Bí ẩn lời nguyền của viên đá thạch anh tím Delhi
Viên đá quý thạch anh tím Delhi (Delhi Purple Sapphire) không có gì đặc biệt về chất liệu, nhưng được bao quanh bởi một vòng bạc có khắc các kí tự thiên văn học cùng một loại ngôn ngữ bí ẩn và chiếc vòng thì được đính 2 viên đá có khắc hình con bọ hung. Tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên quốc gia Anh, bên cạnh giá trưng bày viên đá có lưu lại lời của nhà khoa học Edward Heron Allenz: “Viên đá bị lời nguyền, từng nhuốm máu và mang lại tai họa cho bất kì ai cất giữ nó!”.
Nhà khoa học Edward_Heron_Allen
Hãy ném viên đá “quỷ ám” xuống biển
Được biết, viên đá thạch anh tím Delhi được mang tới Anh bởi một Đại tá kị binh người Bengal tên là W. Ferris. Từ ngày giữ viên đá, viên sĩ quan này đã phải gánh chịu cảnh sạt nghiệp và sức khỏe thì suy sụp hoàn toàn. Sau khi chết, ông có để lại viên đá đó cho cậu con trai trưởng, xem như nó là một “vật báu truyền đời”. Không ngờ, chỉ một thời gian ngắn sau, người con trai trưởng đang làm ăn phát đạt bỗng khuynh gia bại sản, quãng đời còn lại sống trong nghèo túng và bệnh tật.
Theo lời kể, đến năm 1890, trong một cuộc gặp gỡ tình cờ, con trai của W. Ferris đã tặng viên đá đó cho nhà khoa học Heron Allen. Ngay lập tức, gia đình ông đã phải gánh chịu những điều rủi ro. Hai lần ông tặng lại viên đá cho hai người bạn hiếu kì thì một người trong số đó đã phải trả lại vì gặp liên tiếp những tai họa giáng xuống, còn người kia – một ca sĩ nổi tiếng thời đó đột nhiên mất giọng và không thể hát nữa! Ngay sau đó, chính tay ông Heron Allen đã ném viên đá đáng nguyền rủa xuống kênh đào Regent. Tuy nhiên, chỉ 3 tháng sau đó, viên đá lại trở lại với người chủ nhân này sau khi một lái buôn đã mua lại nó từ một người nạo vét kênh.
Đến năm 1904, cảm thấy không thể chịu đựng thêm được nữa, ông Heron Allen đã phải tuyên bố: “Tôi cảm thấy ma lực của nó đang tìm đến cô con gái mới sinh của tôi!”. Cụ thể, bé gái ngủ không yên giấc, thoải mái, nhịp thở không đều đặn, suốt ngày quấy khóc, bỏ bú. Quá lo lắng cho tính mạng, sức khỏe của con gái nhỏ, ông quyết định đem chôn giấu viên đá đáng quyền rủa này thật kín, không còn ai nhìn thấy nữa.
Và giải pháp cuối cùng của ông là gửi nó vào tài khoản vĩnh viễn trong ngân hàng và nhắc nhở mọi con cháu, thành viên trong gia đình mình rằng: chỉ nên lấy viên đá đó về sau khi ông đã chết được 33 năm. Giữ đúng lời căn dặn của cha, 33 năm sau ngày Heron Allen chết, con gái của ông đã đem tặng viên đá đó cho Bảo tàng Lịch sử tự nhiên – nơi mà cha cô đã làm việc khi còn sống, cùng với một lá thư cảnh cáo của Heron Allen: “Bất kỳ ai mở chiếc hộp, trước tiên cần phải đọc lời cảnh báo này: Lời khuyên của tôi là hãy ném chiếc hộp cùng viên đá xuống biển”. Lời cảnh cáo của nhà khoa học Heron Allen ở trên không phải là một lời đe dọa, mà nó được rút ra từ chính những trải nghiệm của bản thân, gia đình, bạn bè ông. Lời nguyền của viên đá sapphire Delhi là câu chuyện có thật. Các thành viên trong gia đình ông Heron Allen không bao giờ nghi ngờ câu chuyện về lời nguyền của viên đá sapphire Delhi.
Tiếp tục xảy ra chuỗi tai họa
Cách đây 7 năm, một cựu Giám đốc thư viện tên là John Whittaker đã quyết định mang câu chuyện kỳ lạ về viên đá đến một hội nghị chuyên đề về cuộc đời và sự nghiệp của nhà khoa học Heron Allen mang tên Heron Allen Society. Theo lời kể của ông John Whittaker, ngay sau khi buổi hội nghị lần thứ nhất kết thúc an toàn, trong thâm tâm ông thầm mừng: “Vậy là mình đã tổ chức thành công buổi hội nghị. Chả có chuyện gì bất thường xảy ra. Lời nguyền về viên đá đáng sợ này không như người ta vẫn truyền tai nhau”. Tuy nhiên, trên đường về, đột nhiên trời đất tối sầm. Vợ chồng ông phải chịu một trận sấm sét kinh hoàng. Mưa không ngớt, sét liên hồi đánh mỗi lúc một to, một dữ dằn. Sợ có điều gì không lành xảy ra, ông đã phải bỏ lại chiếc xe trên đường. Hai vợ chồng ông chạy thục mạng tìm nơi ẩn lấp. Sợ hãi, run rẩy, vợ ông đã hét lên: “ Sao anh lại mang theo cái vật quái quỷ đấy hả?”.
Tai họa vẫn tiếp tục, và vào đúng cái đêm trước khi hội nghị chuyên đề thứ hai diễn ra, ông đã phải chịu một trận đau ruột thừa chí mạng, may có người phát hiện sớm, đưa ông vào viện tiến hành phẫu thuật. Chưa hết, đến hội nghị thứ ba thì ông không thể đến dự vì bệnh sỏi thận. Ông lại phải vào tiến hành phẫu thuật lần thứ hai. Đến hội nghị chuyên đề thứ tư, năm 2004, được tổ chức tại bảo tàng. “Tất cả chúng tôi đều sợ hãi, lo lắng vào đêm trước của cuộc họp đó. Ai cũng tự hỏi: Rồi không biết ngày mai, chỉ ngày mai thôi sẽ tiếp tục có chuyện gì xảy ra nữa?” – ông John Whittaker nói.
Lời nguyền chết chóc thực sự có tồn tại?
Phải chăng có một lời nguyền đã bao phủ lên tai họa trong các câu chuyện trên, hay tai họa có nguyên do từ nỗi khiếp sợ ám ảnh. Câu hỏi vẫn bỏ lửng nhiều thập kỷ qua, trong khi người ta ngày càng tìm thấy nhiều bằng chứng kỳ bí ở những vật hiếm hoi, đắt tiền hơn. Viên đá thạch anh tím Delhi là điển hình của chuỗi giai thoại theo mô típ ấy: Mở đầu là thảm họa của vị chủ nhân thứ nhất: khuynh gia bại sản, sức khỏe suy yếu trầm trọng. Sau đó tai ương giáng xuống nhà khoa học Heron Allen. Tiếp đến, nó liên tiếp reo rắc những vụ tự sát, ốm đau bệnh tật, sự nghiệp tan tành cho một loạt những người khác có liên quan.
Giống như một số đồ trang sức mang “lời nguyền vấy máu” nổi tiếng trên thế giới khác, điển hình như viên kim cương Hope và viên kim cương Orlov đen, viên đá thạch anh tím Delhi (Delhi Purple Sapphire) đã được đưa đến châu Âu từ đất nước Ấn Độ huyền bí. Theo rất nhiều tài liệu nghiên cứu từ cổ xưa tới nay, có một tỷ lệ đáng chú ý về các viên đá quý mà bị gắn với những lời nguyền, được cho là đã được các vị thần linh Ấn Độ thổi vào đó một linh hồn xứ sở. Cho nên, vì một lý do nào đó buộc nó phải rời khỏi quê hương của mình, khi ở nơi mới, viên đá thần linh ấy sẽ bắt đầu hành trình trả thù với bất cứ ai sở hữu, thậm chí chỉ là ngắm nó mà thôi.
Video đang HOT
Đi tìm lời giải cho truyền thuyết có thật về lời nguyền, nhiều nhà khoa học đồng tình với ý kiến cho rằng nguyên nhân của những cái chết và cả loạt tai họa bí ẩn trên là do một loại vi khuẩn “chưa biết đến” đang nằm yên trong hầm mộ, tích tụ ngày một nhiều trong các đồ vật. Khi hầm mộ được khai quật, các “quái vật” nhỏ li ti giải phóng khỏi chỗ ẩn náu, chúng liền chứng tỏ ngay sức mạnh tàn phá. Hay chuyện các vị thần linh đã thổi hồn quê hương, xứ sở vào viên đá quý đó trước khi nó bị đưa đến một nơi xa lạ với những con người xa lạ khác? Cả 2 giả thiết ấy đều chưa đủ sức chinh phục những người còn tin vào sự hiện hữu mang vóc dáng thêu dệt của lời nguyền.
Theo tờ The Times, khoảng 34 năm trước, Peter Tandy – một nhân viên trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên quốc gia Anh, viên đá thạch anh tím Delhi (Delhi Purple Sapphire) được trưng bày trong tủ trang sức cổ quý hiếm. Xét về phương diện khoa học, viên đá quý này không có gì đặc biệt về chất liệu. Điểm nổi bật làm cho viên đá này nổi tiếng thứ nhất là ở “diện mạo” của nó. Viên đá được bao quanh bởi một vòng bạc có khắc các kí tự thiên văn học và một loại ngôn ngữ bí ẩn nào đó theo kiểu của các nhà chiêm tinh cổ xưa. Quan sát kỹ hơn, trên chiếc vòng còn được đính hai viên đá có khắc hình bọ hung. Điểm khác biệt thứ hai là, khi được đem trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên quốc gia Anh, bên cạnh giá đỡ viên đá có ghi dòng chú thích: “Thạch anh tím Delhi là viên đá bị lời nguyền, mang lại tai họa cho bất kì ai sở hữu nó. Đây là lời của nhà khoa học Edward Heron Allen – bạn thân của nhà bác học Oscar Wilde và cũng là chủ nhân cuối cùng của viên đá.
Và cho tới tận ngày hôm nay, không chỉ nổi tiếng ở kích cỡ, diện mạo độc đáo mang nét huyền bí cổ xưa, viên kim cương có màu tím chung thủy ấy vẫn còn gây sự chú ý của cả thế giới bởi lời nguyền ma quái và tai họa dành cho những ai dám sở hữu chúng. Trong khi chờ đợi các nhà khoa học tìm ra chìa khóa giải mã điều bí ẩn đó, báu vật “vô giá” viên đá thạch anh tím Delhi (Delhi Purple Sapphire) vẫn được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên quốc gia Anh để phục vụ khách tham quan.
Theo ATND
Giải mã bí ẩn về bức tranh ma quái 'Cậu bé khóc'
Câu chuyện bí ẩn về lời nguyền ở bức tranh "Cậu bé khóc" xuất hiện khi hàng loạt vụ cháy nhà bí ẩn lan rộng. Mọi vật trong nhà đều cháy rụi, trừ bức tranh.
Bức tranh "Cậu bé khóc" bí ẩn.
Bức chân dung kỳ lạ "Cậu bé khóc" do họa sĩ Bruno Amadio vẽ được sản xuất hàng loạt và trở nên nổi tiếng trong những năm 80 của thế kỷ trước. Đây cũng là bức chân dung được nhiều người Anh mua nhất trong thời gian đó. Thảm kịch và bất hạnh vẫn tiếp tục bao quanh một bức chân dung kỳ lạ xuất hiện trên khắp nước Anh và trên thế giới.
Đồn đoán về một "lời nguyền"
Họa sĩ Bruno Amadio (1911-1981) là người Scotland chuyển tới Seville (Tây Ban Nha) trong thời kỳ phát xít. Bruno là tác giả của 28 bức tranh chủ đề trẻ em khóc. Các bức tranh thể hiện mọi sắc thái về hình ảnh trẻ em đang khóc với ánh mắt u buồn, đôi khi là sự oán giận. Bức tranh trở nên rất phổ biến và được nhiều người mua ở Anh.
Với người xem tranh, đây là một bức tranh khá bình thường, dù có gì đó phảng phất buồn và u ám. Tuy nhiên những người sở hữu bản copy của nó cho biết khi nhìn vào khuôn mặt của Cậu bé khóc, họ luôn có cảm giác sợ hãi và đau ốm.
Câu chuyện bí ẩn về "lời nguyền" ở bức tranh "Cậu bé khóc" bắt đầu xuất hiện năm 1985, khi hàng loạt các vụ cháy nhà bí ẩn lan rộng tại Anh. Nhưng điều làm những người lính cứu hỏa ngạc nhiên hơn cả là trong tất cả các vụ cháy, mọi vật trong nhà đều cháy rụi chỉ có bức "Cậu bé khóc" vẫn không hề bị ngọn lửa tác động. Rất nhiều người đã gọi cho các tờ báo để khẳng định rằng hỏa hoạn xảy ra sau khi họ mua Cậu bé khóc về. Một câu chuyện điển hình được lan truyền khiến lời đồn càng có cở sở và gây hoang mang cho những người sở hữu "Cậu bé khóc".
Dora Mann đến từ Mitcham, Surrey là một người đam mê sưu tập tranh. Cô đã mua bức chân dung "Cậu bé khóc" về treo trong phòng tranh của mình. Tuy nhiên, chỉ 6 tháng sau, các bức tranh khác đều bị phá huỷ, trừ bức "Cậu bé khóc". Thậm chí, cô và chị dâu mình cũng suýt thiệt mạng trong một vụ cháy mà "Cậu bé khóc" là vật duy nhất không bị lửa "hỏi thăm".
Ngày 7/5/1985, cảnh sát nhận được một cú điện thoại báo cháy của anh Steward khi cảnh sát đến nơi thì ngôi nhà trước mắt họ chỉ còn là một đống đổ nát, thứ duy nhất còn sót lại nguyên vẹn là bức tranh "Cậu bé khóc".
Anh Steward cho biết thêm, khoảng 1 tuần trước khi đám cháy diễn ra, mỗi lần nhìn về phía bức tranh, anh cảm nhận thấy cậu bé trong tranh muốn giãi bày chuyện gì đó, nhưng không thành tiếng, chỉ có những giọt nước mắt cứ mãi lăn dài trên má... " Tôi không nghĩ đó là lời cảnh báo của cậu bé! Tôi không biết liệu có phải bức tranh đã mang đến điềm gở cho tôi (bị cháy nhà) hay giúp tôi thoát chết (anh Steward may mắn thoát ra khỏi nhà khi ngọn lửa bắt đầu bùng lên)" hay không? - anh Steward chia sẻ.
Sự kỳ bí bất tận
Không biết có phải chính những sự kỳ bí đã tạo ra sức hút cho bức tranh "Cậu bé khóc" hay không, nhưng chỉ biết rằng đã có những vụ chết người liên quan tới bức tranh này mà chưa ai có thể đưa ra được một lời giải thích thật thỏa đáng. Trước đây, có một người phụ nữ giàu có mua bức tranh này về, rất thích bức tranh, luôn ngắm nhìn nó. Bỗng một ngày kia người ta thấy bà ta, đập phá đồ đạc trong nhà và la hét kinh hoàng: "Thằng bé đã về rồi, thằng bé đã về rồi...".
Ngay sau đó, người ta đã đưa bà vào nhà thương điên. Và rồi bức tranh đó của người phụ nữ này lại tiếp tục được lưu truyền qua nhiều người: 1 họa sỹ, 1 người thợ may, 1 tỷ phú, 1 nhân viên lập trình,... và tất cả họ đều có tình trạng chung như người đàn bà trên, đều phát cuồng sau khi xem tranh và chỉ sau đó vài ngày là chết.
Kể từ đó bức tranh đã bị người ta vứt đi một nơi nào đó không biết đến. Cách đây 10 năm, bức tranh được cho là bị thất lạc đó lại xuất hiện trở lại. Người ta thậm chí còn tìm cách tiếp tục sao chép nó để bán kiếm lời. Và khi bức tranh "quay trở lại" thì tình trạng như trên lại diễn ra, đã khiến cho nhiều người bị rơi vào tình trạng hoảng loạn.
Trước tình hình trên, thành London đã dành hẳn một ngày để đốt tất cả các bản sao "Cậu bé khóc". Hàng nghìn bức tranh bị tiêu huỷ dưới sự giám sát của Cục cứu hỏa. Mặc dù vậy, nhiều bản sao khác của bức tranh vẫn còn tồn tại và tin tức về các vụ cháy vẫn tiếp tục xuất hiện, các vụ chết người không rõ nguyên nhân vẫn xôn xao dư luận và lan truyền lời đồn về bức chân dung kỳ lạ bị nguyền rủa.
Các phương tiện truyền thông đã phải trấn tĩnh người dân rằng, trường hợp các bức "Cậu bé khóc" thoát khỏi hỏa hoạn chỉ là hy hữu và việc bức tranh có mặt trong các vụ hỏa hoạn chỉ là trùng hợp mà thôi. Một người phụ nữ cho biết cô đã cố đốt bức tranh của mình nhưng mọi nỗ lực đều thất bại.
Có một số quan điểm lại cho rằng bức tranh chẳng hề đem điềm gở nào. Nó đem lại may mắn cho người xứng đáng. Một người đàn ông kể rằng ông bất ngờ thắng bạc sau khi phục chế được bức tranh đang xuống cấp.
Thế nhưng nhiều bản copy của Cậu bé khóc đã xuất hiện bên ngoài nước Anh và người ta không rõ có bao nhiêu người vẫn đang sở hữu bức tranh và những tai họa mà nó gây ra.
Đi tìm sự lý giải
Mặc dù đã có rất nhiều những câu chuyện xảy ra liên quan tới bức tranh bị nguyền này nhưng sự thật về nguồn gốc của bức tranh vẫn còn là điều bí ẩn. Nhiều giả thiết đặt ra để lý giải cho lời nguyền đeo bám bức chân dung này. Và còn rất nhiều lời đồn mê tín xung quanh bức tranh. Một số nguồn tin cho hay người họa sĩ khi vẽ bức tranh này đã thuê một cậu bé mồ côi về làm mẫu và ngược đãi cậu bé đó, chính vì thế trên khuôn mặt của cậu bé luôn hằn chứa một sự thù hận.
Một số người khác lại cho rằng, cha mẹ cậu bé chết trong một trận hỏa hoạn. Cậu bé trở thành kẻ mồ côi và giờ muốn gây ra các vụ hỏa hoạn để trả thù những người khác. Nhưng một số nhà tâm linh học lại lý giải rằng linh hồn của cậu bé bị mắc kẹt bên trong bức tranh, chính vì thế mà nó phải giải phóng năng lượng qua việc phóng hỏa để được... tự do.
Kelvin MacKenzie, biên tập viên tờ The Sun của Anh là người quyết tìm ra sự thật, lý giải cho những sự việc kỳ lạ xung quanh bức tranh. Về nguồn gốc bức tranh, MacKenzie tìm thấy một tài liệu ghi chép lại về thời gian "Cậu bé khóc" xuất hiện. Theo tài liệu đó, bức tranh này do họa sĩ Bruno Amadio vẽ dựa theo ký ức trong lúc cùng gia đình cắm trại ở Tây Ban Nha, tình cờ trông thấy một bé trai đứng khóc nức nở vì không tìm thấy cha mẹ. Với hình ảnh buồn bã trong thất vọng của bé trai này, ông quyết định vẽ một bức tranh với đề tài "Cậu bé khóc".
Sau đó mặc dù đứa bé đã gặp lại cha mẹ, ông có hứa là sẽ ghé lại lần nữa...Nhưng rồi ông quên mất, lúc chợt nhớ lại lời hẹn ông ta ghé qua thì thấy chiếc xe cắm trại của gia đình đứa bé đã bị cháy rụi. Hỏi thăm thì ông được biết trước đó một ngày chiếc xe bỗng nhiên phát cháy khiến cha mẹ và đứa bé bị thiêu cháy theo.
Một năm sau, lúc vẽ xong bức tranh, họa sĩ treo trong nhà, căn nhà bị cháy trụi với nguyên do rất khó hiểu. Lính cứu hỏa đã rất ngạc nhiên khi dập tắt ngọn lửa, họ phát hiện ra bức tranh nằm trên nền nhà không hề hấn gì. Ngoài ra, từ lúc bắt đầu vẽ bức tranh, gia đình họa sĩ xảy ra nhiều rủi ro và lâm vào hoàn cảnh túng quẫn.
Tuy nhiên, các bức tranh không thể tự phát lửa được. MacKenzie đã tới một phòng thí nghiệm gần Watford, nơi chuyên nghiên cứu các vật cháy và phát cháy. Tại đây, các nhà nghiên cứu đã thử đốt cháy bức tranh "Cậu bé khóc" và kết quả có chút ngạc nhiên.
Chỉ có viền khung tranh bị bắt lửa và cháy sém một góc còn bức tranh vẫn nguyên vẹn. Nhưng kết quả xét nghiệm chỉ ra nguyên nhân của việc các bức tranh luôn tồn tại trong các vụ hỏa hoạn do được làm bằng chất liệu khó bắt lửa, bảo vệ "Cậu bé khóc" không bị phá hủy bởi khói và nhiệt.
Việc xuất hiện "Cậu bé khóc" trong các đám cháy là do ngẫu nhiên bởi bức tranh được in rất nhiều, hầu như các gia đình trong thời gian đó đều sở hữu một bức "Cậu bé khóc". Còn vấn đề bức tranh không bị phá hủy là vì bức tranh được in trên chất liệu khó bắt lửa nên không thể bị phá hủy.
Theo xahoi
Lời nguyền với các tư lệnh Mỹ ở Afghanistan Bốn viên tướng Mỹ gần nhất chỉ huy cuộc chiến tại Afghanistan đều lần lượt bị buộc phải từ chức hoặc chứng kiến sự nghiệp tiêu tùng vì những cáo buộc về hành vi sai trái. Tại tổng hành dinh của lực lượng liên quân ở thủ đô Kabul của Afghanistan, người ta thường nói đùa về một lời nguyền thân bại danh...