Bí ẩn “kho báu” sách nằm giữa sa mạc Sahara
Thành phố Chinguetti trên sa mạc Sahara là “nhà” của hơn 6.000 cuốn sách và bản chép tay vô cùng quý hiếm.
Thành phố cổ đại bị lãng quên đang lưu trữ hơn 6.000 cổ thư.
Sa mạc Sahara có lẽ là nơi cuối cùng trên trái đất bạn nghĩ sẽ tìm thấy một thư viện. Thế nhưng trên vùng đất hẻo lánh này có thành phố Chinguetti của đất nước Tây Phi Mauritania là “nhà” của hơn 6.000 cuốn sách và bản chép tay vô cùng quý hiếm. Chúng bao gồm những bản kinh Koran cổ xưa nhất đến những tài liệu từ thế kỷ thứ 9.
Nơi đây từng là một trung tâm giao thương nhộn nhịp và giàu có của các thương lái đến từ châu Âu và Bắc Phi, và là nơi dừng chân cho những ai muốn tiến vào vùng Sahara Hạ. Rất nhiều thi sĩ, bác sĩ, luật sư, nhà khoa học đã đến “Thành phố của những thư viện” này để tìm kiếm tri thức. Họ đều đã rời đi, nhưng những người thủ thư vẫn ở lại để bảo vệ các văn bản khỏi sự tàn phá của khí hậu Sahara đầy khắc nghiệt.
Kho báu văn hóa này là vô giá, vì vậy UNESCO đã công nhận đây là di sản thế giới cần được bảo tồn năm 2000.
Thư viện ở Mauritania lưu trữ hơn 6.000 cuốn sách và bản chép tay vô cùng quý hiếm.
Được thành lập trong khoảng giữa thế kỷ thứ 11 và 12, thành cổ Chinguetti được bao bọc bởi núi lởm chởm và cao nguyên rộng bất tận, là nơi chung chuyển quan trọng của con đường giao thương qua sa mạc Sahara. Các thương gia chuyên buôn vàng, nô lệ, muối và gia vị… thường dừng lại ở đây nghỉ ngơi.
Đồng thời, Chinguetti cũng là trung tâm của tri thức, nơi gặp gỡ của các học giả nổi tiếng trên con đường nghiên cứu của mình. Thậm chí học giả Ibn Battuta cũng từng tìm đến đây trước khi tới Trung Quốc.
Tuy nhiên, thời kỳ nhộn nhịp ấy chỉ kéo dài vài thế kỷ. Do sự phá hủy của thời gian cũng như ảnh hưởng bởi quá trình sa mạc hóa, thành phố Chinguetti cyhir còn là vùng đất trống vắng và yên lặng. Giờ chỉ còn lại dấu vết của một thời kỳ xa xưa
Mặc dù không hoàn toàn bị bỏ hoang nhưng hiện nay còn rất ít người sinh sống tại đây. Một vài chuyên gia cho rằng nếu không có biện pháp kịp thời thành phố sẽ sớm bị chôn vùi trong cát.
Người thủ thư giới thiệu cho du khách một trong những bản kinh Koran cổ nhất còn tồn tại.
Nếu có điều kiện đến thành phố. Đi theo mê cung những con phố cổ đầy cát, bạn có thể tìm thấy một cánh cửa gỗ nhỏ mở lối đi vào bên trong bức tường đá.
Video đang HOT
Tại đó, người thủ thư luôn luôn túc trực sẽ chỉ cho bạn xem những tài liệu vô cùng quý giá: những cuốn sách bọc gia tinh tế, các cuốn sổ làm bằng giấy hay thuộc da. Bạn phải đeo găng tay mới được phép chạm vào chúng. Ở đây có những ghi chú viết bằng mực đỏ báo cáo lại rằng đã có những ngày có đến 10.000 đoàn lạc đà ra vào thành phố mỗi ngày.
Có một điều kỳ diệu là đứng giữa Chinguetti nhắm mắt lại bạn sẽ cảm nhận được những con phố nhộn nhịp, tiếng người trao đổi mua bán rộn ràng, tiếng lạc đà kêu, tiếng trẻ con cười và tiếng thảo luận của những học giả nhiều thế kỷ trước. Đó là cảm giác của bất kỳ ai đến thăm thành phố.
Nhưng khi mở mắt ra là một sự tĩnh lặng vô cùng, và nỗi hoài niệm lớn, giống như hình ảnh người thủ thư vẫn ngày ngày bảo vệ kho báu tri thức mà không biết rằng thế giới đã hoàn toàn thay đổi.
Một số hình ảnh về thành phố Mauritania:
Thành phố vắng người Chinguetti đã từng vô cùng nhộn nhịp hoạt động mua bán.
Kho báu của Mauritania: Chinguetti, nằm cách thủ đô Nouakchott 325 dặm.
Cuộc chiến kéo dài chống lại thời gian và thiên nhiên để bảo tồn những giá trị của nhân loại của những người thủ thư.
Những đứa trẻ ở Chinguetti.
Phần lớn các công trình ở phía Tây thành phố đã bị bỏ hoang, tạo nên cảm giác về một thành phố ma hoang lạnh.
Điều kiện khắc nghiệt của sa mạc Sahara.
Di tích tháp Nhà thời Hồi giáo Ouadane xây dựng vào thế kỷ 13-14 trước Công nguyên được cho một trong những công trình cổ xưa nhất của thế giới Hồi giáo.
Những tài liệu cũ của thư viện Chinguetti có ghi chép về 10.000 đoàn lạc đà từng đổ về đây.
Theo Đỗ Nam
Báo Giao Thông
Dân Ai Cập vùi thân giữa sa mạc Sahara để chữa bệnh
Người dân ở phía tây Ai Cập thường phủ cát nóng ở sa mạc Sahara để chữa bệnh. Những người khá giả còn có nhân viên y tế đi theo để mát xa cho họ giữa sa mạc.
Tại thời điểm nóng nhất trong ngày, những người mắc bệnh đau khớp, vô sinh ở Ai Cập sẽ phủ cát nóng ở sa mạc Sahara để chữa bệnh. Sa mạc này nằmgần ốc đảo Siwa, Ai Cập.
Trước khi thực hiện phương pháp điều trị phủ cát nóng này, nhân viên y tế mát xa chân cho khách để cơ thể họ hoàn toàn thoải mái.
Mỗi người nằm trong cát khoảng 10-15 phút. Sau đó bệnh nhân đi tới khu vực lều để xông hơi. Trong trường hợp thân nhiệt chưa đủ lớn, họ uống thêm một cốc trà thảo dược nóng.
Người đàn ông đào hố cát để bệnh nhân vùi thân.
Một bệnh nhân nhăn mặt khi cát nóng phủ khắp cơ thể.
Người ta dùng một tấm vải che phần đầu để giúp người bệnh không say nắng.
"Tôi cảm thấy sức khỏe tốt hơn. Việc vùi thân trong cát nóng giúp tăng tuần hoàn máu và khả năng miễn dịch", một người cho biết..
Người đàn ông chui vào lều xông hơi giữa trời nắng gắt.
Bệnh nhân uống trà thảo dược trong lều.
Theo người dân địa phương, 3 ngày sau khi vùi trong cát, bệnh nhân không nên tắm hoặc để cơ thể tiếp xúc với không khí lạnh. Mỗi đợt điều trị kéo dài từ 3 đến 9 ngày với chi phí khoảng 40-50 USD.
Theo_Kiến Thức
Thiên đường buôn người giữa sa mạc lớn nhất thế giới Sa mạc Sahara trở thành tuyến đường huyết mạch của những kẻ buôn người từ lục địa đen vào châu Âu thông qua các "chuyến tàu tử thần" vượt Địa Trung Hải, xuất phát từ Libya. Bất ổn, loạn lạc khiến số người dân chạy trốn khỏi châu Phi tăng đột biến những năm gần đây. Nó tạo cơ hội cho những kẻ...