Bí ẩn khu lăng mộ lớn nhất thế giới tại Nhật Bản: Hình thù kỳ lạ, bất khả xâm phạm và là nơi yên nghỉ của ‘Thiên hoàng thần thoại’
Ngay cả giới sử gia, các nhà khoa học và chuyên gia khảo cổ học vẫn không được phép bước chân vào khu gò mộ chính.
Kofun – gò mộ của hoàng đế và quý tộc
Trong khi người Maya cổ đại xây dựng các kim tự tháp ở Trung Mỹ, thì người Nhật lại xây những gò mộ hình lỗ khóa hết sức độc đáo dành làm nơi an giấc ngàn thu cho các vị vua, được biết đến dưới cái tên Kofun hay một cách đầy đủ hơn là Daisenryo Kofun. Lăng mộ thuộc loại cổ nhất hành tinh này dài gấp đôi so với đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập, được bảo vệ bởi 3 hào nước.
Trong khi 3 tầng của cổ mộ chỉ bằng 1/4 chiều cao so với đại kim tự tháp Giza, Kofun lại có khối lượng đáng nể. Khách du lịch, giới khảo cổ học và thậm chí Hoàng gia Nhật hiện nay cũng chỉ được phép đến cây cầu ở hào nước thứ hai rồi dừng lại ở đó. Không ai được phép vượt qua hào nước cuối cùng kể từ khi có một cơn bão lốc đã tàn phá phần dưới của mộ từ năm 1872.
Khi trùng tu di tích, người ta đã tìm thấy nhiều hiện vật có giá trị nhưng sau đó chính quyền không cho phép có bất kỳ hoạt động nào nữa, vì thế bí ẩn về người nằm trong huyệt mộ sẽ mãi mãi không được khám phá.
Phần chính của lăng mộ nằm ngay trên đầu của lỗ khóa là một nơi hoàn toàn chưa được đụng chạm tới trong suốt hàng ngàn năm qua, và nếu không có biến cố gì thì nó cũng sẽ giữ nguyên như thế thêm rất nhiều năm nữa.
Văn phòng quản lý nội chính Hoàng gia (Kunaicho, IHA) là cơ quan chuyên trách coi sóc các lăng tẩm, địa danh tôn giáo linh thiêng đã tuân theo quy tắc “phong tỏa” với người bên ngoài. Gần đây, IHA mới thuê các nhà khảo cổ để khai quật những ngôi mộ nhất định và giúp duy tu bảo dưỡng lăng tẩm. Nhằm bảo vệ Kofun, IHA đã cho phép trồng cây cối lên lăng mộ, thành một cánh rừng xanh bát ngát.
Kofun là nơi an giấc thiên thu của các hoàng đế, hoàng hậu và những thành viên quý tộc ưu tú trong xã hội phong kiến Nhật Bản. Lăng mộ hình lỗ khóa lớn nhất trong số đó nằm gần ngoại ô của thành phố cổ Sakai thuộc tỉnh Osaka, phía Tây Nam thủ đô Tokyo, nơi an giấc của Thiên hoàng Nintoku – hoàng đế thứ 16 của Nhật Bản. Các sử gia nói rằng Thiên hoàng Nintoku là “Hoàng đế thần thoại” của thế kỷ 5, còn được gọi là “Đại vương Yamato”.
Theo thần thoại của đất nước Mặt Trời mọc, Thiên hoàng Nintoku là một kỹ sư – kiến trúc sư tài năng xuất chúng, người đã cho xây dựng hàng loạt kênh đào và các kiến trúc công cộng khác, bảo vệ thần dân chống lại giặc đói. Nintoku cai trị vương quốc trong suốt 86 năm cho đến khi băng hà. Không có tài liệu chính xác để nói về cuộc đời của Thiên hoàng Nintoku hay triều đại của ông song có phỏng đoán cho rằng ông đã trị vì Nhật Bản từ năm 313 đến 399.
Lăng mộ của Thiên hoàng Nintoku
Lăng mộ Nintoku-ryo là một trong số 50 gò mộ được gọi chung bằng cái tên là phức hợp “Mozu Kofungun” và đây cũng là phức hợp mộ táng lớn nhất thế giới. Phức hợp này được cho là đã được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên, với sự góp mặt của 2.000 người làm việc suốt ngày đêm trong 16 năm liên tục.
Lăng mộ Nintoku dài tới 486m và cao 35m, dài gấp hai cạnh đáy của Đại kim tự tháp Pharaoh Khufu (Cheops) ở Giza. Gò mộ hình lỗ khóa này được cấu tạo từ 2 phần kiến trúc: Một cái gò tròn nằm ở phía sau là nơi đặt quách của Hoàng đế và các thành viên của hoàng gia được an táng, được kết nối với một cái gò hình chữ nhật (hoặc hình thang), nơi diễn ra các nghi lễ trong suốt quá trình an táng.
Bức họa vẽ Thiên hoàng Nintoku và Hoàng hậu.
Phức hợp gò cổ mộ Thiên hoàng Nintoku rộng tới 470.000 m2, và có nhiều hào nước bao bọc quanh, bảo vệ cho gò mộ tránh mọi sự xâm hại bên ngoài. Từ cổng vào, có cảm giác như gò mộ là một cánh rừng rậm với vô số bụi cây cao.
Video đang HOT
Ông Kurahashi – phụ trách Bảo tàng thành phố Sakai – nói rằng, những vị Hoàng đế thuở xưa có lẽ không hề có ý định biến lăng mộ thành hình lỗ khóa khổng lồ, nhưng qua thời gian, cây cối đã tạo nên hình dạng độc đáo như thế. Ông Kurahashi nhấn mạnh: “Khi hoàng gia ngày càng lớn mạnh, họ quyết định can thiệp vào hình dạng gò mộ hình lỗ khóa như một biểu tượng của quyền lực và chủ quyền. Gò mộ càng lớn thì càng thể hiện ảnh hưởng của sự lãnh đạo và quyền lực tối thượng”.
Gò mộ của Thiên hoàng Nintoku là lớn nhất thế giới thì về phía Nam nơi có gò mộ nhỏ hơn là của con trai ông, Hoàng đế Richu, và nằm không xa giữa 2 gò mộ này, ở phía Đông, là gò mộ lớn thứ hai được dùng cho nơi an giấc ngàn thu của Hoàng hậu jin.
Quanh gò mộ khổng lồ của Thiên hoàng Nintoku còn có 16 ngôi mộ vệ tinh nhỏ hơn là nơi an táng các thành viên khác của hoàng gia.
Cho đến ngày nay, không ai dám vi phạm các gò mộ, không chỉ bởi vì khu phức hợp mộ táng này là một bất động sản tư nhân (được quản lý bởi Văn phòng quản lý nội chính Hoàng gia) mà còn bởi vì chúng được đánh giá cao như là những thánh địa tôn giáo, với niềm tin mãnh liệt rằng những khu gò mộ là nơi đang ẩn chứa linh hồn của các thành viên hoàng gia. Người dân địa phương có thể dừng ngay trước cổng dẫn vào gò mộ để tụng kinh cầu siêu cho Hoàng đế Nintoku.
Vì “bất khả xâm phạm” nên phức hợp gò cổ mộ vẫn ẩn chứa vô vàn bí mật. Ngay cả giới sử gia, các nhà khoa học và chuyên gia khảo cổ học vẫn không được phép bước chân vào khu gò mộ chính, không ai biết đích xác những ai nằm bên dưới cánh rừng già mọc rậm rạp, cũng như những gò mộ hình ruộng bậc thang.
Ông Hisanori Kato, cố vấn cấp cao về quan hệ quốc tế tại Sở Du lịch và Văn hóa thành phố Sakai, nói rằng kể từ khi xảy ra trận siêu bão vào năm 1872 dưới thời Minh Trị, thì lần đầu tiên mới có con người chính thức đặt chân vào khuôn viên của gò mộ Nintoku, cũng như giới chức địa phương mới có điều kiện để mục sở thị và đánh giá mức độ thiệt hại do bão gây ra tại khu mộ địa.
Và cũng nhờ trận siêu bão mà dân tình Sakai mới có dịp nhìn thoáng qua kho lịch sử giàu có được cất giấu bên trong gò mộ Nintoku. Ông Kurahashi cho hay, giới chức địa phương đã thăm dò vòng ngoài của khu gò mộ sau trận bão năm 1872 và đã chiêm ngưỡng kho tàng hiện vật vô giá gồm giáo mác, cung tên cổ xưa, mũ nón, những chiếc chén/đĩa bằng thủy tinh, nhiều chiếc lọ bằng đất sét và đồ đất nung được tạo tác mang hình dáng con chó hay ngựa gọi là Haniwa.
Ông Kurahashi nhìn nhận, những món đồ trong gò mộ có thể là “quà tặng” hay tài sản của người quá cố.
Ngay cả bản thân chiếc quách của Thiên hoàng Nintoku cũng là một kiệt tác nghệ thuật, với hình dáng như một chiếc áo kimono truyền thống của người Nhật, có những cái ống thò ra khỏi một bên quan tài trong khi một góc quan tài sơn màu đỏ chót tượng trưng cho mặt trời.
Những chiếc lọ và hình tượng bằng đất sét cùng các cỗ quan tài được trưng bày ở Bảo tàng thành phố Sakai, cũng như những phiên bản thu nhỏ của các ngôi cổ mộ nổi tiếng, và vô số hiện vật nhân tạo khác từ cả Nhật Bản và các quốc gia châu Á láng giềng khi mà Sakai từng là một cộng đồng thương mại thịnh vượng ở Đông Á.
Hôm nay, quần thể gò cổ mộ ở thành phố Sakai vẫn còn nguyên vẹn và được bảo tồn kỹ lưỡng, vẫn đứng hiên ngang và hài hòa với kiến trúc hiện đại của thành phố. Quần thể gò mộ Thiên hoàng Nintoku được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, là 1 địa điểm tham quan du lịch kỳ thú và hấp dẫn với du khách thập phương khi đặt chân tới xứ sở hoa anh đào.
Thực hư 4 bí ẩn lớn trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Bằng chứng khoa học mới gây ngỡ ngàng!
Những ghi chép về lăng mộ Tần Thủy Hoàng trong "Sử ký" nay đã được kiểm chứng bằng nhiều công trình khoa học.
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng tọa lạc tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Lăng được xây dựng từ năm 247 TCN, khi Thủy Hoàng đế chỉ mới 12 tuổi, và mất tới 39 năm để hoàn thành.
Không thể phủ nhận được lăng mộ Tần Thủy Hoàng là một trong những công trình vĩ đại và bí ẩn nhất trong lịch sử nhân loại. Đã hơn 40 năm kể từ lần đầu phát hiện vào năm 1974, nhưng đội quân đất nung và những cổ vật bên trong lăng mộ hơn 2.000 năm tuổi vẫn còn là một bí ẩn thách thức giới khảo cổ.
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng là một dương thế bên dưới lòng đất. Ảnh: Kuaibao
Theo cuốn "Sử ký - Tần Thủy Hoàng bản ký", Lăng mộ Tần Vương đặc biệt tuân thủ quy luật "sự tử như sự sinh", cố gắng tái hiện một thế giới như dương thế bên dưới lòng đất.
"Sử ký" có đoạn: "Dùng thủy ngân làm trăm dòng, sông ngòi biển cả, trên lắp thiên văn, dưới bày địa lý, dùng mỡ nhân ngư (tức con báo biển) làm đuốc để cháy mãi không tắt".
Nguồn sử liệu này cho rằng địa cung của Tần Thủy Hoàng (phần cung điện dưới lòng đất, nơi đặt quan tài và đồ tùy táng) chứa hàng tấn thủy ngân, tượng trưng cho sông hồ và biển; đỉnh mộ khảm những viên dạ minh châu như biểu tượng của mặt trời, mặt trăng và các vì sao.
Dù không được trực tiếp khai quật bên trong nhưng những năm gần đây, nhiều bí ẩn về lăng mộ vĩ đại này đã được hé lộ thông qua những công trình nghiên cứu và công nghệ dò quét tân tiến bậc nhất.
Bí ẩn thứ nhất: Địa cung của Tần Thủy Hoàng sâu bao nhiêu?
Khi nói về độ sâu của địa cung lăng Tần, Tư Mã Thiên đã sử dụng cụm từ "xuyên qua 3 con suối", có tư liệu sử lại nói "sâu đến cực sâu", tức sâu đến mức không thể đào thêm được nữa. Vậy cụ thể độ sâu này là bao nhiêu?
Độ sâu của địa cung lăng Tần từng là một câu hỏi lớn. Ảnh: Sohu
Nhà vật lý nổi tiếng Đinh Triệu Trung đã cùng các đồng sự của mình thực hiện khảo sát, dự đoán độ sâu của địa cung là từ 500 m đến 1.500 m. Tuy nhiên, giả thuyết này có vẻ không mấy thuyết phục bởi nếu địa cung đào sâu hơn 1.000 m thì nó đã vượt quá mức chênh lệch với dòng sông Vị ở phía Bắc, như vậy sông Vị sẽ đảo dòng đổ vào địa cung.
Theo Kknews, thực tế độ sâu của địa cung không ấn tượng tới vậy! Căn cứ vào số liệu khoan sâu mới nhất, độ sâu của địa cung mộ Tần Thủy Hoàng tính từ miệng hầm mộ đến đáy chỉ khoảng 26 m, đoạn sâu nhất khoảng 37 m.
Tuy nhiên, tổng diện tích 41.600 m vuông, quy mô tương đương 5 sân bóng quốc tế, của riêng phần địa cung lăng Tần lại khiến các nhà khoa học vô cùng ấn tượng.
Bí ẩn thứ hai: Có bao nhiêu cổng ra vào địa cung?
"Sử ký" từng chép rằng sau khi quan tài Tần Thủy Hoàng được hạ thổ, các cửa của địa cung đều bị lấp lại, niêm phong để không ai có thể ra vào. Những người thợ thủ công cũng bị nhốt lại bên trong, chấp nhận tuẫn táng cùng vị Hoàng đế.
Các chuyên gia cũng đồng tình rằng địa cung vốn có 3 cánh cổng: Cổng ngoài, cổng trong và cổng giữa, cùng nằm trên một đường thẳng.
Khi viết về các cổng này, Tư Mã Thiên dùng từ "đóng" với cổng giữa, nhưng với cổng ngoài lại dùng từ "hạ". Chứng tỏ cổng giữa là chiếc cổng có thể linh động đóng mở trong khi cổng ngoài vốn là cổng đá cố định, "nội bất xuất, ngoại bất nhập".
Bí ẩn thứ ba: Có thủy ngân bên trong lăng mộ?
Có hay không hàng tấn thủy ngân trong lăng mộ vua Tần? Các nhà khoa học hiện chưa thể khẳng định được lượng thủy ngân chính xác trong lăng nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy thủy ngân thực sự tồn tại ở đây.
Trong những năm 1980, các chuyên gia người Đức đã sử dụng công nghệ cộng hưởng từ (MRI) để quét khu vực Tần Lăng. Kết quả cho thấy nơi đây có hàm lượng thủy ngân cao gấp nhiều lần bình thường. Những nghiên cứu mới cũng cho thấy mẫu đất xung quanh lăng có hàm lượng thủy ngân "dị thường".
Công cuộc khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Ảnh minh họa: Sohu
Thủy ngân là kim loại dễ bay hơi, dễ dàng tách thành những giọt nhỏ và phân tán rộng. Mặc dù bản thân thủy ngân ít độc, nhưng khi bay hơi, các hợp chất và muối của nó rất độc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người tiếp xúc.
Câu hỏi được đặt ra là một khu vực lớn chứa đầy thủy ngân như lăng Tần Thủy Hoàng khi khai quật sẽ gây ra hậu quả gì cho những khu vực xung quanh? Đây chính là một trong những lý do khiến Cục Di sản văn hóa quốc gia Trung Quốc ngần ngại không dám khai quật lăng mộ này.
Bí ẩn thứ tư: Quan tài của Tần Thủy Hoàng làm bằng gì?
Cả "Sử ký" và "Hán thư" đều không ghi chép rõ ràng về chất liệu quan tài. Tư Mã Thiên chỉ để lại một ghi chép mơ hồ về "quan tài làm bằng đồng".
Tuy nhiên, các ghi chép ngoài "Sử ký" và "Hán thư" đều ghi rõ ràng: "Dùng đồng hàn bên trong quan tài và quét sơn ở bên ngoài, lại dùng ngọc trai và phỉ thúy để trang trí nên cả quan tài và quách đều lung linh đẹp đẽ phi thường". Nếu dùng sơn để quét bên ngoài và dùng ngọc phỉ thúy để trang trí thì chắc chắn chỉ có quan tài gỗ mới làm được.
Quy mô hoành tráng của một lăng mộ hoàng đàn. Ảnh: Yizhengshi
Theo phân tích của các chuyên gia lịch sử, loại hình chôn cất thượng hạng bậc nhất thời điểm đó phải kể đến phòng chôn hoàng đàn. Phòng chôn hoàng đàn được hiểu đơn giản là một căn buồng bao bọc quan tài gỗ của nhà vua, bốn bức tường và mái che đều được làm từ lõi cây hoàng đàn nguyên thanh, xếp chồng lên nhau kín kẽ.
Cây gỗ hoàng đàn được sử dụng cũng không phải thứ gỗ thông thường, đây là loài cây cực kỳ quý hiếm tại Trung Quốc, nổi tiếng bền bỉ có thể tồn tại hàng thiên niên kỷ với khả năng chống trộm.
Lõi gỗ hoàng đàn có nhiều dầu, giúp chống mối và ngăn gỗ biến dạng cong vênh. Hoàng đàn còn được tôn sùng là gỗ của thánh thần nhờ hương thơm đặc biệt nên rất có giá trị về mặt tâm linh.
Với những đặc điểm nổi trội này, cũng không loại trừ khả năng quan tài của Tần Thủy Hoàng là một phòng chôn hoàng đàn.
Cái chết bí ẩn của vị vua tàn bạo nhất Trung Hoa Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 246 đến 208 trước Công nguyên, cùng thời điểm Tần Thủy Hoàng - Vị hoàng đế nổi tiếng tàn bạo và nghiêm khắc vẫn còn sống và trị vì đất nước. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 246 đến 208 trước...