Bí ẩn ‘khu rừng quỷ’ nằm trong sa mạc lớn nhất Trung Quốc
Là sa mạc lớn nhất Trung Quốc hiện nay, từ lâu, Taklimakan ẩn chứa rất nhiều bí ẩn trong số đó có “Khu rừng quỷ”.
Khu rừng quỷ là nơi nằm ẩn sâu trong sa mạc Taklimakan, Tân Cương, Trung Quốc. Cây cối ở đây bị khô héo trong suốt hàng nghìn năm.
Trước đây, Khu rừng quỷ từng là một nơi rất xanh tốt. Nó hầu như không bị tác động bởi thế giới bên ngoài vì nằm ẩn sâu trong sa mạc.
Tuy nhiên, việc xây dựng quốc lộ 217 ở Shaya County, Tân Cương đã khiến cho một số cảnh quan thiên nhiên kỳ lạ trong sa mạc lớn nhất Trung Quốc này xuất hiện. Một trong số đó là Khu rừng quỷ.
Khi bước vào khu rừng kỳ lạ này, bạn sẽ cảm thấy được sự tận diệt của thế giới đáng sợ như thế nào.
Những tàn tích của cây cối khô héo trong khu rừng này mang tới nhiều cảm xúc cho du khách.
Video đang HOT
Nó như một câu chuyện kể từ những gì còn sót lại của sa mạc Taklimakan và sông Tarim.
Sự hình thành của Khu rừng quỷ có mối liên hệ với sông Tarim.
Sông Tarim bắt nguồn từ dãy núi Thiên Sơn và dãy núi Karakoram, chảy dọc theo rìa phía bắc sa mạc Taklimakan, đi ngang qua các khu vực phía nam của Aksu, Shaya, Kuqa, Luntai, Korla, Yuli … và cuối cùng chảy vào thành phố, tạo nên hồ Taitma.
Dòng sông cổ này giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của nền văn minh người Trung Quốc lúc đó.
Sa mạc này dù có thay đổi như thế nào thì nó vẫn phản ánh chân thực chất tinh thần của người dân Tân Cương, những người có thể chịu đựng gian khổ.
Dưới ánh mặt trời lặn, Khu rừng quỷ càng thêm cô độc và đáng sợ. Chính vì sự hẻo lánh, khô héo của cây cối mang lại một cảm giác hoang tàn, bí ẩn nên nhiều người không dám tới nơi này.
Tuy nhiên, đối với những người yêu thích du lịch mạo hiểm, Khu rừng quỷ là một nơi khiến họ rất thích thú. Một số người từng tới đây nhiều lần vì thích sự cô độc của nơi này.
Giật mình ba lần đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng 'hồi sinh'
Ba lần "hồi sinh" của đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng thực chất là gì? Vì sao lại gây rúng động dư luận tới vậy?
Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được tìm thấy tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc vào năm 1974. Các nhà khảo cổ Trung Quốc có phát hiện quan trọng này nhờ công lớn của một nông dân.
Cụ thể, vào xuân năm 1974, ông Dương Chí Phát sống ở làng Tây Dương, gần thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây cùng mọi người đi đào giếng do xảy ra hạn hán nghiêm trọng.
Trong quá trình đào giếng, ông Dương Chí Phát bất ngờ tìm được một bức tượng hình người có tóc đen, da môi đỏ như người thật. Tuy nhiên, màu sắc nhanh này nhanh chóng biến mất khi chuyển sang màu nâu đất sét.
Khi về nhà, ông Dương Chí Phát nói chuyện trên với vợ - giáo viên tiểu học. Theo đó, ông được vợ khuyên rằng đó có thể là di tích văn hóa nên hãy trình báo với Cục Di tích văn hóa địa phương. Vì vậy, ông làm theo lời vợ và sau đó các chuyên gia tới hiện trường, khai quật được đội quân đất nung với con số lên đến hàng ngàn bức tượng.
Tiếp đến, nhóm khảo cổ phát hiện lăng mộ rộng khoảng 41.600 m2 - nơi an nghỉ của Tần Thủy Hoàng. Theo đó, ông Dương Chí Phát được địa phương tặng thưởng giấy khen cùng 30 Nhân dân tệ.
Một sự kiện lớn khác liên quan đến đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng đó là việc nhóm nghiên cứu phát hiện có mùi hôi thối nồng nặc tại khu vực khai quật vào năm 1997.
Sau quá trình tìm kiếm, họ phát hiện vài thi thể nằm trong khu vực của đội quân đất nung. Kỳ lạ là một số thi hài mặc trang phục không giống người bình thường. Thậm chí, một tử thi ở trong tư thế nắm chặt đầu của một bức tượng đất nung.
Trước vụ việc này, các chuyên gia tiến hành một loạt kiểm tra đối với các thi thể trên. Kết quả cho thấy những người này chết cách đó khoảng 1 tuần. Trên cơ thể của họ không có bất cứ vết thương nào. Họ xác định những thi thể nằm lẫn trong khu vực tượng binh sĩ đất nung là những kẻ trộm mộ. Tuy nhiên, nguyên nhân tử vong đến nay vẫn chưa được làm rõ.
Một sự việc kỳ lạ xảy ra vào năm 2006. Một lưu học sinh người Đức có tên Pablo học tập tại Hàng Châu đã cải trang thành một binh sĩ đất nung tại triển lãm ở Tây An. Người này làm như vậy vì muốn quan sát đội quân đất nung ở khoảng cách gần nhất.
Tuy nhiên, hành động của Pablo nhanh chóng bị phát giác khi một số khách tham quan phát hiện một tượng binh sĩ đất nung có đôi mắt chuyển động. Vì vậy, họ báo cho nhân viên bảo an và Pablo bị đưa ra khỏi khu vực triển lãm.
Rùng mình 'thủ phạm' cướp đi mạng sống của hàng loạt kẻ trộm mộ Có rất nhiều những kẻ trộm mộ đã phải bỏ mạng khi hành nghề vì những lí do vô cùng bí ẩn. Liệu có phải đây là sự trừng phạt của những người đã khuất? Thứ đầu tiên luôn rình rập để đoạt mạng những kẻ trộm mộ chính là khí độc. Trong các ngôi mộ có vô vàn những chất có hại,...