truyền để sớm chấm dứt đồn thổi hoang đường, ổn định an ninh trật tự.
Còn với nhiều người dân trong làng, hiện tượng ngôi nhà nóng lên bất thường được bà con cố gắng lý giải theo hướng khoa học. Họ “đoán” rằng nguyên nhân khiến nền của ngôi nhà nóng lên có liên quan đến “hoạt động của đới đứt gãy địa hình”, hay do “động đất”, “núi lửa”. Bên cạnh đó, nhiều người khác lại cho rằng có thể dưới nền nhà này có mạch nước khoáng nóng bây giờ mới phát lộ.
Thực tế trong quá trình tìm hiểu sự việc, chúng tôi được anh Lý tiết lộ: Do quá lo lắng, gia đình anh đã kiểm tra nhiều ngôi nhà xung quanh cũng không phát hiện được trường hợp nào nóng bất thường như ngôi nhà này. Còn việc một số người nhận định việc ngôi nhà này nằm trong mạch nước khoáng nóng cũng không khả thi. Nhiều người còn nghi ngờ dưới ngôi nhà này có nguồn địa nhiệt. Nhưng nếu có nguồn địa nhiệt, thì các ngôi nhà xung quanh cũng sẽ bị ảnh hưởng. Và nếu đúng có nguồn địa nhiệt thì hiện tượng này phải xảy ra từ trước đó, chứ không thể mới đây mới xuất hiện. Còn nếu như có mạch nước nóng thì quả là điều đáng mừng vì mạch nước nóng có thể giúp nơi đây phát triển thêm mô hình du lịch.
Thực tế, chuyện nền nhà bỗng dưng nóng bất thường này lần đầu tiên xảy ra đối với gia đình anh Lý. Do đó, dư luận không khỏi suy diễn. Tuy nhiên dưới góc nhìn khoa học thì nền nhà nóng lên là có thể lý giải được, không phải do tâm linh hay ma quỷ quấy phá. Hơn thế, khu đất này trước đây không có gì bí ẩn, nó chỉ là một khu đất bình thường như bao khu đất khác.
Giải mã hiện lượng lạ kỳ
Theo tìm hiểu của chúng tôi thì đây không phải lần đầu tiên ở Hà Tĩnh xảy ra hiện tượng nền nhà nóng bất thường. PGS.TS Nguyễn Văn Lâm – Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Bảo vệ Môi trường (thuộc Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam), Tổng thư ký Hội Địa chất thủy văn Việt Nam từng trả lời trên báo An Ninh Thủ Đô- cho biết, hiện tượng sàn nhà có nhiệt độ nóng bất thường hoàn toàn có thể giải thích về mặt khoa học. Theo ông Lâm, sàn nhà nóng lên không có gì bí hiểm và hoàn toàn không có mối liên quan nào với vấn đề tâm linh. Cũng theo PGS. TS Nguyễn Văn Lâm, còn nhiều nguyên nhân chủ quan có thể do điện, thường là nguồn từ lâu không còn sử dụng nữa, đã bị cắt đi và người nhà cũng không để ý, nay bị chập; hay hố tôi vôi… sau đó mới đến các nguyên nhân khách quan như: vỏ trái đất đang nóng lên, do khí mê tan trong lòng đất…
Ngoài những nguyên nhân kể trên, một cán bộ Viện Địa chất (thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, nóng nền nhà có nhiều nguyên nhân. Không loại trừ khả năng do dưới nền đất có nguồn nước khoáng nóng. Trước đây chưa thấy có hiện tượng nóng nền nhà, nhưng nay lại nóng là do ở một điều kiện nào đó, có thể do nứt đất, nguồn nước khoáng nóng thấm lên. Nguyên nhân nữa có thể do quá trình nứt đất, ở dưới lòng đất có nguồn nhiệt độ cao, khí bốc lên cao gây nóng nền nhà. Đó là những nguồn năng lượng địa nhiệt – một dạng năng lượng được tích tụ dưới dạng nhiệt lượng nằm ngay dưới lớp đất của vỏ trái đất. Nguồn năng lượng được tách ra từ nhiệt trong lòng trái đất. Các dạng biểu hiện của năng lượng địa nhiệt như: lỗ khe núi lửa, bọt bùn, suối nước nóng và các dạng khác.
Như vậy dưới góc độ Khoa học và Công nghệ, nguyên nhân của hiện tượng nền nhà nóng lên bất thường hoàn toàn không phải là hiện tượng địa chất bất thường và cũng không phải là hiện tượng thần bí, tâm linh. Theo các nhà khoa học, hiện tượng nền nhà nóng lên không phải là chuyện hiếm gặp, cũng không có gì kỳ bí. Nhiều trường hợp như vậy đã xác định được nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
Theo Bùi Phong (Báo Gia đình & Xã hội)
Kinh nghiệm đi xe đường ngập lụt
Trời mưa, đường ngập luôn là mối nguy nhãn tiền cho xe, nhưng chỉ cần hiểu vài nguyên tắc căn bản, bạn đã có thể hạn chế đáng kể rủi ro cho xe của mình.
Nguyên tắc đầu tiên khi lái xe trong trời mưa là giảm tốc độ. Trời mưa, đường ướt khiến mặt đường mất độ bám, quãng đường phanh sẽ dài hơn; chưa kể nguy cơ mất lái khi chạy nhanh, phanh gấp. Hãy ngay lập tức giảm tốc độ khi phía trước có dấu hiệu đường ngập hoặc đơn giản là các vũng nước lớn.
Việc chạy tốc độ cao qua vùng nước ngập sẽ tạo ra sóng nước ập vào xe rất nguy hiểm do nước có thể xộc thẳng vào họng hút động cơ hoặc cột nước bao trùm cả xe khiến người lái mất hẳn tầm nhìn - gạt nước không đủ nhanh trong trường hợp này. Hơn nữa, xe chạy tốc độ cao qua vùng ngập nước, thậm chí với các vũng nước nhỏ, có khả năng mất lái, giật lái do hiện tượng mất hoàn toàn độ bám của lốp xe do các rãnh, hoa lốp không kịp thoát nước (aquaplaning).
Nguyên tắc thứ hai, nếu không chắc về mức ngập nước của đoạn đường phía trước, hãy quay lại đi đường khác. Việc đi xe vào đường ngập nhưng không chắc về độ sâu mực nước có thể dẫn đến việc xe chết máy, hỏng động cơ và nước tràn vào nội thất xe.
Nếu xác định có thể đi qua - mức nước cao nhất chỉ ngập dưới lốp xe, hãy đảm bảo không có xe đi ngược chiều hoặc phải vượt xe khác. Nếu vượt xe hoặc gặp xe ngược chiều, việc người lái giảm ga đột ngột hoặc sóng nước dâng cao cũng khiến nước tràn vào khoang động cơ và gây chết máy. Đừng khởi động lại xe nếu xe bị chết máy trong khu vực nước ngập sâu, hãy gọi ngay cứu hộ. Nếu khởi động xe, nguy cơ động cơ bị thủy kích rất cao do nước đã tràn vào cổ hút gió. Khi đi vào đường ngập, với xe số sàn nên đi số thấp - số 1 hoặc số 2; xe số tự động nên kéo về nấc D1 D2 - ở nấc này, xe sẽ không nhảy số cao nếu bạn đi ga lớn. Khi đi qua chỗ lụt, chân ga luôn duy trì ổn định ở mức trên dưới mức ga - vòng tua động cơ nhau tùy theo dòng xe khác nhau, nhưng nên trong khoảng 2000 đến 3000 vòng/phút.
Khi qua đường ngập nên chọn đi ở giữa tim đường do mặt đường luôn dốc sang hai bên để thoát nước. Tuy nhiên, để giảm bớt thiệt hại và là động tác cố gắng cuối cùng khi nước ngập làm chết máy - triệu chứng máy lịm hoặc nổ không "tròn", hãy nhanh chóng chuyển hướng đâm ngang lên vỉa hè. Mức chênh vỉa hè từ 10 đến 20cm đủ để cứu động cơ bị "sặc nước". Khi xe đã ở chỗ cao, hãy về mo - số 0 hoặc N, và vẩy ga vài lần để máy "tròn" - nổ đều lại.
Khi máy đã nổ bình thường, bạn có thể quyết định đi tiếp hay gọi xe cứu hộ. Lưu ý, giá xe cứu hộ cho một lần kéo/chở trong thành phố chỉ 300 đến 500 ngàn, nhưng một lần phải sửa xe vì nước tràn vào trong máy (thủy kích) sẽ mất ít nhất cả chục triệu đồng với xe phổ thông và hàng trăm triệu với các loại xe đắt tiền.
Ngoài ra, trong mùa mưa bão, luôn xuất hiện các dịch vụ "ăn theo"ở các địa điểm hay bị ngập lụp. Nếu xe bị chết máy và bạn chưa muốn gọi xe cứu hộ, hãy gọi cho các gara hoặc thợ quen, đừng sử dụng các dịch vụ "ăn theo đường ngập" như lau bugi hay vệ sinh lọc gió... Loại dịch vụ này nghe có vẻ tiện nhưng tiềm ẩn rủi ro cao vì không ai chắc được về năng lực, hiểu biết của những người làm dịch vụ đó.
Theo_NDH
Va chạm rơ-móoc, một phụ nữ ngoại quốc tử vong Trời mưa, đường trơn và người phụ nữ điều khiển xe máy mặc áo mưa lùng bùng nên đã xảy ra va chạm với xe rơ-móoc. Vào khoảng 5h00 sáng nay (26/1) tại ngã tư Tân Xuân- Phạm Văn Đồng hướng đi cầu Thăng Long (Hà Nội) xảy ra va chạm giữa xe rơ-mooc với xe máy lưu thông cùng chiều khiến một...