Bí ẩn “ma thuật” gây ảo giác trong chiếc cốc Ai Cập 2.000 tuổ.i
Chất gây ảo giác vẫn tồn tại sau 2.000 năm bị chôn vùi. Tuy nhiên, thứ “ ma thuật” Ai Cập cổ đại này có thể mang mục đích tốt.
Theo SciTech Daily, GS Davide Tanasi từ Đại học Nam Florida đã phát hiện ra bằng chứng vật lý đầu tiên về chất gây ảo giác trong một chiếc cốc Bes của người Ai Cập, một hiện vật được cho là có liên quan đến những nghi lễ bí ẩn.
Những chiếc cốc loại này, được trang trí bằng hình ảnh đầu của Bes, một vị thần hoặc cũng có thể coi như một con quỷ bảo vệ trong văn hóa Ai Cập cổ đại.
Bes tượng trưng cho sức mạnh bảo vệ sự sinh sản, quá trình chữa bệnh và thanh lọc ma thuật.
Một chiếc cốc Bes – Ảnh: Cassidy Delamarter
Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports, thứ còn sót lại trong chiếc cốc được phân tích là các dược liệu tự nhiên, có đặc tính hướng thần.
Điều này đã xác thực các ghi chép bằng văn bản và những huyền thoại hàng thế kỷ về các nghi lễ và tập tục của người Ai Cập cổ đại xảy ra ở khu vực Bes Chambers ở Saqqara, gần Kim tự tháp Giza, nơi các chiếc cốc Bes được tìm thấy.
Video đang HOT
Saqqara vốn là một vùng đất thiêng đồng thời là nghĩa trang cổ đại rộng lớn của người Ai Cập.
“Trong một thời gian rất dài, các nhà Ai Cập học đã suy đoán những chiếc cốc có hình đầu Bes có thể được sử dụng để làm gì và để đựng loại đồ uống nào, như nước thiêng, sữa, rượu vang hay bia” – TS Tanasi kể.
Các chuyên gia không biết liệu những chiếc cốc này có được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, cho mục đích tôn giáo hay trong các nghi lễ ma thuật hay không.
Tuy nhiên, họ vẫn có đôi chút nghi ngờ bởi hình dạng cũng như nơi mà chúng được khai quật.
Ngoài các dược liệu hướng thần, thành phần hữu cơ còn lại trong cốc cũng gồm rượu và một ít dịch cơ thể – có thể là nước bọt hay thứ gì bị vương vào.
Hỗn hợp này cũng được bổ sung hương vị mật ong, hạt vừng, hạt thông, cam thảo và nho, cùng tạo thành một thứ đồ uống có màu đỏ như má.u.
Các phân tích cũng chỉ ra rằng có thể có những đoàn người đưa các thai phụ gần kỳ sinh nở đến với đến Bes Chambers tại Saqqara để cầu mong việc sinh nở thành công, vì việc mang thai và sinh nở trong thế giới cổ đại đầy rẫy nguy hiểm.
Sự kết hợp các thành phần này có thể đã được sử dụng trong một nghi lễ gây ra ảo giác trong trong giai đoạn sinh nở nguy hiểm này.
Không xác định được nghi lễ này mang tính biểu tượng hay còn bao gồm mục tiêu nào hay không, bao gồm việc đồ uống này dùng cho những ai và liệu nó có phải thứ an thần cho sản phụ hay không.
Lần đầu tiên: Phát hiện 3 xá.c ướ.p Ai Cập nằm trong nhau
Hai bí ẩn lần lượt được hé lộ bên trong xá.c ướ.p một thiếu nữ Ai Cập hơn 2.300 năm tuổ.i gây kinh ngạc lẫn xó.t x.a.
Kỹ thuật ướp xác lừng danh đã bảo toàn toàn bộ những gì xảy ra bên trong cơ thể thiếu nữ và có thể là nguyên nhân cái chế.t trẻ. Đó là hai xá.c ướ.p bé nhỏ khác bên trong cơ thể cô.
Xá.c ướ.p chính được xác định là một thiếu nữ khoảng 14-17 tuổ.i, sống vào thời kỳ Hậu nguyên của Ai Cập cổ đại (khoảng giữa năm 712 đến 332 trước Công Nguyên), được tìm thấy vào những năm đầu thế kỷ XX.
Các xá.c ướ.p Ai Cập được trưng bày trong bảo tàng - Ảnh:
Theo Live Science, khi mở quan tài vào năm 1908, các nhà khoa học đã phát hiện xá.c ướ.p thứ hai: Đó là một thai nhi không nguyên vẹn, được băng bó kín. Ngoài ra, giữa hai chân cô gái có một phần nhau thai.
Các nhà nghiên cứu khi đó đã m.ổ bụn.g xác ướp và phát hiện hộp sọ của thai nhi bị mắc kẹt trong ống sinh, điều giúp kết luận thiếu nữ đã qua đời vì một ca sinh khó.
Nhưng phải đến thế kỷ sau, các nhà khoa học mới phát hiện ra bí ẩn thứ hai bên trong ngực thiếu nữ Ai Cập.
Xá.c ướ.p gái Ai Cập với những lọn tóc tết còn nguyên vẹn và kết quả chụp phim cho thấy các bào thai bên trong cơ thể - Ảnh: ANCIENT ORIGINS
Đó là bào thai thứ hai, còn nguyên vẹn, được ướp gián tiếp thông qua quá trình cơ thể của người mẹ được ướp một cách cẩn thận.
Theo Francine Margolis - một nhà khảo cổ tự do ở Mỹ, tác giả chính của nghiên cứu có sự tham gia của Đại học George Washington (GWU - Mỹ) - đây là xá.c ướ.p nữ giới mang song thai đầu tiên được phát hiện trên thế giới.
Bài công bố trên tạp chí khoa học International Journal of Osteoarchaeology cho biết trong lần nghiên cứu mới, nhóm khoa học gia Mỹ đã dùng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại để quét xá.c ướ.p, nhờ đó phát hiện bào thai thứ hai.
Nguyên nhân của vị trí bí ẩn - trong ngực xá.c ướ.p người mẹ - có thể do cơ hoành và một số cấu trúc mềm khác đã dần bị hư hại sau khi cô qua đời, dẫn đến việc xá.c ướ.p thai nhi thứ hai không còn được giữ nguyên trong ổ bụng.
Thiếu nữ Ai Cập được xác định chiều cao chỉ 1,52m, nặng khoảng 45-55kg khi còn sống - một kích thước cơ thể nhỏ bé so với người Ai Cập trưởng thành.
Tuổ.i đời nhỏ, một cơ thể chưa phát triển đầy đủ với xương chậu hẹp, kết hợp với tình trạng song thai được cho là nguyên nhân cái chế.t khi sinh nở. Cho đến nay, song thai vẫn luôn được coi là thai kỳ có nguy cơ cao.
Phát hiện mới này một lần nữa nhấn mạnh tính khắc nghiệt của các cuộc vượt cạn thời cổ đại, nhất là khi nữ giới thường phải kết hôn, mang thai, sinh nở lúc còn là thiếu nữ, cơ thể chưa phát triển đầy đủ cho mục đích làm mẹ.
Bí ẩn về quan tài khổng lồ của đền Saqqara Serapeum ở Ai Cập Tại ngôi đền Saqqara Serapeum của Ai Cập, có những quan tài đá granite vuông vức khổng lồ nặng hàng trăm tấn khiến các nhà khoa học thế giới bối rối. Saqqara Serapeum liên tục là nguồn suy đoán và bí ẩn kể từ khi được phát hiện lại vào năm 1850. Ngay cả bây giờ, không có lý thuyết nào có thể...