Bí ẩn MH370 có thể không bao giờ được giải mã
Thậm chí các nhân viên tìm kiếm có thể làm được điều kỳ diệu là trục vớt hộp đen của chuyến bay MH370 từ đáy biển Ấn Độ Dương rộng lớn, các chuyên gia cho rằng điều đó vẫn có thể không giải mã được một trong những bí ẩn lớn nhất trong lịch sử hàng không.
Người thân các hành khách tham dự một lễ cầu nguyện cho chuyến bay MH370 tại Kuala Lumpur ngày 18/3.
Các máy bay và tàu với trang thiết bị hiện đại nhất đang rà sát nam Ấn Độ Dương để tìm kiếm bất kỳ dấu vết nào của chiếc máy bay mất tích mà Malaysia nói là đã đâm xuống vùng biển hẻo lánh sau khi đi trệch lộ trình dự kiến.
Lực lượng tìm kiếm phải đối mặt với một thách thức to lớn là định vị hộp đen của chiếc Boeing 777, vốn nắm giữ các đầu mối quan trọng nhằm xác định nguyên nhân chiếc máy bay mất tích sau khi cất cánh từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh hôm 8/3.
Nhưng các chuyên gia tin rằng thiết bị thu âm dữ liệu chuyến bay và thiết bị thu âm thanh buồng lái có thể không trả lời được hàng loạt câu hỏi như tại sao và bằng cách nào máy bay lại chuyển hướng gần 1 giờ sau khi cất cánh và thực hiện hành trình đầy gian nan là tới phía nam Ấn Độ Dương.
Thiết bị thu âm dữ liệu cho biết chi tiết về đường đi của máy bay và các thông tin kỹ thuật khác trong thời gian của chuyến bay, và “có thể cung cấp nhiều thông tin”, công ty tư vấn hàng không Leeham Co tại Mỹ cho biết.
Nhưng thiết bị ghi âm giọng nói buồng lái – vốn có thể tiết lộ các quyết định của phi hành đoàn và lý do tại sao – chỉ lưu giữ 2 tiếng trao đổi cuối cùng trước khi chuyến bay kết thúc.
Điều đó có nghĩa là các trao đổi có thể là quan trọng xung quanh quyết định chuyển hưởng ban đầu, vốn diễn ra khi máy bay đang ở vùng không phận tiếp giáp giữa Malaysia và Việt Nam, sẽ không được ghi lại.
“Rõ ràng là nó sẽ không tiết lộ bất kỳ điều gì vốn xảy ra trên Vịnh Thái Lan – điều đưa đến kết cục của MH370″, Leeham Co cho biết.
Leeham nói thêm rằng, vẫn cần phải chờ đợi để xem liệu thiết bị ghi âm buồng lái có giữ bất kỳ điều gì có giá trị về 2 tiếng cuối cùng của chuyến bay hay không, khi nó được tin là đã bị rơi hoặc hết nhiên liệu.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak ngày 24/3 cho biết chuyến bay MH370 đã bị rơi xuống Ấn Độ Dương cùng 239 người, trích dẫn một cuộc phân tích dữ liệu vệ tinh mới.
Nhưng địa điểm chính xác và các tình huống dẫn tới việc chuyển hướng vẫn là điều bí ẩn. Không tín hiệu khẩn cấp nào được phát đi.
3 kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất là: bị không tặc, hành động phá hoại của phi công hoặc một cuộc khủng hoảng bất ngờ trên không trung, khiến phi hành đoàn “bó tay” và buộc phải để phi cơ bay ở chế độ tự động suốt vài giờ cho tới khi hết nhiên liệu.
Video đang HOT
Giới chức Malaysia cho biết họ tin rằng MH370 đã cố tình bị ai đó trên khoang chuyển hướng. Tuy nhiên, không bằng chứng nào từ cuộc điều tra của Malaysia ủng hộ các giả thuyết nói trên.
Chuyên gia hàng không Anh Chris Yates cho rằng dù có tìm thấy các hộp đen thì dường như chúng ta cũng không có được câu trả lời về việc “vì sao máy bay lại đi trệch lộ trình hàng nghìn km”.
“Chúng ta vẫn không biết gì về tình trạng của cơ trưởng và cơ phó, không biết liệu có ai đó đã cố gắng vào buồng lái và cướp máy bay hay không. Nhưng chúng ta chắc chắn không có ai nhận trách nhiệm kể từ khi toàn bộ vụ việc xảy ra”, ông Yates nói.
“Đó là một bí ẩn không giống với bất kỳ vụ việc nào khác”, ông Yates nói thêm.
Các mảnh vỡ đã được nhìn thấy ngoài khơi bờ biển phía tây nước Úc, nhưng một nỗ lực tìm kiếm quốc tế cho tới nay vẫn chưa tìm được bất kỳ mảnh vỡ nào được xác nhận là của MH370. Các mảnh vỡ cũng có thể đã trôi dạt hàng trăm km từ nơi máy bay rơi xuống.
“Với tư cách là các nhân viên điều tra, chúng tôi phải hành động với bằng chứng cụ thể và ngay lúc này chúng tôi không có bất kỳ bằng chứng cụ thể nào để điều tra”, ông Anthony Brickhouse, một thành viên của Hiệp hội các nhà điều tra an toàn hàng không quốc tế, cho biết.
Pin cung cấp năng lượng cho bộ phận phát tín hiệu định vị của các hộp đen sẽ cạn kiệt chỉ trong chưa đầy 2 tuần nữa.
Một thiết bị của Mỹ có khả năng phát hiện tín hiệu đó dù nằm dưới đáy biển đã được điều tới hiện trường, nhưng điều kiện thời tiết không thuận lợi đã cản trở công tác dò tìm địa điểm hộp đen máy bay.
Ông Paul Yap, một giảng viên ngành hàng không, tại trường Temasek Polytechnic (Singapore), cho rằng nếu không tìm thấy hộp đen thì “chúng ta không thể biết được điều gì đã thực sự xảy ra”.
“Với các dữ liệu vệ tinh mới, chúng ta có thể nói đó là một bàn cờ”, ông Yap nói về khu vực tìm kiếm rộng lớn.
“Câu hỏi lúc này là tìm ra ô vuông nào – nơi có các hộp đen – trên bàn cờ đó để tập trung vào”, ông Yap nói
An Bình
Theo AFP
Hộp đen của máy bay MH370 sẽ tiết lộ những điều gì?
Tung tích chiếc máy bay MH370 bí ẩn đã được phát hiện và chỉ cần tìm ra hộp đen, câu chuyện kì lạ đằng sau chiếc máy bay sẽ được hé lộ...
Thủ tướng Malaysia - Najib Razak trong buổi họp báo diễn ra vào lúc 22h (giờ địa phương) tức 21h giờ Việt Nam.
Như đã đưa tin, thủ tướng Malaysia - Najib Razak đã chính thức tuyên bố xác nhận việc tìm ra tung tích của chiếc máy bay MH370 thuộc hãng hàng không Malaysia tại phía Tây thành phố Perth (Úc), giữa vùng biển phía Nam Ấn Độ Dương.
Gần như ngay lập tức, làn sóng dư luận thắc mắc về tung tích chiếc hộp đen của máy bay dâng cao, bởi chỉ cần tìm ra bộ phận này, mọi giả thuyết từng được đưa ra lý giải cho sự mất tích của chiếc máy bay trên sẽ được kiểm chứng hoàn toàn...
Vậy hộp đen máy bay là gì?
Hộp đen máy bay lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới là vào năm 1954, do tiến sĩ người Australia - David Warren phát minh ra tại Melbourne. Đây là thiết bị lưu trữ mọi diễn biến trên hành trình của một chiếc máy bay trong từng giây nhằm nâng cao độ an toàn của chuyến bay, giúp các chuyên gia tìm ra được nguyên nhân các tai nạn có thể xảy ra.
Tiến sĩ David Warren phát minh ra hộp đen vào năm 1954.
Hộp đen máy bay được làm bằng vật liệu siêu cứng, siêu bền, không bắt lửa. Nếu xét về khả năng sống sót sau tai nạn thì khó có vật nào sánh nổi với nó. Hộp đen thiết kế đúng quy chuẩn có thể chịu được sức ép có cường độ gấp 3.400 lần trọng lực Trái đất, bị nung 30 phút liên tục trong nhiệt độ 1.100 độ C cũng không bị ảnh hưởng hay chịu được độ muối cao ở độ sâu 6.100m dưới mực nước biển trong 1 tháng.
Thêm vào đó, các hãng chế tạo máy bay cũng bố trí đặt hộp đen luôn ở phía đuôi - nơi an toàn nhất trên máy bay để tăng khả năng sống sót của bộ phận này. Một trong những minh chứng điển hình là trường hợp tai nạn của chiếc Airbus A330-200 của hãng hàng không Air France mất tích năm 2009: sau 2 năm, hộp đen của chiếc máy bay này mới được tìm thấy mà vẫn chạy... tốt.
Hình ảnh hộp đen của chiếc máy bay Air France mất tích năm 2009.
Ngoài ra, một trong những điểm thú vị của hộp đen chính là màu sắc... chẳng liên quan tới tên gọi. Ban đầu, hộp đen được sơn ngoài màu đen song sau này đã được đổi thành màu cam để tiện cho tìm kiếm, phát hiện tuy nhiên cái tên thuở nào vẫn được giữ nguyên.
Mục đích truy tìm hộp đen
Trên một chiếc máy bay thông thường bao giờ cũng có hai hộp đen với cấu tạo riêng biệt là máy ghi âm buồng lái (CVR) và máy ghi dữ liệu chuyến bay (FDR).
Chúng đặc biệt ở chỗ người ngoài, thậm chí cả phi công cũng không thể tác động hay chỉnh sửa thông tin trong hộp đen. Máy ghi âm buồng lái được kết nối với các microphone gắn trong buồng lái, thu lại mọi âm thanh trên chuyến bay.
CVR mã hóa âm thanh từ microphone gửi tới và ghi lại tối đa 30 phút với công nghệ băng từ, sau khi ghi hết thì ghi đè lại. Một số máy bay hiện đại ngày nay sử dụng công nghệ thể rắn cho CVR ghi lại được âm thanh của 2 tiếng trước khi máy bay gặp nạn.
Không quân Brazil tìm thấy hộp đen còn khá nguyên vẹn của chiếc Boeing 737 đâm xuống rừng Amazon ngày 29/9/2006, làm chết toàn bộ 154 hành khách.
Trong khi đó, máy ghi dữ liệu chuyến bay lưu lại thông số chuyến bay thông qua tín hiệu mà các cảm biến điện từ đặt trên máy bay gửi về. Hiện nay, một máy FDR dùng công nghệ thể rắn có thể ghi lại mọi chi tiết của chuyến bay trong 25 giờ cuối cùng trước khi xảy ra tai nạn.
Hộp đen của MH370 sẽ tiết lộ điều gì?
Giống như mọi hộp đen của máy bay khác, khi xảy ra tai nạn, hộp đen của MH370 cũng sẽ "tự sử dụng" 2 mắt thần. Bộ phận này của hộp đen cho phép khi nước xâm nhập, nó sẽ phát ra sóng âm thanh ở tần số 37,5 kHz mỗi giây/lần trong suốt 30 ngày, giúp các cơ quan chức năng dễ dàng tìm ra hộp đen dưới nước.
Trong trường hợp của MH370, đã gần 20 ngày kể từ khi chiếc máy bay này mất tích, nhiều khả năng hộp đen của nó vẫn còn hoạt động. Nếu tìm ra chúng, các chuyên gia sẽ sử dụng các phần mềm được hãng chế tạo hộp đen cung cấp, tái hiện lại những hình ảnh cuối cùng của chiếc máy bay trước khi lao xuống đáy biển.
Quá trình này có thể kéo dài vài ngày song thậm chí là vài tuần hay cả tháng, tùy theo tình trạng của hộp đen. Và gần như chắc chắn, hộp đen MH370 có thể chứng thực mọi giả thuyết được đưa ra trước đó: từ khủng bố cho tới lỗ hổng thời gian, trục trặc động cơ... Chúng ta hãy cùng hi vọng các nhà chức trách sẽ nhanh chóng tìm ra chiếc hộp đen để có thể giải đáp được nguyên nhân của vụ mất tích máy bay MH370 này.
Theo Xahoi
Mỹ chưa tin máy bay MH370 đã mất tích ở Ấn Độ Dương Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng chưa có bằng chứng độc lập để khẳng định MH370 đã đâm xuống Ấn Độ Dương. Một thân nhân hành khách gào khóc sau khi nghe thông báo của ông Najib Ngày 24/3, Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố nói rằng họ không có "chứng cứ độc lập" nào xác thực cho thông tin mà Thủ...