Bí ẩn lớn của COVID-19: Cùng nhiễm bệnh, vì sao có người tử vong có người lại hoàn toàn không triệu chứng?
Các nhà khoa học vẫn chưa thể lí giải tại sao có những bệnh nhân dương tính với virus nhưng chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc không có bất kì triệu chứng gì.
Ảnh minh họa
Hiện tại, số ca dương tính với virus corona đã vượt qua mốc 1 triệu và con số này tiếp tục tăng với tốc độ đáng báo động. Tuy nhiên, không phải tất cả người nhiễm bệnh đều có phản ứng như nhau với virus corona.
Theo các dữ liệu thống kê, các bệnh nhân có hàng loạt triệu chứng khác nhau và lí do chính xác cho hiện tượng này vẫn còn là một câu hỏi lớn. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã xác định được một số yếu tố có ảnh hưởng nhất định tới triệu chứng của bệnh trên con người.
Mặc dù triệu chứng phổ biến nhất là sốt, ho và khó thở, có nhiều trường hợp bệnh nhân không trải qua bất kì triệu chứng nào kể trên. Một nghiên cứu với 204 bệnh nhân tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc được đăng trên tạp chí Chuyên ngành Tiêu hóa của Mỹ cho thấy chỉ hơn một nửa số bệnh nhân trải qua các triệu chứng về tiêu hóa, ví dụ như mất vị giác, buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
Tờ New York Times cho biết virus corona đôi lúc có thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh và gây co giật. Một số trường hợp khác cho thấy người nhiễm COVID-19 cũng bị đau cơ và kiệt sức.
Ngược lại, có những bệnh nhân dương tính với virus nhưng chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc không có bất kì triệu chứng gì.
Vậy tại sao virus corona lại ảnh hưởng tới mọi người khác nhau đến vậy?
Kathryn Jacobsen, chuyên gia về y tế của Yahoo News, nhận định: “Có thể đặt giả thuyết rằng con người không phải là những cỗ máy. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc cơ thể phản ứng với các mầm bệnh. Đối với virus corona, hai yếu tố quan trọng nhất dường như là độ tuổi và tình trạng sức khỏe”.
Ảnh hưởng của tuổi tác đối với các triệu chứng do virus corona gây ra dường như khá dễ nhận thấy. “Cách cơ thể phản ứng với sự lây nhiễm thay đổi theo độ tuổi. Bất kì ai cũng có thể bị ốm nặng và tử vong vì virus corona, nhưng tỉ lệ tử vong cao nhất ở người lớn tuổi”.
Video đang HOT
Những người có nhiều bệnh lí nền cũng dễ bị mắc các triệu chứng liên quan. “Những người bị bệnh tim, phổi, tiểu đường hoặc các bệnh khác thường bị ảnh hưởng nặng hơn,” Jacobsen nói. Tuy nhiên, sự liên hệ trực tiếp của một số vấn đề sức khỏe và triệu chứng do COVID-19 gây ra vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể.
Một lí do khả thi khác là mức độ nhiễm virus corona ở người bệnh. Viết trên tờ New York Times, Tiến sĩ Joshua D. Rabinowitz và Caroline R. Bartman – hai nhà nghiên cứu về gen – cho rằng: “Cũng giống như độc dược, virus sẽ nguy hiểm hơn khi số lượng nhiều hơn. Ví dụ, bước vào một văn phòng từng có người dương tính với COVID-19 đi qua không nguy hiểm bằng việc ngồi cạnh một người nhiễm bệnh trong 1 giờ đồng hồ.”
Đối với virus corona, hiện tại vẫn còn quá sớm để biết chính xác những yếu tố nào ảnh hưởng tới sức khỏe của một cá nhân cụ thể. Theo Jacobsen, việc hút thuốc, mức độ dinh dưỡng và các chất hóa học trong cơ thể, việc sử dụng thuốc và gen đều là những yếu tố có thể cân nhắc.
Những người có nguy cơ cao phải nhập viện do virus corona đã được yêu cầu tăng cường cảnh giác để đề phòng nhiễm bệnh. “Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng những người không thuộc nhóm rủi ro cao không cần bảo vệ bản thân. Rủi ro thấp không có nghĩa là không có rủi ro”.
“Vì không thể nào biết chắc chắn ai sẽ có triệu chứng nhẹ khi nhiễm và ai sẽ có triệu chứng nặng hoặc tử vong, lựa chọn an toàn nhất là mọi người tuân thủ chỉ đạo của địa phương, bang và chính phủ các nước để tự bảo vệ mình trước virus corona”.
Tất Đạt
Bệnh nhân được chữa khỏi COVID kể về quãng thời gian kinh khủng
"Có thể khẳng định rằng các y tá cũng sợ hãi giống như tôi; khi họ thông báo kết quả dương tính, tôi cảm thấy mình như thể tôi sắp chết," cô Ati (41 tuổi) ở Edinburg (Anh) nhớ lại.
Ati và chồng. (Nguồn: theguardian.com)
Các bệnh nhân người Anh nhiễm COVID-19 đã kể lại trải nghiệm kinh khủng của mình sau khi loại bỏ được virus chết người khỏi cơ thể.
Tờ Guardian đã chia sẻ lại những câu chuyện này như một cách cảnh báo những ai chủ quan với dịch bệnh.
"Có thể khẳng định rằng các y tá cũng sợ hãi giống như tôi; khi họ thông báo kết quả dương tính, tôi cảm thấy mình như thể tôi sắp chết," cô Ati ( 41 tuổi), kể lại.
Cô nhập viện ở Edinburgh sau khi bị sốt, ho liên tục, đau bụng và ngực, khó thở rồi mất khứu giác, vị giác.
Ban đầu, cô gọi đến số điện thoại tư vấn 111 và được các nhân viên y tế hướng dẫn tự chăm sóc, cách ly tại nhà, nhưng ngay lập tức được chỉ định đến bệnh viện sau khi ho ra máu.
Ngày thứ ba sau khi nhập viện - cũng là lần nhập viện thứ 13 trong đời, Ati ho ra máu nhiều hơn và cảm thấy thắt ngực, sốt cao. Tuy nhiên, cô bắt đầu hạ sốt vào đêm hôm đó và từ sau đấy dứt sốt.
"Cơ thể của tôi bắt đầu đề kháng lại và hôm sau, họ nói tôi có thể về nhà nếu sức khỏe đã ổn định," cô Ati chia sẻ. "Tôi cảm thấy nhẹ nhõm đi nhiều. Tôi nghĩ đáng lẽ mình phải được nhập viện sớm hơn, chỉ sợ mọi chuyện sẽ trở nên quá muộn. Đó là trải nghiệm kinh hoàng nhất trong cuộc đời tôi."
Tại Anh, hơn 29.000 người được xét nghiệm dương tính với COVID-19 và có thể còn cả ngàn người khác nữa cũng đã nhiễm virus. Đại dịch năm nay đã làm chết 2.352 người ở nước này.
Thế giới đã ghi nhận tổng cộng hơn 200.000 ca hồi phục ở các nước. Tuy thống kê ở Anh vẫn chưa rõ ràng, nhưng các báo cáo sôi nổi về số người khỏi bệnh đang bắt đầu xuất hiện.
"Cuối cùng tôi đã có thể ra khỏi giường, đó là một bước tiến vô cùng lớn," bà Lou, 51 tuổi, ở làng Chalfont St Peter, Buckinghamshire chia sẻ. "Tôi tưởng mình sắp chết vào thứ Tư tuần trước, lúc ấy tôi không thể thở và rơi vào trạng thái bất tỉnh."
Nhân viên y tế đến nhà bà Lou, phát hiện thân nhiệt bà vượt quá 104 độ F (khoảng 40 độ C), huyết áp và lượng oxy của đã giảm. Bà và chồng mình - người cũng đang có những triệu chứng khả nghi, cũng được đưa vào bệnh viện. Bà được làm xét nghiệm COVID-19 và đang chờ kết quả.
Bà Lou được chỉ định truyền và uống nhiều loại thuốc, tình trạng bà đã ổn định trở lại. Bà được cho ra viện khi cảm giác thắt, nghẹn họng và sốt đã giảm đi.
"Một quá trình nhớ đời. Khi khỏe lại, chúng tôi sẽ phải ăn mừng," bà nói. "Từng bước nhỏ một, nhưng chúng tôi sắp đến đích rồi."
Phòng ngủ của Ryan. (Nguồn: theguardian.com)
Chỉ những người có triệu chứng nặng nhất mới được đưa vào bệnh viện. Giống như bà Lou, Ryan (22 tuổi), nằm trong số những người được dịch vụ 111 chỉ định tự cách ly và điều trị ở nhà, trừ khi có hiện tượng khó thở trầm trọng.
Ryan, sinh viên kỹ thuật năm thứ ba tại Đại học Hoàng gia London, kể rằng anh phát hiện trong đờm có máu, cảm thấy kiệt sức, đổ mồ hôi vào buổi đêm và cảm thấy buồn nôn. "Vào lúc tệ nhất của cơn sốt, tôi không thể nào nhích ra khỏi giường. Tôi mất cảm giác thèm ăn và hầu như không thể uống nước."
Ryan vốn là một người khỏe mạnh và lần ngã bệnh này đã là một cú sốc lớn đối với anh. Bây giờ anh chỉ muốn trở về quê nhà ở Malaysia.
Bà Jenny. (Nguồn: theguardian.com)
Jenny, 59 tuổi, cựu bác sỹ gia đình ở thị trấn Falkirk, Scotland bị bệnh đa xơ cứng, đã tự cách ly trong một chiếc xe van để gia đình bà có thể tiếp tục cuộc sống bình thường.
"Tôi đã cách ly xong một tuần trong chiếc xe van đậu trước gara nhà mình, chỉ cần một tuần nữa," bà Jenny chia sẻ. "Tôi chưa bao giờ trải nghiệm bất cứ điều gì như thế cả. Tôi chắc chắn 99,5% tôi đã mắc COVID-19. Cảm giác như tôi có một dải dây chun buộc chặt quanh cơ hoành của mình."
Mặc dù còn khá mệt mỏi và phải dừng lại để thở khi đi bộ trong ngôi làng nơi mình sinh sống, nhưng giờ bà đã có thể quay lại chăm sóc bạn đời của mình, một bệnh nhân ung thư đang phải truyền hóa trị, và cha bà, một người mắc chứng mất trí nhớ.
Bà Jenny nhấn mạnh mong muốn đem lại sự lạc quan trong quá trình hồi sức và sự cần thiết của việc tự cách ly nếu có dấu hiệu nhiễm bệnh. "Mỗi người trong chúng ta đều có thể làm giảm tốc độ của dịch bệnh."
Đối với cô Ati, bệnh nhân ở Edinburg, trải nghiệm bệnh này đã mang đến cho cô cảm nhận mới về cộng đồng. "Chúng tôi nhận được sự hỏi thăm, đề nghị giúp đỡ từ hàng xóm, bác sỹ gia đình và bạn bè. Thật an ủi làm sao khi thấy cả xã hội cùng đồng lòng, chung tay giúp đỡ lẫn nhau"./.
Minh Anh
Cụ bà 90 tuổi người Bỉ qua đời sau khi nhường máy thở cho những bệnh nhân trẻ tuổi nhiễm Covid-19 Sau khi nhập viện, cụ bà đã được xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 và ngay lập tức được cách ly để điều trị. Tuy nhiên, cụ bà đã hi sinh để người khác được dùng máy thở. Theo Fox News đưa tin, một cụ bà 90 tuổi người Bỉ đã qua đời do nhiễm Covid-19. Trước đó, bà cụ đã có hành...