Bí ẩn lời nguyền của viên đá thạch anh tím huyền thoại ở Anh
Viên đá quý huyền thoại đã được cất giữ suốt 3 thế kỷ bên dưới Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của London, trước khi người quản lý Peter Tandy phát hiện ra một ghi chú kỳ lạ ẩn bên dưới nó.
Sapphire tím Delhi nổi tiếng được trưng bày.
Những dòng chữ kể về một câu chuyện bi thảm, mô tả viên đá này là “thạch anh tím bị nguyền rủa” hay còn được gọi là Sapphire tím Delhi.
Nguồn gốc của viên thạch anh tím liên quan đến giai đoạn sau khi cuộc nổi dậy ở Ấn Độ năm 1857 bị dập tắt, quân đội Anh đã tìm cách dạy cho những kẻ nổi loạn trong tương lai một bài học và họ đã cướp phá một cách có hệ thống hàng trăm ngôi đền, đền thờ và cung điện.
Lính Anh đột kích vào các căn phòng thiêng và lấy cắp nhiều tấn báu vật cổ của Ấn Độ. Một trong những ngôi đền bị lục soát này là Đền Indra ở Cawnpore (Kanpur), thờ thần Indra, vị thần chiến tranh và giông bão của người Hindu, người cưỡi trên lưng voi trắng, mang theo một tia chớp.
Chính trong cuộc vây hãm Cawnpore, đại tá kỵ binh W. Ferris đã chiếm giữ “viên sapphire tím”, (thực ra là một viên thạch anh tím) mà ông tin rằng sẽ đảm bảo sự giàu có trong tương lai của gia đình mình. Tuy nhiên bất hạnh đã mở ra, hơn thế nữa mọi thành viên trong gia đình Ferris đều phải gánh chịu một loạt bệnh hiểm nghèo bí ẩn.
Đau khổ, bất hạnh và sự hủy diệt cũng được truyền lại cho những người thừa kế viên đá bí ẩn. Khi con trai của Ferris thừa kế cổ vật và đưa nó cho một người bạn, người ta nói rằng anh ta đã bất ngờ tự tử không lý do. Sau đó, bắt đầu một loạt các sự kiện khó hiểu dẫn đến những đồn đoán về “ Lời nguyền thạch anh tím” hay còn được nhắc đến là “Lời nguyền của viên Sapphire tím Delhi”.
Ông Edward Heron-Allen.
Video đang HOT
Vào năm 1890, con trai của Ferris đã tặng viên đá cho Edward Heron-Allen, một nhà khoa học, nhà văn và học giả người Anh nổi tiếng. Khi Heron-Allen đưa viên đá cho một người bạn ca sĩ, “giọng hát của cô ấy đã chết và biến mất, cô ấy không bao giờ hát nữa”. Ngay sau sự kiện này, Edward Heron-Allen được đồn đã mắc phải lời nguyền của viên sapphire tím Delhi.
Những câu chuyện bí ẩn vẫn duy trì cho đến khi ông ta đã ném nó xuống kênh đào Regent ở London. Mặc dù rất khó giải thích nhưng ba tháng sau, một người nạo vét sông đã thu hồi được viên đá màu tím và một người buôn bán cuối cùng đã… trả lại cho Heron-Allen trong sự sợ hãi.
Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên cho biết Heron-Allen đã mô tả viên thạch anh tím là “bị nguyền rủa”. Sau đó, Heron-Allen đã cố gắng “vô hiệu hóa” sức mạnh tà ác của viên đá bị nguyền rủa bằng mọi cách như trói nó bằng một chiếc nhẫn bạc có hình một con rắn hai đầu cùng hai chuỗi hạt bọ hung thạch anh tím. Thậm chí, ông ta còn khắc chiếc nhẫn với mười hai biểu tượng của cung hoàng đạo trước khi “nhốt” nó trong kho tiền ngân hàng của mình với bảy hộp niêm phong.
Heron-Allen đã hướng dẫn rằng chính xác ba năm sau khi ông qua đời, vào năm 1943, con gái ông nên mở khóa từng chiếc hộp trong số bảy chiếc hộp và đưa viên đá cho bảo tàng, với ghi chú kể chi tiết lịch sử xấu xa của viên đá.
Thần Indra, vị thần chiến tranh và giông bão của người Hindu
Ghi chú đó có nội dung: “Ai mở nó ra, trước tiên sẽ đọc cảnh báo này, và sau đó làm theo ý mình với viên đá. Lời khuyên của tôi dành cho người đó là hãy ném nó xuống biển. Viên đá được gọi là viên sapphire tím Delhi, hay còn gọi là thạch anh tím bị nguyền rủa”.
Cho đến năm 2007, khi viên thạch anh tím lần đầu tiên được trưng bày trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, trong một video bí mật của bảo tàng, giám đốc bảo tàng Richard Savin nói rằng khi ông và vợ vận chuyển viên sapphire màu tím Delhi từ hội nghị chuyên đề, họ đã lái qua cơn bão kì dị nhất từng chứng kiến với tia chớp lóe lên ở cả hai bên xe.
Người phụ trách bảo tàng cho biết vợ anh ta đã hét lên: “Hãy ném viên ngọc đó đi, chúng ta không nên mang nó”.
Thậm chí, sau đó Richard Savin nói rằng mỗi khi cố gắng tham dự một cuộc họp tiếp theo, anh ta đều có dấu hiệu ốm nặng. Nhưng Richard Savin cho rằng điều này có thể chỉ là một sự trùng hợp.
Cho đến năm 2020, trong thời đại khoa học, những bí ẩn trong quá khứ hoàn toàn có thể giải quyết một cách đúng đắn với giả định cơ sở “tất cả chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên”, nhưng cũng có thể là một lời nguyền. Nhưng quan trọng hơn cả lời nguyền cần một thành phần quan trọng để hoạt động, đó là “niềm tin”.
Thực tế, trong lịch sử, những lời nguyền được cho là được hình thành từ những lời cầu khẩn, cầu nguyện và nghi lễ, trong đó mong muốn điều không may nhắm vào người, đồ vật hoặc địa điểm khác.
Về mặt lịch sử, những lời nguyền rủa dường như là một phần thường xuyên của các nền văn hóa cổ đại và có thể là một cách để khiến kẻ thù khiếp sợ đồng thời giải thích những bất công rõ ràng của thế giới.
Mặc dù chưa có bằng chứng thực nghiệm nào cho thấy bất kỳ ai đã từng nâng cao sức mạnh huyền bí để gây tổn hại cho người khác, nhưng trong nghiên cứu của các nhà tâm lý học cung cấp bằng chứng cho thấy những người “tin rằng” đã bị nguyền rủa có thể mang lại đau khổ nghiêm trọng.
Niềm tin có thể khiến nạn nhân rơi vào những cái bẫy được gọi là “thiên vị xác nhận” – nơi mà chỉ những sự kiện và sự kiện liên quan đến niềm tin của họ vào lời nguyền mới có giá trị, dẫn đến việc “người tin” có những chuỗi sự kiện liên kết với nhau liên quan đến “lời nguyền” của họ.
Phát hiện loạt đồ tạo tác từ xương dê 2.500 năm tuổi
Khám phá khảo cổ mới cho thấy người Hy Lạp cổ đại đã biết chạm khắc xương dê để làm đồ vật trang trí từ cách đây hàng nghìn năm.
Các đồ tạo tác từ xương dê ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Hurriyet Daily News.
Một số lượng lớn xương dê và đồ tạo tác từ chúng đã được tìm thấy trong quá trình khai quật thành phố cổ Aigai ở tỉnh Manisa, phía tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ, cách không xa biển Aegean. Aigai có lịch sử từ thế kỷ thứ 8 TCN, thời kỳ Hy Lạp vừa thoát khỏi kỷ nguyên "tăm tối" do Đế quốc La Mã suy tàn, nhưng ngày nay đã bị bỏ hoang.
Nhóm khảo cổ đã tìm thấy các mẫu vật trong một bể chứa từng được sử dụng làm nơi đổ rác cách đây 2.500 năm và sau đó gửi chúng tới Đại học Kỹ thuật Trung Đông (ODTU) và Đại học Istanbul để kiểm tra.
Phân tích chi tiết cho thấy các đồ tạo tác được chạm khắc bằng nhiều công cụ khác nhau như dao, nĩa, thìa và thậm chí cả kẹp tóc. Một trong những mẫu vật nổi bật nhất mô tả hình ảnh cá lớn nuốt cá bé.
Mảnh xương được chạm khắc hình cá lớn nuốt cá bé. Ảnh: Hurriyet Daily News.
Yusuf Sezgin, người đứng đầu cuộc khai quật, lưu ý rằng Aigai trong tiếng Hy Lạp cổ đại có nghĩa là "con dê" và thành phố này trong quá khứ cũng là một khu vực chăn nuôi dê nổi tiếng.
Aigai nằm ở một vùng núi với môi trường khắc nghiệt nên cuộc sống của người dân phụ thuộc rất nhiều vào dê. Thịt, sữa và da của loài vật này đều là nguồn thức ăn quan trọng. Ngoài xương dê được dùng làm vật trang trí, nhiều bộ phận khác cũng được sử dụng cho một số mục đích thực tế.
Một giảng đường bỏ hoang ở thành cổ Aigai, gần nơi phát hiện loạt đồ tạo tác. Ảnh: Klaus-Peter Simon.
"Chúng tôi đang nghiên cứu ADN của các mảnh xương. Điều này có thể tiết lộ nhiều điều về các giống dê cổ đại cũng như mối quan hệ giữa chúng với dê hiện đại, qua đó có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của loài vật nuôi này đối với người dân Aigai và các cộng đồng Hy Lạp khác", Sezgin chia sẻ.
Việc phát hiện loạt đồ tạo tác từ xương dê không phải là khám phá khảo cổ duy nhất tại Aigai. Trước đó, các chuyên gia đã tìm thấy một bức khảm mô tả vị thần biển cả Poseidon với nhiều chữ khắc quan trọng, hay tàn tích của một khu bảo tồn nổi tiếng có liên quan đến Apollo - vị thần của ánh sáng, chân lý và nghệ thuật trong thần thoại Hy Lạp.
Cá heo ốm nặng, chết hàng loạt nghi do sự cố tràn dầu nghiêm trọng Xác của ít nhất 14 con cá heo trôi dạt vào bờ biển Mauritius sau khi một tàu Nhật Bản làm tràn hơn 1 tấn nhiên liệu ra biển vào tháng trước. Ngoài ra, còn có một số con cá heo Electra khác bị mắc cạn trên bờ và có dấu hiệu ốm nặng. "Đây là một ngày tồi tệ. Chúng tôi đang...